7. Tổng quan tài liệu nghiên cứ u
2.1.4. Đặc điểm kinh tế-xã hộ i
Trong điều kiện gặp nhiều khó khăn như: giá cả một số vật tư, hàng hóa thiết yếu tăng cao, nguồn cung ứng điện cho sản xuất và đời sống không được
đảm bảo, lãi suất huy động và lãi suất tín dụng tăng, thời tiết nắng nóng kéo dài, nguy cơ dịch bệnh phát sinh,… nhưng với sự nỗ lực của các cấp, các ngành, địa phương, các tầng lớp nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp trong việc tích cực triển khai thực hiện đồng bộ, quyết liệt các chủ trương, chính sách, các giải pháp chỉ đạo điều hành của Chính phủ, của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh nên tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2010 đã có những chuyển biến tích cực. Kinh tế tiếp tục phát triển ổn định, đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn cùng kỳ; các mặt văn hóa, xã hội có nhiều tiến bộ, quốc phòng - an ninh được tăng cường, trật tự an toàn xã hội được giữ vững; đời sống nhân dân ổn định và từng bước được cải thiện.
Ngành du lịch, dịch vụ phát triển đã làm cho cơ cấu kinh tế tiếp tục dịch chuyển tích cực theo hướng tăng nhanh tỷ trọng các ngành du lịch dịch vụ và công nghiệp: tỷ trọng công nghiệp trong GDP từ 32,1% năm 2009 đã tăng lên 36,5% năm 2013, tỷ trọng du lịch dịch vụ tăng từ 38,1% lên 42,7%, tỷ trọng ngành nông lâm thủy sản giảm từ 29,8% xuống còn 20,8%. Bảng 2.1. Cơ cấu kinh tế tỉnh Quảng Bình từ năm 2009 đến năm 2013 Cơ cấu (%) Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013 Cơ cấu Tổng sản phẩm (%) 100 100 100 100 100 Công nghiệp, xây dựng 32,1 34,6 35,2 36,1 36,5 Du lịch, dịch vụ 38,1 39,5 40,8 41,2 42,7 Nông, lâm, thủy sản 29,8 25,9 34 22,7 20,8
Tuy nhiên sự quan tâm đầu tư để phát triển ngành du lịch còn nhiều hạn chế làm cho tốc độ phát triển của ngành du lịch còn quá chậm so với tiềm năng, ngành du lịch tăng bình quân hằng năm 12% dẫn đến tốc độ tăng GDP của tỉnh chỉ tăng bình quân hằng năm trên 10%. Do đó trong thời gian tới muốn đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng, tỉnh Quảng Bình cần quan tâm đúng mức
đến việc đầu tư và thu hút vốn đầu tư để phát triển ngành du lịch.