Giải pháp về công tác quy hoạch

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) thu hút vốn đầu tư vào ngành du lịch tỉnh quảng bình (Trang 77 - 79)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứ u

3.2.1 Giải pháp về công tác quy hoạch

Mục tiêu của giải pháp

Tập trung hoàn thiện công tác quy hoạch phát triển du lịch, ở đây chủ

thể với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và quy hoạch phát triển ngành du lịch của Bộ Văn hóa thể thao và Du lịch.

Tổ chức thực hiện

Rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển du lịch; nâng cao chất lượng quy hoạch xây dựng. . . . làm cơ sở cho phát triển du lịch. Xây dựng các chương trình phát triển du lịch trọng điểm và phân kỳ đầu tư các dự án

được xác định ưu tiên trong Quy hoạch để làm định hướng phát triển phù hợp với từng giai đoạn. Làm tốt công tác kế hoạch hoá đầu tư và chuẩn bịđầu tư.

Quy hoạch phải có căn cứ khoa học, có tầm nhìn dài hạn, thu hút rộng rãi ý kiến đóng góp, tranh thủ sự giám sát thực hiện của nhân dân. Trừ một số

nội dung liên quan đến quốc phòng, an ninh, tất cả các loại quy hoạch đều phải được công khai hoá.

Xây dựng quy hoạch tổng thể theo ngành với kịch bản phát triển có

định lượng.

Tăng cường chất lượng các dự báo và các nghiên cứu về thị trường trong các dự án tổng thể phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm phát triển chủđộng và bền vững. Chú trọng quy hoạch không gian, quy hoạch thuộc các lĩnh vực xây dựng kết cấu hạ tầng, quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị và quy hoạch các điểm dân cư nông thôn. Khắc phục tình trạng phát triển chồng chéo và mâu thuẫn giữa ngành và lãnh thổ. Quy hoạch phát triển các ngành sản xuất, kinh doanh, quy hoạch các sản phẩm chủ lực chỉ mang tính dự báo, hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong việc xây dựng chiến lược kinh doanh của mình.

Nhanh chóng tạo dựng khung khổ pháp lý nhằm phân công, phân cấp rõ ràng, tạo sự thống nhất về quy trình, thời gian lập quy hoạch cho tất cả các loại quy hoạch, tạo sự đồng bộ và phối hợp giữa các quy hoạch. Tăng cường

đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng lực lượng cán bộ chuyên trách đủ năng lực về

Trong công tác quy hoạch cần phối hợp giữa Quảng Bình với các tỉnh khác trong khu vực và Việt Nam trong hợp tác phát triển và ban hành các chính sách phát triển nhằm thúc đẩy phát triển những ngành có lợi thế của từng tỉnh, tránh được đầu tư tràn lan, chồng chéo, trùng lặp, xác lập sự cân đối giữa cung và cầu, nâng cao hiệu quả đầu tư. Đồng thời tăng cường sự phối hợp giữa tỉnh với các Bộ ngành Trung ương từ khâu nghiên cứu, hình thành dự án, phù hợp với quy hoạch phát triển ngành, tỉnh và đảm bảo nguồn vốn, phương án cung cấp nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm, đảm bảo môi trường sinh thái và tái định cư là giải pháp cần thiết trong thực hiện quy hoạch thời gian tới của tỉnh.

Tham gia phát triển theo từng lĩnh vực liên quan của mỗi địa phương như hợp tác xây dựng vùng nguyên liệu, khu sản xuất tập trung; xây dựng cơ

sở hạ tầng liên tỉnh (như giao thông, thuỷ lợi, trường đào tạo lao động kỹ

thuật, hợp tác chuyên gia); liên kết phát triển du lịch phù hợp đặc thù của mỗi

địa phương, … để từng bước hình thành tiểu vùng kinh tế của khu vực miền Trung và Tây Nguyên. Hợp tác và tăng cường liên doanh liên kết với các tỉnh khác trong nước, với các tỉnh và lãnh thổở ngoài nước để kêu gọi và thu hút

đầu tư của các lãnh thổđó vào đầu tư và kinh doanh sản xuất ở tỉnh.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) thu hút vốn đầu tư vào ngành du lịch tỉnh quảng bình (Trang 77 - 79)