Cải cách các thủ tục hành chính, tạo môi trường đầu tư lành mạ nh

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) thu hút vốn đầu tư vào ngành du lịch tỉnh quảng bình (Trang 94 - 99)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứ u

3.2.5 Cải cách các thủ tục hành chính, tạo môi trường đầu tư lành mạ nh

mạnh

Sự nỗ lực chủ quan từ hệ thống cơ quan hành chính nhà nước có tác

động rất lớn đến thu hút vốn đầu tư, trong nhiều trường hợp có tính vượt trội hơn cả chính sách ưu đãi, những hỗ trợ cụ thể hay cơ sở hạ tầng hiện đại.

UBND tỉnh cần phải kiện toàn bộ máy quản lí, xây dựng một nền hành chính khoa học, tác phong làm việc chuyên nghiệp trong con mắt các nhà đầu tư nhất là các nhà đầu tư nước ngoài, tạo một môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng cho các nhà đầu tư như xây dựng danh mục dự án mời gọi đầu tư, các chính sách bảo đảm đầu tư, ưu đãi đầu tư , thực hiện cải cách thủ tục hành chính, đơn giản hóa các thủ tục có liên quan đến đầu tư.

Xây dựng danh mục các dự án kêu gọi đầu tư: phải xác định sản phẩm cụ thể để kêu gọi đầu tư, đểđạt được điều này Ban quản lý cần xây dựng danh mục dự án kêu gọi đầu tư vào từng ngành, từng vùng, khu công nghiệp phù hợp với quy hoạch, từ danh mục này xây dựng lên các dự án đầu tư sơ bộ vào từng khu công nghiệp với nội dung chi tiết, rõ ràng, xác định rõ tiêu chí, danh mục cho từng khu để từ đó đảm bảo được quy hoạch phát triển bền vững. Từ đó mới có cơ sởđể tiến hành hoạt động kêu gọi đầu tư.

Về ưu đãi đầu tư: phải công bố rõ ràng những ưu đãi đầu tư mà nhà đầu tư được hưởng khi đầu tư vào các ngành nghề của tỉnh và các khu công nghiệp, các ưu đãi có thể bao gồm các lĩnh vực về cơ sở hạ tầng, thuế, giá thuê đất…

Về thủ tục hành chính: UBND tỉnh cần xây dựng nền hành chính phục vụ để tạo môi trường đầu tư và môi trường kinh doanh thông thoáng; tiếp tục hoàn thiện cơ chế “một cửa liên thông” trong thủ tục hành chính mà trọng tâm là áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001-2000; nâng cao chất lượng

của bộ máy quản lý của khu công nghiệp; kiến nghịđể UBND tỉnh và các các bộ, ngành uỷ quyền cho BQL thực hiện một số chức năng quản lý nhà nước; cần tiếp tục hoàn thiện theo hướng cụ thể hoá, minh bạch hoá các quy hoạch, các văn bản hướng dẫn để tạo thuận lợi cho các BQL trong quá trình thực hiện. Hoàn thiện các văn bản pháp quy liên quan đến thu hút đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi về mọi mặt cho các doanh nghiệp đầu tư vào trong các khu công nghiệp của tỉnh. Hệ thống luật pháp, chính sách phát triển khu công nghiệp phải đồng bộ, minh bạch, phù hợp với thực tiễn và lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế.

KẾT LUẬN

Với những tiềm năng du lịch mà thiên nhiên ưu đãi cho tỉnh Quảng Bình, để phát triển nhanh nền kinh tế thì việc thu hút vốn đầu tư đẩy mạnh phát triển bên vững ngành du lịch tỉnh Quảng Bình là một khâu đột phá quan trọng. Đây là vấn đề có tính chiến lược quan trọng nhằm tận dụng những điều kiện lợi mà thời đại đã tạo ra, là sự lựa chọn thông minh để rút ngắn thời gian tích lũy vốn ban đầu phát triển ngành kinh tế mũi nhọn tạo tiền đề kinh tế tỉnh Quảng Bình phát triển.

Thực tiễn công tác thu hút vốn đầu tư vào ngành du lịch tỉnh Quảng Bình trong những năm vừa qua đã có một số kết quả ban đầu, tuy chưa phải là lớn nhưng hết sức quan trọng, cho thấy việc chọn ngành du lịch là mũi nhọn phát triển kinh tế của tỉnh Quảng Bình là hết sức đúng đắn và đã làm thay đổi diện mạo của tỉnh Quảng Bình. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đật được vẫn còn có nhiều khó khăn tồn tại cần được nghiên cứu , tìm ra những biện pháp khắc phục, bảo đảm cho việc thu hút vốn đầu tư cho ngành du lịch một cách nhanh chóng với hiệu quả cao. Đây là vấn đề vừa có tính lý luận sâu sắc, vừa đòi hỏi bức xúc từ thực tiễn, công tác thu hút và sử dụng vốn đầu tư.

Với ý nghĩa đó, luận văn này đã tập trung giải quyết các vấn đề như sau: -Thứ nhất: Hệ thống hóa những lý luận cơ bản về thu hút vốn đầu tư

vào ngành du lịch.

-Thứ hai: Trên cơ sở xác định vai trò tầm quan trọng của ngành du lịch trong quá trình phát triển kinh tế của ngành du lịch tỉnh Quảng Bình, luận văn

đã đi đến khẳn định cần phải thu hút vốn đầu tư vào ngành du lịch tỉnh Quảng Bình.

Phân tích và đánh giá thực trạng thu hút vốn vào ngành du lịch tỉnh Quảng Bình, chỉ ra những kết quả tích cực cũng như hạn chế của công tác

này, tìm ra nguyên nhân, làm cơ sở cho việc đề ra các biện pháp nhằm đẩy mạnh việc thu hút vốn đầu tư vào ngành du lịch tỉnh.

- Thứ ba: Luận văn đã nêu ra những biện pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư vào ngành du lịch tỉnh Quảng Bình trong giai đoạn 2010 – 2020.

* MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

Trong tình hình các nước trong khu vực đang tích cực thu hút vốn đầu tư thì Nhà nước ta cần phải có những giải pháp nhằm cải thiện một cách rõ nét môi trường đầu tư có như vậy mới tháo gỡ cho các địa phương trong cả

nước nói chung và ngành du lịch tỉnh Quảng Bình nói riêng đây mạnh công tác thu hút đầu tư, nhất là đầu tư nước ngoài. Tôi mạnh dạn đề xuất các kiến nghị sau đây:

-Xóa bỏ giới hạn chi phí quảng cáo và tiếp thị.

-Xóa bỏ quy định không được giảm vốn đầu tư của các doanh nghiệp

đầu tư nước ngoài. Với danh mục đảm bảo sự mềm dẻo của các hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài được giảm vốn đầu tư

trong những điều kiện nhất định.

-Cải tiến thủ tục hải quan. Những năm gần đây, Việt Nam đang cố

gắng hoàn thiện hệ thống pháp luật để đẩy mạnh hoạt động thương mại, xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài. Vì vậy cần hiện đại hóa bộ máy Hải quan. Nhưng công tác này vừa quyết liệt vừa đa dạng nên cho dù Việt Nam có xây dựng được khung pháp lý cơ bản thì việc thực thi và áp dụng vẫn có thể bị

chậm trễ. Ngoài ra, nếu cơ cấu tổ chức mới chưa nâng cao trình độ nghiệp vụ

của cán bộ Hải quan thì có thể xuất hiện những vấn đề trong quản lý cán bộ

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] PGS. TS Bùi Quang Bình (2010) Giáo trình Kinh tế phát triển, NXB Giáo dục.

[2] PGS. TS Bùi Quang Bình (2010) Giáo trình Kinh tế vĩ mô, NXB Giáo dục.

[3] Lê Văn Châu (1995), Vốn nước ngoài và chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia – Hà Nội.

[4] GS.TS Nguyễn Bích Đạt (2004), Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài - vị trí, vai trò của nó trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam,Đề tài KH-CN cấp nhà nước KX01.05, Hà Nội.

[5] Bùi Thị Dung (2005), Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Bình Dương - Thực trạng và giải pháp, Luận văn thạc sĩ Kinh doanh và quản lý, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

[6] Nguyễn Khánh Duy (2006), “Triển vọng FDI vào Việt Nam trong bối cảnh hội nhập 2006-2010”, Tạp chí phát triển kinh tế.

[7] Lưu Đức Hải, Trần Thu Thủy (2010), Một số giải pháp thu hút vốn FDI vào Việt Nam trong chiến lược phát triển đất nước đến năm 2020, Tạp chí Kinh tế và dự báo số 2 – 2010.

[8] Phạm Ngọc Linh và Nguyễn Thị Kim Dung (2008), Kinh tế phát triển, NXB Đại học kinh tế quốc dân.

[9] Nguyễn Đình Liệu (2000) Tạo và sử dụng nguồn vốn trên địa bàn TP Hồ

Chí Minh thời kỳ 1991 – 2000.

[10] TS. Phạm Văn Năng, TS. Trần Hoàng Ngân, TS. Sử Đình Thành (2002),

Sử dụng các công cụ tài chính để huy động vốn cho chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam đến năm 2020, NXB Thống kê.

[11] PGS. TS Từ Quang Phương (2006), Giáo trình Kinh tế đầu tư, NXB Đại học kinh tế quốc dân.

[12] Hải Sơn (2008), Thu hút đầu tư ở Quảng Nam – cần một tư duy mới.

[13] TS. Hà Văn Siêu (2010), Điểm đột phá trong Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030”

[14] Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Quảng Bình 2010, Báo cáo thu hút đầu tư tại Quảng Bình từ 2010 – 2014.

[15] Nguyễn Huy Thám (1999), Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở các nước ASEAN và vận dụng vào Việt Nam, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. [16] Phan Minh Thành (2000), Thực trạng và giải pháp nhằm thu hút vốn đầu

tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, Luận văn thạc sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

[17] Đỗ Xuân Thủy (1998), Đầu tư trực tiếp nưuớc ngoài: tính hai mặt của một vấn đề, Tạp chí nghiên cứu kinh tế số 236 tháng 1/1998.

[18] Nguyễn Khắc Thân, Chu Văn Cấp (1995), Những giải pháp kinh tế chính trị nhằm thu hút có hiệu quả đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia – Hà Nội.

[19] Võ Thanh Thu (2000), Liên doanh đầu tư và chuyển giao công nghệ, Nhà xuất bản Thống kê - Hà Nội.

[20] Võ Thanh Thu (1994), Quản trị dự án đầu tư quốc tế, Nhà xuất bản thống kê Hà Nội.

[21] UBND tỉnh Quảng Bình (2013), Các báo cáo tổng kết từ năm 2010 đến năm 2013.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) thu hút vốn đầu tư vào ngành du lịch tỉnh quảng bình (Trang 94 - 99)