Cải thiện môi trƣờng đầu tƣ

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) thu hút vốn đầu tư vào khu kinh tế mở chu lai, tỉnh quảng nam (Trang 28)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2.4. Cải thiện môi trƣờng đầu tƣ

Muốn thu hút đƣợc nhiều vốn đầu tƣ phải có môi trƣờng đầu tƣ hấp dẫn. Nội dung của môi trƣờng đầu tƣ theo cách hiểu đầy đủ mà các nhà khoa học đã nêu ra bao gồm:

-Hệ thống pháp luật:

Hệ thống pháp luật phải tạo mặt bằng chung về pháp lý cho các nhà đầu tƣ thuộc các thành phần kinh tế, pháp luật phải đảm bảo rõ ràng, nhất quán, minh bạch, ổn định. Xóa bỏ sự phân biệt giữa đầu tƣ trong nƣớc và đầu tƣ nƣớc ngoài, phù hợp với luật pháp quốc tế.

-Thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động đầu tư

Trong hoạt động đầu tƣ, thủ tục hành chính ảnh hƣởng đến thời gian, chi phí và cơ hội đầu tƣ. Nếu thủ tục hành chính rƣờm rà sẽ tốn thời gian, tăng chi phí, mất cơ hội của nhà đầu tƣ, làm cho nhà đầu tƣ nản lòng. Nếu không quy định rõ ràng, công khai thủ tục hành chính trên cơ sở đơn giản hóa, không xử lý nghiêm khắc những trƣờng hợp sách nhiễu, cửa quyền, tiêu cực của những cán bộ liên quan đến hoạt động đầu tƣ sẽ là hạn chế rất lớn đến thu hút đầu tƣ.

- Môi trường chính trị - xã hội

- Giữ vững ổn định chính trị - xã hội có ý nghĩa quan trọng đến việc thu hút đầu tƣ. Bởi lẽ, mỗi khi tình hình chính trị bất ổn, nhất là thể chế chính trị không ổn định cũng có nghĩa là mục tiêu sẽ thay đổi và cả phƣơng thức đạt mục tiêu cũng thay đổi.

- Giữ vững ổn định chính trị - xã hội sẽ tạo tâm lý yên tâm, tin tƣởng đối với các nhà đầu tƣ khi đầu tƣ vào địa bàn. Yếu tố quyết định trong vấn đề này là tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng, vai trò của Nhà nƣớc pháp quyền trong việc xử lý kiên quyết và phù hợp với pháp luật những hiện tƣợng tiêu cực, kịp thời ngăn chặn mọi âm mƣu của các thế lực phản động, đảm bảo quốc phòng an ninh.

1.2.5. Các chỉtiêu đánh giá kết quả thu hút vốn đầu tư vào khu kinh tế

- Quy mô nguồn vốn thu hút:

Tổng số vốn thực hiện đầu tƣ xây dựng, tổng giá trị xây dựng trong năm, khối lƣợng xây dựng hoàn thành, mức hoàn thành của các hạng mục công trình, tiến độ xây dựng mức hoàn thành của các hạng mục công trình, tiến dộ xây dựng mức độ hoàn thành đồng bộ hệ thống công trình, tổng diện tích đất công nghiệp có hạ tầng.

- Cơ cấu nguồn vốn:

Xác định với các chỉ tiêu tổng lƣợng nhƣ tổng số Dự án đầu tƣ vào khu công nghiệp với cùng tổng số vốn đƣợc phân theo vốn đăng ký, vốn thực hiện với vốn đầu tƣ trong nƣớc và vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài, nguồn vốn bình quân của dự án, tổng diện tích của các Dự án đăng ký và sử dụng, tổng vốn đầu tƣ vào khu công nghiệp phân theo ngành kinh tế - kỹ thuật, tổng số vốn đầu tƣ mới, số lƣợt Dự án đang hoạt động, tăng thêm bổ sung cho mục tiêu mở rộng sản xuất hay hiện đại hoá, cải tiến công nghệ, tổng vốn đầu tƣ phân theo dùng đầu tƣ từ các quốc gia, vùng, lãnh thổ.

- Kết quả sản xuất kinh doanh:

Kết quả sản xuất kinh doanh tại khu công nghiệp đƣợc phân định theo từng lĩnh vực hoạt động (kinh doanh hạ tầng, sản xuất công nghiệp, các hoạt động dịch vụ công nghiệp), hoặc phản ánh tổng hợp kết quả chung với các chỉ tiêu tổng hợp sau: Số dự án vận hành cùng tổng số vốn thực hiện trong năm; Tổng giá trị sản xuất, doanh thu sản xuất và sản xuất; kim ngạch nhập khẩu vật tƣ thiết bị , tổng năng lực sản xuất mới tăng; Tổng chi phí vật chất đầu vào đƣợc sản xuất trong nƣớc dùng cho sản xuất trong khu công nghiệp; Giá trị tăng chế biến công nghiệp; lợi nhuận và các khoản thu nhập của xã hội (nộp thuế; quỹ xã hội); Tổng số lao động (trực tiếp và gián tiếp) làm việc trong các khu công nghiệp với số tiền lƣơng, trợ cấp có tính chất lƣơng và ngoài lƣơng của lực lƣợng lao động đó.

1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN THU HÚT VỐN ĐẦU TƢ VÀO KHU KINH TẾ

1.3.1. Xu thế phát triển của nền kinh tế thế giới

Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế sẽ mang lại những cơ hội và thách thức cho các quốc gia tham gia vào quá trình này. Đầu tƣ nƣớc ngoài phát triển cùng với sự phát triển của nền kinh tế và thƣơng mại thế giới. Sự phát triển khác biệt về tính chất, trình độ nền kinh tế của các quốc gia, khu vực đã tạo nên những tiền đề riêng cho quá trình dịch chuyển vốn đầu tƣ quốc tế. Toàn cầu hóa kinh tế góp phần thúc đẩy sự phát triển các luồng vốn FDI nhằm tối đa hóa lợi nhuận vốn đầu tƣ thông qua di chuyển sản xuất, kinh doanh đến đến các địa điểm có lợi về chi phí và tiêu thụ, các khu vực kinh tế năng động trên thế giới nhanh chóng trở thành tiêu điểm trong quá trình luân chuyển đến và đi của các dòng vốn quốc tế.

Nhƣ vậy, xu thế phát triển của kinh tế thế giới sẽ tạo nên những cơ hội hay thách thức cho các quốc gia, khu vực trong nổ lực đẩy mạnh thu hút các dòng vốn đầu tƣ quốc tế phục vụ quá trình phát triển kinh tế.

1.3.2. Xu hƣớng vận động FDI trên thế giới

Thứ nhất, FDI ngày càng trở thành một yếu tố quan trọng trong di chuyển vốn quốc tế và là một trong những phƣơng thức chủ đạo của toàn cầu hoá kinh tế gắn với sự hình thành mạng lƣới sản xuất toàn cầu.

Thứ hai, thay đổi mô hình FDI từ vƣợt qua rào cản thƣơng mại sang liên kết.

Thứ ba, xuất hiện nhiều quốc gia đầu tƣ và trung tâm thu hút FDI mới, đặc biệt là vai trò Trung Quốc trong nền kinh tế thế giới.

Thứ tư, tự do hoá đầu tƣ quốc tế sẽ đƣợc đẩy mạnh

Thứ năm, nguồn vốn FDI đang có khuynh hƣớng dịch chuyển mạnh sang

lĩnh vực dịch vụ, là xu hƣớng nổi bật của FDI trong thời gian tới

1.3.3. Môi trƣờng đầu tƣ của khu kinh tế

a. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

Đây là những nhân tố đặc trƣng riêng có của mỗi Khu kinh tế, đó là đặc điểm về khí hậu, tài nguyên thiên nhiên, tiềm năng vị trí địa lý. Các nhân tố này tác động nhiều đến tính sinh lãi hoặc tính rủi ro của đầu tƣ. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên thuận lợi sẽ là lợi thế to lớn để thu hút các dòng vốn đầu tƣ.

b. Sự ổn định chính trị, an ninh xã hội

Chiến tranh bùng nổ và các dạng bạo lực tràn lan sẽ đặt dấu chấm hết cho tất cả các khoản đầu tƣ hiệu quả, và một mức độ ổn định nhất định là yêu cầu tiên quyết để mọi cải thiện chính sách khác có thể bám trụ đƣợc lâu, các cam kết của chính phủ nƣớc chủ nhà đối với các nhà đầu tƣ về quyền sở hữu tài sản, các chính sách ƣu tiên, định hƣớng đầu tƣ mới đƣợc đảm bảo. Đây là những vấn đề đƣợc nhà đầu tƣ quan tâm nhiều vì nó tác động mạnh đến tính rủi ro trong đầu tƣ.

Môi trƣờng pháp lý vững chắc, minh bạch và có hiệu lực, hệ thống chính sách đầy đủ, hợp lý, đảm bảo sự nhất quán trong chủ trƣơng thu hút đầu tƣ sẽ là những yếu tố quan trọng hấp dẫn các nhà đầu tƣ, đặc biệt là nhà đầu tƣ nƣớc ngoài.

c. Trình độ phát triển của nền kinh tế, đặc điểm văn hóa xã hội

Quy mô, trình độ của nền kinh tế, CSHT, hệ thống tài chính, ổn định kinh tế vĩ mô, nguồn nhân lực, đƣờng lối phát triển kinh tế, .... là những nhân tố quan trọng quyết định năng lực cạnh tranh của các địa phƣơng, quốc gia trong thu hút vốn đầu tƣ. Trong đó, hệ thống tài chính và CSHT là hai nhân tố đặc biệt quan tâm của các nhà đầu tƣ. Khi vận hành tốt, tài chính sẽ kết nối doanh nghiệp với những ngƣời sẵn sàng cấp vốn cho doanh nghiệp và chia sẻ rủi ro. CSHT tốt sẽ kết nối doanh nghiệp với khách hàng và nhà cung ứng, giúp họ tranh thủ các kỹ thuật sản xuất hiện đại. Trái lại, tài chính và CSHT không đủ sẽ gây trở ngại cho các cơ hội và làm gia tăng chi phí và rủi ro cho các nhà đầu tƣ.

1.4 KINH NGHIỆM THU HÚT VỐN ĐẦU TƢ VÀO KKT Ở MỘT SỐ ĐỊA PHƢƠNG

1.4.1 Khu kinh tế Vũng Áng

Khu kinh tế Vũng Áng đƣợc đánh giá là khu kinh tế năng động, phát triển nhanh và hiệu quả. Năm 2012, thu hút đầu tƣ trong và ngoài nƣớc vào Khu kinh tế đạt cao, góp phần đƣa Hà Tĩnh đứng thứ 6 trong cả nƣớc về thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài. Năm 2013, dự kiến nguồn thu thuế của Khu kinh tế Vũng Áng đạt 3.000 tỷ đồng trong tổng thu ngân sách 5.600 tỷ đồng của tỉnh Hà Tĩnh. Theo UBND tỉnh Hà Tĩnh, những thành công bƣớc đầu trong công tác thu hút đầu tƣ vào Khu kinh tế Vũng Áng là do Tỉnh đã ƣu tiên làm tốt công tác quy hoạch, đẩy mạnh việc xây dựng cơ sở hạ tầng. Trên cơ sở quy hoạch đƣợc duyệt, Tỉnh đã nhanh chóng triển khai xây dựng các công trình hạ

tầng kinh tế kỹ thuật và hạ tầng xã hội. Các tuyến giao thông chính trong Khu kinh tế Vũng Áng đã đƣợc đầu tƣ xây dựng hoàn thành và kết nối với Cảng Vũng Áng, đáp ứng nhu cầu vận tải của cả khu kinh tế. Bên cạnh đó, hệ thống điện, thông tin liên lạc, cấp và thoát nƣớc cũng đang dần đƣợc đầu tƣ hoàn chỉnh để đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tƣ.

Những năm qua, để tăng sức hút với nhà đầu tƣ, tỉnh Hà Tĩnh đã xây dựng, công bố danh mục các dự án, lĩnh vực ƣu tiên kêu gọi đầu tƣ theo từng giai đoạn, phù hợp với định hƣớng phát triển. Đồng thời, Tỉnh cũng ban hành, và công khai quy trình thủ tục đầu tƣ, để mọi nhà đầu tƣ đều có thể dễ dàng tiếp cận các thủ tục đầu tƣ.

Cùng với đó, thời gian qua tỉnh Hà Tĩnh cũng tăng cƣờng và làm tốt công tác giải phóng mặt bằng, đảm bảo công tác bồi thƣờng, tái định cƣ, giải phóng mặt bằng phải kịp tiến độ cho các nhà đầu tƣ thực hiện dự án nhƣ đã cam kết.

Ngoài những ƣu đãi đầu tƣ nêu trên Tỉnh cũng nghiên cứu để lựa chọn hình thức xúc tiến đầu tƣ phù hợp. Qua đó, Tỉnh tập trung kêu gọi các nhà đầu tƣ chiến lƣợc và đây đƣợc coi là yếu tố quan trọng nhất. Với khái niệm “cụm ngành” trong quy hoạch phát triển, cũng nhƣ trong xúc tiến đầu tƣ, những năm qua, tỉnh Hà Tĩnh đã thu hút đồng thời các tập đoàn lớn, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đầu tƣ vào các cụm ngành đã lựa chọn. Khi triển khai các dự án lớn, Tỉnh sẽ thu hút theo các nhà đầu tƣ vừa và nhỏ cung cấp các dịch vụ hỗ trợ.

1.4.2 Các đặc khu kinh tế (SEZ) Trung Quốc

SEZ đƣợc thành lập lần đầu tiên vào năm 1980 nhƣ là một phần trong nỗ lực của ông Đặng Tiểu Bình nhằm mở cửa thị trƣờng Trung Quốc và củng cố vị thế Trung Quốc trên thị trƣờng quốc tế.

Thâm Quyến, ở phía Nam Trung Quốc, gần Hồng Kông, là một trong số 4 địa điểm đầu tiên ở Trung Quốc trở thành SEZ. Vào thời điểm đó, Thâm Quyến chỉ là một thị trấn nhỏ; nhƣng 33 năm sau, thành phố này đã trở thành một trung tâm thƣơng mại phát triển mạnh nhất của Trung Quốc. Ngoài ra còn 3 khu vực khác cũng nằm ở phía nam Trung Quốc ở tỉnh Quảng Đông và Phúc Kiến.

Chính phủ Trung Quốc khuyến khích đầu tƣ nƣớc ngoài vào các SEZ bằng cách giới thiệu các quy định nới lỏng hơn trong các khu vực này nhƣng kế hoạch này đã có một sự khởi đầu khó khăn.

Thời gian đầu, Thâm Quyến đƣợc kỳ vọng sẽ thu hút các nhà đầu tƣ từ khắp nơi trên thế giới. Tuy nhiên, vào cuối năm 1981, 91% tổng số đầu tƣ nƣớc ngoài vào Thâm Quyến đến từ Hồng Kông. Sở dĩ nhƣ vậy là do các quy định về tiền lƣơng, việc làm và sa thải lao động không hợp lý. Hơn nữa, các doanh nghiệp nƣớc ngoài chƣa hiểu rõ văn hóa kinh doanh Trung Quốc, nên họ không sẵn sàng chấp nhận rủi ro. Trong khi đó, các doanh nghiệp có trụ sở tại Hồng Kông sẵn sàng chấp nhận rủi ro hơn để mở văn phòng tại Thâm Quyến nhờ các mối liên hệ gia đình và văn hóa cũng nhƣ hiểu rõ hơn hoạt động kinh doanh tại nƣớc này.

Ngoài ra, Thâm Quyến phải đối mặt với tình trạng thiếu đa dạng về lĩnh vực đầu tƣ. Do phần lớn các nhà đầu tƣ đến từ Hồng Kông, nơi có giá bất động sản đắt đỏ, nên có tới 71% tổng vốn đầu tƣ của Hồng Kông tập trung vào lĩnh vực bất động sản ở Thẩm Quyến.

Những trở ngại mà các SEZ của Trung Quốc phải đối mặt đã khiến nhiều nhà đầu tƣ rút vốn đầu tƣ và đóng cửa văn phòng tại Trung Quốc. Việc rút vốn này khiến chính quyền Trung Quốc thức tỉnh trƣớc những bất cập của quy định pháp luật và đến tháng 1 năm 1982, Trung Quốc đã sửa đổi quy định để đơn giản hóa quy định tại SEZs, đặc biệt đối với thủ tục xuất, nhập khẩu và

hƣớng dẫn tiền lƣơng. Những cải cách hành chính này dẫn đến sự gia tăng mạnh mẽ đầu tƣ vào các SEZ ở Trung Quốc.

Một yếu tố khác đóng góp cho sự thành công của các SEZs ở Trung Quốc là thuế thu nhập doanh nghiệp cố định là 15% đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, thay vì mức thuế 33% đối với các doanh nghiệp khác ở Trung Quốc hoặc 17% ở Hồng Kông. Đây là sự khuyến khích lớn đối với các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài. Các doanh nghiệp nƣớc ngoài cũng đƣợc miễn một số loại thuế khác, nhƣ thuế xuất khẩu.

1.4.3 Khu kinh tế Vân Đồn- Quảng Ninh

Trong suốt thời gian của giai đoạn chuẩn bị - khởi động, toàn bộ kinh phí xây dựng đề án đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt Vân Đồn cũng nhƣ xây dựng hạ tầng cơ sở, giao thông đều từ ngân sách địa phƣơng và vốn đầu tƣ của các doanh nghiệp.

Từ năm 2012, Quảng Ninh đã nghiên cứu Đề án xây dựng đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt Vân Đồn với thể chế vƣợt trội để tạo cực tăng trƣởng và thử nghiệm đổi mới, hoàn thiện tổ chức bộ máy trong hệ thống chính trị.

Song song với việc xây dựng Đề án, Quảng Ninh tích cực, chủ động nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách, thu hút các nguồn lực đầu tƣ, cải thiện căn bản hệ thống hạ tầng giao thông, hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, tạo sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tƣ lớn trong và ngoài nƣớc. Đến nay, Quảng Ninh đã thu hút đƣợc 55.100 tỷ đồng (tƣơng đƣơng 2,5 tỷ USD) từ các nhà đầu tƣ, doanh nghiệp đầu tƣ vào Vân Đồn.

Đặc biệt, Quảng Ninh đã lựa chọn Tập đoàn Sun Group là nhà đầu tƣ chiến lƣợc để nhanh chóng triển khai các dự án động lực nhƣ Cảng hàng không quốc tế và dự án Khu du lịch phức hợp cao cấp có casino tại Vân Đồn. Đây là tiền đề, nền tảng quan trọng để đảm bảo thực hiện thành công đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt Vân Đồn.

Quảng Ninh là tỉnh đầu tiên và duy nhất trong cả nƣớc chủ động xin Trung ƣơng cho phép tự bỏ tiền ngân sách địa phƣơng và huy động vốn xã hội để đầu tƣ xây dựng đƣờng cao tốc Hạ Long – Hải Phòng. Đây là tuyến cao tốc quan trọng đối với việc xây dựng “đặc khu” hành chính – kinh tế Vân Đồn, bởi nó tạo ra hệ thống giao thông đƣờng bộ kết nối với giao thông quốc gia, quốc tế từ Hà Nội đi Hải Phòng, Hạ Long, Vân Đồn và ra cửa khẩu quốc tế Móng Cái.

Mới đây, Chính phủ cũng đã đồng ý chủ trƣơng cho phép Quảng Ninh tiếp tục là cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền để huy động vốn và triển khai đầu

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) thu hút vốn đầu tư vào khu kinh tế mở chu lai, tỉnh quảng nam (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)