Khu kinh tế Vân Đồn Quảng Ninh

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) thu hút vốn đầu tư vào khu kinh tế mở chu lai, tỉnh quảng nam (Trang 35 - 38)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.4.3 Khu kinh tế Vân Đồn Quảng Ninh

Trong suốt thời gian của giai đoạn chuẩn bị - khởi động, toàn bộ kinh phí xây dựng đề án đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt Vân Đồn cũng nhƣ xây dựng hạ tầng cơ sở, giao thông đều từ ngân sách địa phƣơng và vốn đầu tƣ của các doanh nghiệp.

Từ năm 2012, Quảng Ninh đã nghiên cứu Đề án xây dựng đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt Vân Đồn với thể chế vƣợt trội để tạo cực tăng trƣởng và thử nghiệm đổi mới, hoàn thiện tổ chức bộ máy trong hệ thống chính trị.

Song song với việc xây dựng Đề án, Quảng Ninh tích cực, chủ động nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách, thu hút các nguồn lực đầu tƣ, cải thiện căn bản hệ thống hạ tầng giao thông, hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, tạo sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tƣ lớn trong và ngoài nƣớc. Đến nay, Quảng Ninh đã thu hút đƣợc 55.100 tỷ đồng (tƣơng đƣơng 2,5 tỷ USD) từ các nhà đầu tƣ, doanh nghiệp đầu tƣ vào Vân Đồn.

Đặc biệt, Quảng Ninh đã lựa chọn Tập đoàn Sun Group là nhà đầu tƣ chiến lƣợc để nhanh chóng triển khai các dự án động lực nhƣ Cảng hàng không quốc tế và dự án Khu du lịch phức hợp cao cấp có casino tại Vân Đồn. Đây là tiền đề, nền tảng quan trọng để đảm bảo thực hiện thành công đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt Vân Đồn.

Quảng Ninh là tỉnh đầu tiên và duy nhất trong cả nƣớc chủ động xin Trung ƣơng cho phép tự bỏ tiền ngân sách địa phƣơng và huy động vốn xã hội để đầu tƣ xây dựng đƣờng cao tốc Hạ Long – Hải Phòng. Đây là tuyến cao tốc quan trọng đối với việc xây dựng “đặc khu” hành chính – kinh tế Vân Đồn, bởi nó tạo ra hệ thống giao thông đƣờng bộ kết nối với giao thông quốc gia, quốc tế từ Hà Nội đi Hải Phòng, Hạ Long, Vân Đồn và ra cửa khẩu quốc tế Móng Cái.

Mới đây, Chính phủ cũng đã đồng ý chủ trƣơng cho phép Quảng Ninh tiếp tục là cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền để huy động vốn và triển khai đầu tƣ đƣờng cao tốc Vân Đồn - Móng Cái, dự kiến tổng vốn đầu tƣ khoảng 16.000 tỷ đồng.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới đang diễn ra một cách mạnh mẽ cả chất và lƣợng, quan hệ giữa các quốc gia ngày càng đa dạng trên mọi lĩnh vực, vấn đề tham gia hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi Việt Nam phải tìm ra những bƣớc đi mới hơn trong quá trình cải cách mở cửa nền kinh tế, tạo môi trƣờng đầu tƣ theo hƣớng vừa phù hợp với thông lệ quốc tế nhằm đẩy mạnh cạnh tranh thu hút các nguồn vốn, chất xám, công nghệ vào Việt Nam. Mục tiêu xây dựng và phát triển Khu kinh tế nhằm tạo môi trƣờng đầu tƣ phù hợp các thông lệ quốc tế cho các loại hình kinh doanh của các tổ chức kinh tế trong nƣớc và ngoài nƣớc, đẩy mạnh phát triển kinh tế, qua đó có thêm kinh nghiệm cho hội nhập kinh tế quốc tế.

Vốn đầu tƣ phát triển KKT bao gồm nhiều chủng loại khác nhau, đƣợc hình thành từ các nguồn khác nhau trong và ngoài nƣớc bao gồm vốn của ngân sách nhà nƣớc và các nguồn có tính chất ngân sách, vốn của các tổ chức tín dụng, vốn của các doanh nghiệp, vốn của dân cƣ... Nhu cầu vốn cho đầu tƣ phát triển rất lớn không chỉ cho xây dựng kết cấu hạ tầng mà còn chính là để phát triển sản xuất kinh doanh. Việc thu hút vốn đầu tƣ chịu tác động của nhiều nhân tố khác nhau nhƣng lại có mối quan hệ tác động biện chứng với nhau. Đó là các nhân tố về môi trƣờng chính trị xã hội; cơ chế chính sách; kết cấu hạ tầng; nguồn nhân lực, các điệu kiện về vị trí địa lý, nguồn tài nguyên… Xác định đúng đắn vai trò, vị trí của KKT, làm rõ tầm quan trọng và nhu cầu vốn đầu tƣ, phân tích có hệ thống các nguồn hình thành cùng với các nhân tố ảnh hƣởng và tìm hiểu kinh nghiệm thu hút vốn đầu tƣ ở các khu kinh tế mở là cơ sở lý luận và thực tiễn cần thiết cho việc phân tích đánh giá tình hình thu hút đầu tƣ và đề ra các giải pháp khả thi để thu hút ngày càng nhiều vốn đầu tƣ để xây dựng thành công các Khu kinh tế.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƢ VÀO KHU KINH TẾ MỞ CHU LAI

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) thu hút vốn đầu tư vào khu kinh tế mở chu lai, tỉnh quảng nam (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)