7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.2.3. Quy trình kiểm soát thuế TNDN và vai trò của hệ thống thông tin
thông tin kế toán trong kiểm soát thuế
a. Quy trình kiểm soát thuế TNDN
Theo quy định của Luật thuế kiểm soát thuế TNDN là quá trình rà soát các bước công việc trong quá trình quản lý thuế TNDN được thực hiện theo Luật thuế TNDN và Luật Quản lý thuế. Theo đó, nội dung kiểm soát thuế TNDN gồm có hai vấn đề sau:
Thứ nhất, căn cứ vào hoạt động kiểm soát thuế TNDN tại đơn vị, thực hiện việc đánh giá hoạt động đó thông qua việc đánh giá các yếu tố của kiểm soát nội bộ.
Thứ hai, căn cứ hoạt động kiểm soát đối với việc chấp hành pháp luật thuế của người nộp thuế, đánh giá thực trạng công tác kiểm soát thuế TNDN thông qua việc đánh giá các quy trình nghiệp vụ về thuế và đánh giá hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế TNDN đối với NNT thực hiện kê khai thuế TNDN.
Kiểm soát thuế TNDN sẽ được thực hiện theo từng chức năng của quá trình quản lý: Kê khai và kế toán thuế; Kiểm tra thuế; Thanh tra thuế; Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế. Có thể tóm tắt việc kiểm soát thuế thu nhập doanh nghiệp như Hình 1.1.
Các chuẩn mực:
- Luật thuế TNDN, Luật quản lý thuế và các văn
bản hướng dẫn. - Các quy trình hướng dẫn quản lý thuế. - Kiểm soát việc tuân thủ pháp luật thuế TNDN với người nộp thuế CƠ QUAN THUẾ
Hình 1.1. Sơ đồ kiểm soát thuế TNDN
Việc kiểm soát thuế phải tuân theo các quy trình nghiệp vụ về thuế. Nội dung mối quan hệ công việc của các quy trình nghiệp vụ về thuế TNDN đối với DN thể hiện theo Hình 1.2.
(7) (6) (1) (2) (3) (9) (4) (5) (8)
Hình 1.2. Sơ đồ mối quan hệ công việc của quy trình nghiệp vụ về thuế Thu nhập doanh nghiệp đối với DN
Người nộp thuế Cơ quan thuế
Kho bạc Nhà nước, Ngân hàng
Giải thích:
(1) Người nộp thuế kê khai đăng ký thuế.
(2) CQT kiểm tra HS đăng ký thuế, cấp mã số thuế.
(3) Người nộp thuế khai thuế, CQT kiểm tra HS khai thuế và thông báo giải trình, điều chỉnh bổ sung hồ sơ khai thuế, quyết toán thuế;
(4) NNT nộp tiền thuế theo kê khai hoặc quyết định của CQT.
(5) Kho bạc, Ngân hàng chuyển chứng từ về CQT để kiểm tra đối chiếu.
(6) Người nộp thuế nộp HS hoàn thuế.
(7) CQT thực hiện kiểm tra làm thủ tục hoàn thuế cho NNT. (8) CQT lập lệnh hoàn trả gửi đến Kho bạc, ngân hàng
(9) Kho bạc, ngân hàng thực hiện chuyển tiền vào tài khoản của NNT (1) (2) (2) (3)
Hình 1.3. Sơ đồ quy trình nghiệp vụ về thuế TNDN đối với DN
- Kiểm soát thuế TNDN phải tuân thủ theo các bước:
Bước 1: Trên cơ sở Luật thuế TNDN, Luật quản lý thuế và các quy trình quản lý xây dựng hệ thống tiêu chuẩn chung dựa trên mục đích của kiểm soát thuế TNDN; Xây dựng các quy chế làm việc cho từng cá nhân, bộ phận trong
Người nộp
thuế Kê khai thuế
Đăng ký thuế, cấp MST
Nộp thuế Hoàn thuế
Thanh tra, kiểm tra thuế
cơ quan thuế.
Bước 2: Căn cứ vào hệ thống tiêu chuẩn để thực hiện quá trình kiểm soát. Thu thập và xử lý thông tin về NNT một cách đầy đủ, chính xác, kịp thời nhằm phát hiện, ngăn ngừa và xử lý các hành vi vi phạm Luật thuế TNDN.
Bước 3: Dựa trên những thông tin thu được trong quá trình kiểm soát, trước hết cơ quan thuế phải tự điều chỉnh hoạt động của mình đảm bảo đúng quy trình nghiệp vụ và đúng pháp luật. Sau đó tổng hợp những bất cập của Luật thuế TNDN, Luật quản lý thuế và quy trình phản hồi với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để có thể đưa ra những giải pháp điều chỉnh kịp thời những vướng mắc trong quá trình thực hiện.
Khi thực hiện các bước cơ bản nêu trên cần lấy Luật Quản lý thuế và Luật thuế TNDN làm chuẩn mực cho mọi hoạt động kiểm soát. Phải tuân thủ các bước của quy trình hướng dẫn quản lý thuế đồng thời phải bao quát hết tất cả các nghiệp vụ trong quản lý thuế TNDN, bao quát về số lượng NNT, căn cứ tính thuế và các thủ tục hành chính khác để đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật thuế và tạo công bằng cho người nộp thuế.
b. Vai trò hệ thống thông tin kế toán trong kiểm soát thuế
Hệ thống thông tin kế toán đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý thuế nói chung và thuế TNDN nói riêng, nó cung cấp thông tin về việc chấp hành pháp luật thuế của NNT từ khâu đăng ký kê khai thuế, tính thuế, nộp thuế, nợ đọng thuế, miễn giảm thuế… đến tình trạng xử lý vi phạm về thuế và ngừng hoạt động kinh doanh của NNT.
Mục đích của hệ thống thông tin kế toán trong kiểm soát thuế là nhận biết, thu thập, phân loại, phân tích xử lý thông tin về người nộp thuế. Đối với cơ quan thuế, hệ thống thông tin kế toán là hệ thống phản ánh số liệu về tình hình kê khai, thu nộp ngân sách của người nộp thuế. Khi công tác kế toán thực hiện nghiêm túc sẽ là một trong những điều kiện phát huy được tác dụng
tự kiểm soát của công tác kế toán thuế.
Để kiểm soát thuế TNDN, hệ thống thông tin kế toán sử dụng hệ thống mục lục ngân sách (MLNS) để hạch toán số thuế đã nộp theo từng loại hình doanh nghiệp như: Doanh nghiệp Trung ương, Doanh nghiệp địa phương, Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài và theo từng sắc thuế phù hợp với chương, loại, khoản, mục theo quy định của Luật ngân sách Nhà nước. Thuế TNDN được theo dõi trên hệ thống mục lục ngân sách Nhà nước là mục 1050, tiểu mục 1052 theo từng đối tượng, từng bộ phận quản lý để theo dõi công nợ chính xác và liên tục hơn.