7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.3.1. Đối với Chính phủ và các cơ quan cấp Trung ương
a. Về Luật quản lý thuế
Luật Quản lý thuế ra đời và đi vào cuộc sống đã góp phần quan trọng thống nhất chính sách quản lý thu thuế, tạo sự đồng bộ, nâng cao tính rõ ràng, minh bạch; tăng cường vai trò kiểm tra giám sát của nhà nước, xã hội trong công tác quản lý thuế; tạo môi trường thuận lợi cho người nộp thuế tuân thủ pháp luật về thuế, tự giác nộp đúng, nộp đủ, nộp kịp thời tiền thuế vào ngân sách nhà nước…
Trong thời gian thực hiện Luật Quản lý thuế, nảy sinh một số vấn đề còn bất cập. Một số quy định của Luật tạo thuận lợi cho người nộp thuế rất nhiều nhưng lại không tạo điều kiện để cơ quan quản lý thuế thực thi nhiệm
vụ. Ví như, trong luật quản lý thuế quy định 6 bước cưỡng chế, nhưng thực chất, đó không phải các bước, mà là các phương pháp khác nhau, ví như là phương pháp qua ngân hàng để cưỡng chế tài sản DN hoặc siết nợ, siết tài sản DN. Các phương pháp này không liên quan đến nhau, nhưng lại buộc cán bộ phải thực hiện theo tuần tự. Vì vậy, trong khi thực hiện, cán bộ bị vướng và bị bó nhiều. Cần phải cho phép áp dụng các phương pháp thích hợp, tùy theo hoàn cảnh và điều kiện phù hợp, không nên bắt buộc cứng nhắc việc thực hiện tuần tự theo các bước (mà thực chất lại là các phương pháp). Tạo thuận lợi cho DN là tốt, nhưng nếu không thuận cho cơ quan pháp luật thì việc thu thuế sẽ khó, dẫn đến tiền thuế của nhà nước dành để phục vụ cho đại bộ phận dân chúng lại không được đảm bảo.
Luật QLT có quy định cụ thể trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc phối hợp cung cấp thông tin, trao đổi công tác trong quản lý thuế, nhưng trong thời gian đầu thực hiện chưa có những chế tài cụ thể về trách nhiệm của từng cá nhân, tổ chức có liên quan. Ngay trong nội bộ ngành Tài chính (Kho bạc - Thuế - Hải quan), hệ thống thông tin cũng chưa được vận hành thông suốt nên chưa phát huy được quy định về việc thu nộp thuế theo trình tự và phối kết hợp cưỡng chế thuế giữa cơ quan Thuế và cơ quan Hải quan. Đáng chú ý là hệ thống thông tin chưa đầy đủ, như thiếu thông tin thuế nội địa... dẫn đến việc đánh giá doanh nghiệp chưa toàn diện. DN có thể tự tra cứu tình trạng nợ thuế trên Website Hải quan và biết việc nợ thuế của mình theo tờ khai, sắc thuế, từng trạng thái nợ (trong hạn, quá hạn, cưỡng chế)… Nhưng hệ thống đường truyền chưa tốt, việc cập nhật theo dõi nợ thuế chưa kịp thời, đôi khi gây khó khăn cho cả DN và cơ quan Hải quan.
Một vấn đề cũng rất quan trọng đó là vấn đề con người. Ở một số nơi, cách nghĩ, cách làm của một số công chức, viên chức chưa theo kịp với quá trình đổi mới; vẫn làm việc, quản lý theo cách cũ, lạc hậu, chưa đáp ứng với cơ chế quản lý mới.
c. Về Luật thuế TNDN
- Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, Luật thuế TNDN vẫn còn tồn tại nhiều bất cập sau:
+ Về phương thức đánh thuế: Luật thuế TNDN chưa quy định một cách rõ ràng phương thức đánh thuế (theo tiêu thức thường trú hay nguồn phát sinh thu nhập). Mặc dù Luật thuế TNDN cũng đã bổ sung quy định về các văn phòng điều hành, chi nhánh cung cấp các dịch vụ, địa điểm xây dựng, đại lý, gọi chung là cơ sở thường trú tại Việt Nam thuốc đối tượng nộp thuế tại Việt Nam. Nhưng trong một số trường hợp, một số công ty Việt Nam có đầu tư ra nước ngoài, việc kê khai thuế thu nhập ở nước ngoài chưa được quy đinh cụ thể, vì vậy chưa có căn cứ xử lý về mặt pháp lý.
+ Về mức thuế suất: Thực hiện điều chỉnh giảm mức thuế suất theo lộ trình phù hợp để thu hút đầu tư, tạo điều kiện cho Doanh nghiệp có thêm nguồn lực tài chính, tăng tích lũy để đẩy mạnh đầu tư phát triển, đầu tư công nghệ mới, nâng cao chất lượng sản phẩm để nâng cao năng lực canh tranh.
+ Về thu nhập chịu thuế: Về phương pháp xác định doanh thu, chi phí được trừ, không được trừ làm cơ sở tính thuế TNDN chưa cụ thể, chưa đảm bảo tính thực thi. Cụ thể là các quy định về thời điểm xác định doanh thu; cách xác định doanh thu trong một số trường hợp cụ thể ; các khoản chi phí được trừ và chưa được trừ chưa được quy định rõ ràng ; một số khoản chi phí thực tế cần thiết cho sản xuất kinh doanh nhưng không được chấp nhận khi tính thuế. Điều này vô hình chung đã khiến các doanh nghiệp phải chịu thuế nhiều hơn.
+ Về chính sách ưu đãi thuế: Cần đơn giản hóa chính sách ưu đãi thuế theo hướng thu hẹp về lĩnh vực, tiếp tục khuyến khích đầu tư vào ngành sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng lớn, các ngành công nghệ hỗ trợ, sử dụng công nghệ cao, vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn và đặc biệt
khó khăn.
+ Về vấn đề chuyển lỗ: Quy định về vấn đề chuyển lỗ tại Thông tư 18/2011/TT-BTC đã thu hẹp quyền lợi của doanh nghiệp hơn so với quy định của Luật thuế TNDN. Đây cũng là một trong những bất cập trong cách thức ban hành văn bản pháp luật bởi vì Luật thuế TNDN là văn bản quy phạm pháp luật, là Luật khung cho việc áp dụng pháp luật, trong khi các Nghị định và Thông tư hướng dẫn là các văn bản áp dụng pháp luật, các văn bản này là sự cụ thể hóa các quy định của Luật nhưng không được trái với quy định của Luật.
+ Thuế TNDN phục vụ quá nhiều các chính sách xã hội làm mất tính trung lập của thuế. Thuế TNDN còn được lồng nhiều chính sách xã hội vào các điều khoản ưu đãi miễn , giảm thuế như quy định về miễn, giảm thuế cho các đối tượng là thương binh, người tàn tật, Doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ, …Điều này gây phức tạp trong quản lý, làm giảm đi tính trung lập và tình thuần khiết kinh tế, dễ dẫn đến các hiện tượng lợi dụng để trốn thuế, lậu thuế
+ Thuế TNDN còn một số điều khoản chưa phù hợp với thông lệ quốc tế. Thuế TNDN vẫn còn một số điều khoản chưa phù hợp với thông lệ quốc tế và chưa đảm bảo tính tương thích với các nên kinh tế thị trường khác trong khu vực. chẳng hạn như quy định về thuế suất ưu đãi cho các doanh nghiệp có tỷ lệ xuất khẩu sản phẩm công nghệ cao,…
+ Công tác quản lý hóa đơn, chứng từ: Hiện nay không ít các hành vi vi phạm về lĩnh vực hóa đơn, chứng từ đã được nhận diện, như: giả mẫu hóa đơn tự in của đơn vị khác; in hoặc sử dụng hóa đơn tài chính giả; bán hoặc mua bán hóa đơn khống chỉ để sử dụng; ghi hóa đơn có nội dung liên 1 khác liên 2 để trốn thuế; ghi gian lận nội dung kinh tế khi lập hóa đon, thông đồng với một số đơn vị lập hóa đơn có giá trị cao hơn thực tế để thanh toán quyết toán
tài chính và hạch toàn khống chi phí trong doanh nghiệp làm giảm tối thiểu mức thấp nhất nghĩa vụ nộp thuế TNDN; thành lập doanh nghiệp, mua bán háo đơn nhưng không kinh doanh, sử dụng hóa đơn và múc đích bất hợp pháp, …
+ Công tác kiểm soát thu thuế: Môi trường kiểm soát thuế chưa tạo điều kiện cho công tác quản lý thu.
++ Đối với cơ quan thuế: Năng lực, trình độ quản lý thuế còn những điểm chưa đáp ứng so với yêu cầu quản lý thuế hiện đại, khoa học
++ Đối với người nộp thuế: Tình trạng trốn thuế, lậu thuế, gian lận về thuế còn diễn ra, làm thất thu nguồn ngân sách nhà nước, không đảm bảo tính công bằng xã hội. Một số hộ gia đình cá nhân kinh doanh cố ý, tìm mọi cách gian lận các khoản thuế phải nộp.
++ Đối với các cơ quan chức năng và tổ chức liên quan: Chưa thực sự coi công tác thuế là nhiệm vụ của địa phương mình. Các cơ quan thiếu sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, có hiệu quả…
+ Về một số khoản chi cụ thể: Luật thuế TNDN hiện hành quy định về một số khoản chi cụ thể chưa hợp lý. Chẳng hạn: quy định về phần giá trị hàng hóa tổn thất, cá khoản chi khấu hao tài sản cố định, khoản chi nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hóa, khoản chi là tiền lương, tiền công và các khoản phải trả cho người lao động, phần chi quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng môi giới... Một trong những bất cập của pháp luật thuế TNDN hiện hành là liệt kê các tài sản cố định hiện hữu được để xác định trích khấu hao tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế. Ngoài ra, hạn chế của Luật thuế TNDN hiện hành là chưa có quy định cụ thể nào về việc xác định doanh thu, chi phí làm căn cứ cho thu nhập chịu thuế của các hình thức kinh doanh như: bán hàng đa cấp, bán hàng qua mạng.
+ Về ưu đãi thuế TNDN: Việc xác định thu nhập chịu thuế và thu nhập
được ưu đãi thuế theo quy định của Luật thuế TNDN hiện hành là chưa hợp lý khi toàn bộ các khoản thu nhập khác đều không được ưu đãi thuế (trong đó có nhiều khoản thu nhập khác liên quan đến hoạt động kinh doanh được ưu đãi thuế) là bất hợp lý, ảnh hưởng đến quyền lợi chính đáng của các doanh nghiệp.
+Về ưu đãi thuế suất thuế TNDN: Luật thuế TNDN hiện hành quy định các DN nằm trong khu kinh tế cũng hưởng ưu đãi như là DN trên địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn là chưa phù hợp.
* Đề xuất ý kiến bổ sung trong Luật Thuế TNDN
Thứ nhất, điều chỉnh Luật thuế TNDN theo hướng đơn giản, dễ hiểu và tạo thuận lợi cho NNT chấp hành tốt thuế TNDN.
Thứ hai, quy định đối với một số khoản chi phí cần chặt chẽ hơn khi xác định thu nhập chịu thuế.
Thứ ba, về thuế suất thuế TNDN.
Thứ tư, quy định xử phạt vi phạm hành chính về thuế TNDN cần cụ thể, rõ ràng.