Hoàn thiện môi trường kiểm soát thuế TNDN

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) tăng cường kiểm soát thuế thu nhập doanh nghiệp tại văn phòng cục thuế tỉnh đăk lăk (Trang 99 - 102)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.1. Hoàn thiện môi trường kiểm soát thuế TNDN

a.Hoàn thiện tổ chức bộ máy kiểm soát thuế qua việc thực hiện quản trị nhân sự một cách hợp lý

- Đổi mới công tác tuyển dụng cán bộ theo hướng phân loại cán bộ theo trình độ, chuyên ngành đào tạo để áp dụng cơ chế tuyển dụng cho phù hợp.

- Thực điều động, luân chuyển công chức phù hợp hơn, chỉ điều động những công chức có trình độ năng lực thật sự, nghiệp vụ giỏi về làm công tác thanh tra, kiểm tra giám sát thuế.

- Lên kế hoạch xác định nội dung công việc theo vị trí việc làm đối với từng công chức tại các phòng thuộc Văn phòng Cục Thuế để làm cơ sở kiểm tra chất lượng công chức cuối năm.

- Tăng cường đội ngũ cán bộ công chức làm công tác kiểm tra nội bộ và hoàn thiện cơ chế kiểm tra nội bộ để triển khai thống nhất đảm bảo, khách quan, hiệu quả.

b. Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác thanh tra, kiểm tra thuế

Để kiểm soát chặt chẽ đối với thuế TNDN và mang lại hiệu quả cao đảm bảo nguồn thu cho NSNN, cần phải có giải pháp nâng cao năng lực cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra cả về chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức phẩm chất nghề nghiệp, cụ thể như sau:

Bước 1: Có kế hoạch đào tạo lại về chuyên môn, nghiệp vụ đối với những cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra. Cử những cán bộ này tham gia các lớp đào tạo thanh tra viên, thanh tra viên chính, lớp bồi dưỡng kỹ năng thanh tra, kiểm tra do trường nghiệp vụ Tổng cục Thuế tổ chức hàng năm. Đồng thời tổ chức tập huấn thường xuyên cho cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra để nâng cao trình độ nghiệp vụ, kỹ năng thanh tra, kiểm tra, đạo đức, phẩm chất nghề nghiệp.

Bước 2: Định kỳ hàng quý, tổ chức họp nhận xét đánh giá chất lượng của các đợt thanh tra, kiểm tra thuế tại các DN để thấy được những mặt mạnh cần phát huy và những tồn tại yếu kém cần khắc phục trong công tác thanh tra, kiểm tra. Trong đó, đặc biệt chú trọng đến những sai phạm phổ biến, những thủ đoạn trốn thuế của NNT để từ đó tạo các buổi trao đổi kinh nghiệm giữa các cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra từ Văn phòng Cục Thuế đến các Chi cục Thuế nhằm phát hiện và cùng khắc phục các sai phạm đó.

Bước 3: Định kỳ hàng năm, tiến hành kiểm tra sát hạch trình độ chuyên môn cán bộ, công chức thuế, đặc biệt là công chức làm công tác thanh tra, kiểm tra để có kế hoạch quy hoạch, điều động, luân chuyển cán bộ phù hợp.

Để thực hiện được các giải pháp trên, Văn phòng Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk cần triển khai một số nội dung sau:

- Xây dựng tiêu chuẩn cho từng loại công chức thực hiện từng chức năng quản lý của ngành, trước mắt xây dựng tiêu chí cho nhóm cán bộ làm

công tác thanh tra, kiểm tra.

- Xây dựng các chiến lược quy hoạch cán bộ để cử cán bộ tham gia chương trình đào tạo dài hạn, ngắn hạn nhằm xóa dần khoảng cách về trình độ của công chức hiện tại so với yêu cầu để thực hiện tốt chức trách nhiệm vụ được giao.

- Xây dựng đội ngũ giảng viên kiêm chức, báo cáo viên chuyên trách và kiêm nhiệm bằng nhiều biện pháp và hình thức (chọn các cán bộ có khả năng sư phạm và các cán bộ có kinh nghiệm trong công tác thanh tra, kiểm tra tại Văn phòng Cục Thuế).

- Xây dựng quy chế và hệ thống tiêu chuẩn đánh giá, phân loại cán bộ công chức theo thâm niên công tác, từng vị trí công tác như Trưởng phòng, Phó trưởng phòng, Chuyên viên chính và Kiểm tra viên chính, Chuyên viên và Kiểm tra viên, Thanh tra viên, bộ phận làm công tác tham mưu, cán bộ trực tiếp làm công tác thanh tra, kiểm tra.

- Quy hoạch và đào tạo lực lượng cán bộ trẻ thực sự giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ và các kiến thức pháp luật, kiến thức quản lý để đảm đương được các công việc quan trọng, phức tạp đồng thời là lực lượng nòng cốt kế thừa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của ngành.

c. Hoàn thiện công tác lập kế hoạch

Từ thực trạng công tác lập kế hoạch tại Văn phòng Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk, tác giả nhận thấy cần rút gọn quy trình lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế ở khâu tổ chức thực hiện: Sau khi bộ phận thanh tra lập danh sách các DN thuộc đối tượng nghi vấn để để đưa vào kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế hàng năm, cần phân loại theo quy mô doanh nghiệp. Đối với những DN có quy mô nhỏ dưới 10 tỷ thì bộ phận cán bộ làm công tác lập kế hoạch hàng năm tại Văn phòng Cục Thuế chủ động lên kế hoạch hàng quý để thanh tra, kiểm tra thuế tại các đơn vị khi phát hiện DN có dấu hiệu vi phạm mà không cần chờ sự phê duyệt kế hoạch thanh tra, kiểm tra hàng năm của Tổng cục Thuế.

d. Tăng cường công tác kiểm tra nội bộ ngành

- Thường xuyên thực hiện công tác kiểm tra nội bộ ngành như: Kiểm tra kết quả các cuộc thanh tra, kiểm tra tại DN và các bộ phận chức năng khác, nhằm sớm phát hiện và chấn chỉnh các sai phạm do cán bộ thuế vi phạm quy trình nghiệp vụ. Từ đó, nhận định chính xác khả năng nghiệp vụ của đội ngũ công chức làm công tác thanh tra, kiểm tra để có kế hoạch đào tạo phù hợp.

- Công tác kiểm tra nội bộ phải thay đổi cả nội dung, phạm vi và cách thức kiểm tra, như sau:

+ Về phạm vi kiểm tra: Thực hiện trên tất cả các khâu, lĩnh vực của công tác thuế, tập trung vào kiểm tra việc thực hiện quy trình của các phòng chức năng ở Văn phòng Cục Thuế.

+ Nội dung kiểm tra: Bám sát nội dung quy trình, bản mô tả công việc của từng bộ phận, vị trí công tác.

+ Cách thức kiểm tra: Kiểm tra theo chương trình kế hoạch hàng kỳ, kiểm tra theo chuyên đề, kiểm tra đột xuất.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) tăng cường kiểm soát thuế thu nhập doanh nghiệp tại văn phòng cục thuế tỉnh đăk lăk (Trang 99 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)