Hoàn thiện thủ tục kiểm soát thuế TNDN

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) tăng cường kiểm soát thuế thu nhập doanh nghiệp tại văn phòng cục thuế tỉnh đăk lăk (Trang 102 - 121)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.2. Hoàn thiện thủ tục kiểm soát thuế TNDN

a. Hoàn thiện ở khâu đăng ký, kê khai và xử lý hồ sơ khai thuế

- Thực hiện chống gian lận thuế TNDN ngay từ khâu kê khai và xử lý

hồ sơ khai thuế qua việc phân loại doanh nghiệp rủi ro từ khâu kê khai:

+ Cơ quan thuế cần rà soát kỹ ngay từ khâu kê khai, để bổ sung thêm nhiều tín hiệu nghi vấn trên hồ sơ khai thuế, từ đó rút ra những kinh nghiệm quản lý để tiến hành phân tích thông tin chuyên sâu về kê khai thuế, phát hiện kịp thời những dấu hiệu kê khai bất thường và tiến hành xử lý theo Luật Quản lý thuế.

+ Phân tích tờ khai tập trung vào việc so sánh số liệu DN đã kê khai với quy mô, năng lực kinh doanh đã đăng ký với cơ quan thuế; so sánh số liệu các kỳ trước, cùng kỳ và tình hình tăng trưởng kinh tế để chọn ra các tờ

khai bất hợp lý, có tỷ lệ thu nhập chịu thuế trên doanh thu giảm. Xem xét các tín hiệu về tình hình kinh doanh, tình hình tài chính của DN. Đối với những trường hợp kê khai bất hợp lý, nghi ngờ gian lận thuế, bán hàng không ghi nhận doanh thu thì bộ phận kiểm tra đề xuất tiến hành kiểm tra chống thất thu kịp thời. Chẳng hạn: Qua thực tế phân tích hồ sơ khai thuế tại Văn phòng Cục Thuế việc so sánh số liệu trên tờ khai của công ty AHA nhận thấy có sự chênh lệch khá lớn về Doanh thu và Chi phí như Bảng 3.1.

Bảng 3.1. Bảng phân tích số liệu trên tờ khai qua các kỳ kê khai của công ty AHA do Văn phòng Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk quản lý

Chỉ tiêu Quý 4/2013

2014

Quý 1/2014 Quý 2/2014

Doanh thu 9.043.162.729 1.956.361.819 9.729.459.092 Chi phí 2.579.165.954 1.294.006.287 4.071.476.407

(Nguồn: Phòng KK-KKT thuộc Văn phòng Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk)

Đối với những DN có số liệu bất thường như trên thì bộ phận thanh tra sẽ đề nghị với lãnh đạo Phòng trình Cục trưởng tiến hành kiểm tra, thanh tra đột xuất mà không cần chờ phê duyệt kế hoạch.

+ Áp dụng các chương trình ứng dụng tin học vào công tác kiểm soát thuế, để thu thập thông tin DN từ khi nộp tờ khai đến khi nộp tiền thuế.

b. Hoàn thiện ở khâu thanh tra, kiểm tra giám sát thuế

* Xây dựng nhóm chỉ tiêu phân tích rủi ro NNT khi lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế TNDN tại trụ sở NNT.

Để kiểm soát thuế có hiệu quả ngay từ đầu cho đến khi phân tích, thu thập thông tin khi lập kế hoạch kiểm tra thuế thì cần có tiêu chí và phương pháp đánh giá rủi ro đối với từng loại thuế, từng loại hình DN khác nhau, xác định các khu vực có rủi ro thất thu cao để lập kế hoạch, kiểm tra đúng trọng tâm, trọng điểm, phân bổ nguồn lực hợp lý, tác giả đưa mô hình phân tích rủi

ro khi lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế TNDN theo các nội dung sau: - Hoàn thiện phương pháp lập kế hoạch thanh tra và lựa chọn DN để kiểm tra hồ sơ khai thuế tại cơ quan thuế: Thường xuyên kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế đối với các hồ sơ nhằm đánh giá tính đầy đủ, chính xác của các thông tin chứng từ trong hồ sơ thuế, sự tuân thủ pháp luật của NNT. Cần phân tích các biến động trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế của NNT thông qua việc so sánh thông tin NNT qua các thời kỳ với nhau và biến động của ngành để xác định mức độ ổn định và tuân thủ của NNT nhằm phát hiện sớm các điểm bất thường gây ảnh hưởng đến nghĩa vụ thuế, từ đó đưa ra các biện pháp quản lý và xử lý phù hợp (bổ sung vào kế hoạch thanh tra, kiểm tra và thực hiện thanh tra, kiểm tra ngay tại trụ sở NNT), hạn chế các trường hợp trốn thuế, đảm bảo cho nguồn thu kịp thời vào NSNN.

- Xây dựng nhóm tiêu chí đánh giá về tình hình tài chính của DN (dựa vào Bảng cân đối kế toán và Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp) nhận dạng hành vi trốn thuế phục vụ cho công tác lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra tại trụ sở NNT.

+ Theo quy định hiện hành các DN nhỏ và vừa lập báo cáo tài chính (BCTC) theo mẫu ban hành tại Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC, các DN còn lại lập BCTC theo mẫu ban hành tại Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC, do vậy cùng công thức tính tỷ lệ nhưng mã số các chỉ tiêu trên bộ mẫu biểu BCTC là khác nhau. Công thức tính chỉ tiêu được thiết kế lấy dữ liệu theo 2 mẫu biểu BCTC trên. Đối với ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng sử dụng các chỉ tiêu theo mẫu BCTC ban hành kèm theo Quyết định số 16/2007/QĐ- Ngân hàng nhà nước.

- Các tiêu chí trong nhóm tiêu chí đánh giá về tình hình tài chính của DN được so sánh với tỷ lệ bình quân ngành của từng tiêu chí. Về danh mục ngành nghề, tiến hành phân loại NNT theo danh mục ngành cấp 1 của Tổng cục thống kê được NNT kê khai trên tờ khai Đăng ký thuế, bao gồm các

ngành theo Bảng 3.2.

Bảng 3.2. Bảng phân loại DN theo ngành nghề kinh doanh

STT Mã ngành nghề Tên ngành nghề

1 A Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản

2 B Khoáng sản

3 C Công nghiệp chế biến, chế tạo

4 D Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí

5 E Cung cấp nước; hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải

6 F Xây dựng

7 G Bán buôn và bán lẻ; sữa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác

8 H Vận tải kho bãi

9 I Dịch vụ lưu trú và ăn uống 10 J Thông tin và truyền thông

11 K Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm 12 L Hoạt động kinh doanh bất động sản

13 M Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ 14 N Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ

15 O Hoạt động của Đảng cộng sản, tổ chức chính trị xã hội, quản lý nhà nước, anh ninh quốc phòng; bảo đảm xã hội bắt buộc

16 P Giáo dục và đào tạo

17 Q Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội 18 R Nghệ thuật, vui chơi và giải trí 19 S Hoạt động dịch vụ khác

20 T Hoạt động làm thuê các công việc trong các hộ gia đình, sản xuất sản phẩm vật chất và dịch vụ tự tiêu dùng của hộ gia đình

21 U Hoạt động của các tổ chức và cơ quan quốc tế 22 V Hoạt động của các tổ chức và đoàn thể quốc tế

+ Phương pháp phân ngưỡng và tính điểm rủi ro

Bước 1: Tổng hợp đưa ra danh sách kết quả phân tích các tiêu chí trong năm đánh giá của NNT. Trường hợp DN sản xuất kinh doanh lỗ (Thu nhập

thuần < 0) sẽ gắn kết quả phân tích = 0.

Bước 2: Xác định ngưỡng điểm tính theo bình quân ngành. Áp dụng cách tính điểm bình quân theo ngành gồm 4 mức: Cao, vừa, thấp, rất thấp. theo cách gắn điểm 4,3,2,1. Đối với từng ngành nghề thực hiện cách phân ngưỡng và tính điểm như sau:

- Bước 2.1: Tính bình quân tất cả các giá trị trong danh sách thuộc từng ngành (chỉ tính đối với các giá trị >0: Được giá trị “Trung bình ngành” .

- Bước 2.2: Xác định danh sách NNT có giá trị “Trên trung bình”.

- Bước 2.3: Tính bình quân của danh sách “Trên trung bình”: Được giá trị “ Trung bình cao”.

- Bước 2.4: Tính bình quân của danh sách “Dưới trung bình” (chỉ tính với giá trị >0): Được giá trị “ Trung bình thấp”.

- Bước 2.5: Phân ngưỡng và gán điểm rủi ro như sau:

+ Nhóm các tiêu chí phân tích

++ Tiêu chí 1: Tỷ lệ LN từ hoạt động kinh doanh/Doanh thu thuần Công thức tính:

Tỷ lệ LN từ hoạt động sản xuất kinh doanh/ DT thuần = LN từ hoạt động kinh doanh/ DT thuần *100%

» Tỷ lệ này càng lớn thì hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của DN càng cao, rủi ro càng thấp.

» Chỉ tiêu này so sánh các DN cùng ngành nghề.

++ Tiêu chí 2: Tỷ lệ (lợi nhuận trước thuế+ Chi phí lãi vay)/doanh thu thuần.

Công thức tính:

Tỷ lệ (LN trước thuế+ Chi phí lãi vay)/ DT thuần = (LN trước thuế+ Chi phí lãi vay)/ DT thuần *100%

» Tỷ lệ này càng cao thì hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của

DN càng cao, rủi ro càng thấp.

Rủi ro cao (4 điểm) Trung bình cao (Tính bình quân

của danh sách trên “Trung bình”)

Rủi ro vừa (3 điểm) Trung bình Rủi ro thấp (2 điểm) Danh sách tính theo từng tiêu chí của tất cả NNT Trung bình thấp (Tính bình quân của danh sách

dưới “Trung bình”)

Rủi ro rất thấp (1 điểm)

(Hoặc ngược lại) Min

++ Tiêu chí 3: Tỷ lệ số thuế TNDN được miễn giảm trong kỳ/ Thu nhập chịu thuế từ hoạt động sản xuất kinh doanh.

Công thức tính:

Tỷ lệ số thuế TNDN được miễn giảm trong kỳ/ Thu nhập chịu thuế từ hoạt động sản xuất kinh doanh = Thuế TNDN được miễn giảm trong kỳ/ Thu nhập chịu thuế từ hoạt động kinh doanh *100%

»Tỷ lệ này càng cao thì rủi ro càng cao. ++ Tiêu chí 4: Tỷ lệ LN trước thuế/VCSH Công thức tính:

Tỷ lệ LN trước thuế/ Vốn CSH= LN trước thuế/VCSH *100%

» Tỷ lệ này càng cao thì phản ánh trình độ sử dụng vốn chủ sở hữu của DN càng cao, rủi ro càng thấp.

++ Tiêu chí 5: Tỷ lệ giá vốn hàng bán/ DT thuần Công thức tính:

Tỷ lệ giá vốn hàng bán/ DT thuần = Giá vốn hàng bán/ Doanh thu thuần*100%

»Tỷ lệ này càng thấp, phản ánh trình độ kiểm soát chi phí của DN càng cao, rủi ro càng thấp.

++ Tiêu chí 6: Tỷ lệ chi phí bán hàng / Doanh thu thuần Công thức tính:

Tỷ lệ chi phí bán hàng / Doanh thu thuần = Chi phí bán hàng/ Doanh thu thuần *100%

»Tỷ lệ này càng thấp, phản ánh trình độ kiểm soát chi phí của DN càng cao, rủi ro càng thấp.

++ Tiêu chí 7: Tỷ lệ chi phí quản lý /doanh thu thuần Công thức tính:

Tỷ lệ chi phí quản lý / Doanh thu thuần = Chi phí quản lý/ Doanh thu thuần *100%

»Tỷ lệ này càng cao, phản ánh trình độ quản lý của DN càng kém, rủi ro càng thấp.

+ Cách xác định kết quả các tiêu chí: Như Bảng 3.3.

++ Bước 3: Trên cơ sở tổng hợp dữ liệu theo bảng kết quả xác định các tiêu chí, bộ phận thanh tra, kiểm tra thuế lên kế hoạch thanh tra, kiểm tra các DN hàng năm theo mức độ mức độ rủi ro từ cao xuống thấp.

Bảng 3.3. Kết quả xác định các tiêu chí

Tiêu chí So sánh Điểm

Đối với tiêu chí Kết quả phân tích càng cao, rủi ro càng cao

Kết quả phân tích >= Trung bình cao 4 Trung bình cao > Kết quả phân tích >=Trung

bình ngành

3 Trung bình ngành > Kết quả phân tích >=Trung

bình thấp

2 Kết quả phân tích < Trung bình thấp 1 Đối với tiêu chí

Kết quả phân tích càng cao, rủi ro càng thấp

Kết quả phân tích >= Trung bình cao 1 Trung bình cao > Kết quả phân tích >=Trung

bình ngành

2 Trung bình ngành > Kết quả phân tích >=Trung

bình thấp

3 Kết quả phân tích < Trung bình thấp 4 .

* Chuyển sang cơ chế thanh tra, kiểm tra theo mức độ rủi ro về thuế

Với nguồn nhân lực còn hạn chế thì ngành thuế nói chung và Văn phòng Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk nói riêng không thể thanh tra, kiểm tra toàn bộ NNT mà cần phải thanh tra, kiểm tra có trọng điểm. Do đó cần phải chuyển từ cơ chế thanh tra nhằm vào tất cả các cơ sở sản xuất kinh doanh hiện hành sang cơ chế thanh tra theo mức độ các vi phạm về thuế, có gian lận thuế mới thanh tra, không có gian lận thì không thanh tra. Việc xây dựng được thực hiện qua các nội dung sau:

- Chuyển đổi từ việc thanh tra, kiểm tra theo diện rộng sang thanh tra, kiểm tra theo hệ thống tiêu thức lựa chọn, đi vào chiều sâu theo mức độ vi phạm:

Văn phòng Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk sẽ chuyển đổi từ việc thanh tra, kiểm tra theo diện rộng, nặng tính cảm tính sang thanh tra, kiểm tra theo hệ thống tiêu thức lựa chọn khách quan, khoa học, đi vào chiều sâu theo mức độ vi phạm. Với giải pháp này, việc lựa chọn đối tượng thanh, kiểm tra theo xu hướng ngẫu nhiên, dàn trải và không phụ thuộc vào việc phân tích mức độ vi

phạm pháp luật thuế của DN, sẽ được thay thế bởi một cơ chế lựa chọn đối tượng bị thanh, kiểm tra tập trung vào nhóm DN vi phạm pháp luật thuế.

- Chuyển từ thanh tra kiểm tra toàn diện sang thanh tra, kiểm tra theo chuyên đề và nội dung vi phạm. Phương pháp này đạt được những ưu điểm sau:

Hiệu quả thanh tra, kiểm tra thuế sẽ được nâng lên, đồng thời cơ quan thuế sẽ không bị rơi vào tình trạng lãng phí các nguồn lực rất hạn chế của mình cũng như không gây phiền hà, cản trở công việc kinh doanh của DN. Tuy nhiên, để thực hiện hiệu quả mô hình tuân thủ thuế, Văn phòng Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk cần đánh giá tương đối chính xác mức độ tuân thủ pháp luật thuế của DN. Nếu coi việc xảy ra hành vi gian lận thuế là một mối rủi ro thì Văn phòng Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk cần xác định được khả năng xảy rủi ro đối với từng DN để lựa chọn chính xác DN cần tiến hành thanh, kiểm tra. Hơn nữa, sau khi lựa chọn chính xác DN cần thanh, kiểm tra, cần xác định chính xác đâu là nội dung vấn đề cần tập trung thanh, kiểm tra; Nội dung nào có thể tạm thời không quan tâm, để phân phối nguồn lực theo hướng tối đa lợi ích.

- Áp dụng nguyên tắc tuân thủ của NNT vào công tác thanh tra, kiểm tra:

Thực tế cho thấy, Văn phòng Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk cần phải phân định, phân chia DN thành các nhóm theo các cấp độ tuân thủ, khi đó mới có biện pháp kiểm soát, thanh tra, kiểm tra thuế phù hợp và hiệu quả. Việc phân định, phân chia DN thành các nhóm theo các cấp độ tuân thủ sẽ giúp Văn phòng Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk tối ưu hóa chi phí kiểm soát thuế nói chung, chi phí thanh tra, kiểm tra nói riêng cũng như phân bố các nguồn lực một cách hiệu quả, tránh lãng phí. Cụ thể:

+ Ở cấp độ DN sẵn sàng tuân thủ: Văn phòng Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự tuân thủ và lựa chọn chiến lược tự quản lý

(tự điều chỉnh) để khuyến khích sự tuân thủ tự nguyện thông qua các chương trình cụ thể như giáo dục và cung cấp các dịch vụ, điều kiện thuận tiện nhất, tốt nhất để DN thực hiện nghĩa vụ thuế của mình;

+ Ở cấp độ các DN cố gắng tuân thủ nhưng không phải lúc nào cũng tuân thủ: Văn phòng Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk hỗ trợ để DN tuân thủ. Nếu đối tượng mắc sai sót nhưng cam kết sửa sai, họ cần được sự hỗ trợ của Văn phòng Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk.

Với hai cấp độ trên, Văn phòng Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk sẽ theo sát để giúp đối tượng tuân thủ nghĩa vụ thuế. Đối tượng có trách nhiệm sửa chữa lỗi với sự trợ giúp của cán bộ kiểm soát thuế nhưng Văn phòng Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk cũng cần có cơ chế để đảm bảo DN sẽ thực hiện việc sửa sai và có được những thông tin phản hồi để đảm bảo sự tuân thủ của DN thực sự tốt hơn.

+ Ở cấp độ các DN không muốn tuân thủ nhưng sẽ tuân thủ nếu cơ quan thuế quan tâm: Văn phòng Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk sẽ ngăn chặn trốn

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) tăng cường kiểm soát thuế thu nhập doanh nghiệp tại văn phòng cục thuế tỉnh đăk lăk (Trang 102 - 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)