ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT THUẾ TNDN

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) tăng cường kiểm soát thuế thu nhập doanh nghiệp tại văn phòng cục thuế tỉnh đăk lăk (Trang 92 - 98)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT THUẾ TNDN

TNDN TẠI VĂN PHÒNG CỤC THUẾ TỈNH ĐẮK LẮK

Với thực trạng kiểm soát thuế TNDN tại Văn phòng Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk như đã phân tích ở trên, tác giả rút ra được những ưu điểm, nhược điểm và nguyên nhân ảnh hưởng của công tác kiểm soát thuế TNDN tại Văn phòng Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk để từ đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện ở phần sau.

a. Về ưu điểm

- Về môi trường kiểm soát thuế

Văn phòng Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk đã thực hiện đúng theo quy định

của Luật quản lý thuế, Luật thuế TNDN, các chính sách thuế hiện hành, thực hiện nghiêm túc các văn bản quy phạm pháp luật về thuế TNDN và các chính sách thuế TNDN tại địa phương.

Việc quản lý thuế theo mô hình chức năng đã phát huy hiệu quả trong công tác kiểm soát thuế TNDN, tạo điều kiện cho DN nâng cao ý thức trách nhiệm và sự tự giác tuân thủ chấp hành pháp luật thuế thông qua hình thức tự khai, tự nộp, tự chịu trách nhiệm.

- Về thủ tục kiểm soát thuế

+ Ở khâu đăng ký, kê khai và xử lý hồ sơ khai thuế: Tại Văn phòng Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk đã thực hiện tốt công tác tuyên truyền, hỗ trợ NNT như:

++ Thường xuyên phối hợp với Đài truyền hình, Báo Đắk Lắk, các phương tiện thông tin đại chúng để hướng dẫn, giải đáp những thắc mắc về chính sách pháp luật thuế cho NNT. Tạo lập riêng một trang Web viết về thuế Đắk Lắk, tình hình thu ngân sách tại địa bàn quản lý. Phối hợp với các cơ quan truyền thông thực hiện tốt công tác tuyên truyền viên phổ biến pháp luật thuế. Qua đó, giúp NNT có nhiều kênh tiếp cận các thông tin, hiểu các thủ tục hành chính thuế để thực hiện tốt hơn pháp luật thuế, hạn chế thấp nhất những sai sót trong việc đăng ký kê khai thuế tại bộ phận Tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế (bộ phận một cửa). Thực hiện cơ chế một cửa “phối hợp trao đổi thông tin” đã tạo điều kiện thuận lợi như giảm tối đa chi phí, thời gian cho NNT trong khâu đăng ký thuế.

++ Việc xử lý hồ sơ khai thuế đã được triển khai đồng bộ thống nhất từ Tổng cục Thuế đến các Chi cục Thuế. Số liệu kê khai của NNT đã được minh bạch, việc kiểm tra, giám sát thuế từ khâu đăng ký thuế, kê khai thuế,…ngày

càng đầy đủ và chặt chẽ, đã triển khai áp dụng công nghệ thông tin từ khi tiếp nhận hồ sơ đến xử lý hồ sơ.

+ Ở khâu nộp thuế và xử lý chứng từ nộp thuế:

Qua việc phân loại chứng từ nộp thuế theo các tiểu mục và mục lục ngân sách, cơ quan thuế đã phát hiện được các trường hợp nộp nhầm MLNS để từ đó có biện pháp xử lý hợp lý.

+ Ở khâu thanh tra tra, kiểm tra giám sát thuế: Công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát thuế TNDN đã có một số chuyển biến tích cực:

++ Chất lượng kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế dần được nâng cấp, chú trọng kiểm tra các tờ khai từng lần phát sinh, tờ khai thuế TNDN ở các DN có số lỗ liên tục các năm.

++ Hàng năm đã chủ động xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra đối với DN có dấu hiệu vi phạm.

++ Kết quả thanh tra, kiểm tra đã phát hiện đúng các sai phạm của DN và đã tiến hành các biện pháp xử lý như: Phạt tiền hoặc truy thu thuế thiếu, đảm bảo thu đúng, thu đủ tiền thuế vào Ngân sách nhà nước.

+ Ở kiểm đôn đốc thu nợ thuế

Cơ quan thuế đã bao quát được tình hình nợ thuế của các DN thuộc sự quản lý của Văn phòng Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk.

Cập nhập kịp thời kết quả thu nợ thuế của toàn văn phòng Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk để báo cáo lãnh đạo văn phòng.

b. Về nhược điểm

* Môi trường kiểm soát thuế

- Về tổ chức bộ máy tham gia kiểm soát thuế: Về tổ chức bộ máy quản lý thuế cũng còn một số bất cập:

+ Tổ chức bộ máy theo mô hình chức năng nhưng một số chức năng chưa rõ ràng như kiểm tra, giám sát thuế và quản lý nợ thuế.

+ Nhiệm vụ của từng vị trí công việc chưa phù hợp do đó không thể gắn trách nhiệm cụ thể cho từng công chức nên không thể đánh giá chất lượng công việc của từng bộ phận một cách chính xác.

- Về trình độ cán bộ, công chức làm công tác kiểm soát thuế: Trình độ cán bộ, công chức làm công tác kiểm soát thuế ở một số bộ phận, điển hình là công chức làm công tác thanh tra, kiểm tra thuế còn yếu về năng lực nên chất lượng các cuộc kiểm tra, thanh tra, giám sát thuế chưa cao.

- Công tác kiểm soát nội bộ: Về công tác kiểm soát nội bộ do phòng Kiểm tra nội bộ thực hiện chưa phát huy được hết vai trò vốn có của nó. Phòng Kiểm tra nội bộ mới chỉ thực hiện kiểm tra trong phạm vi nhỏ tại các phòng như: Thanh tra, kiểm tra thuế, với số vụ kiểm tra không nhiều, còn những phòng khác thuộc Văn phòng Cục Thuế vẫn còn bỏ ngõ, chưa lên kế hoạch kiểm tra nội bộ hàng năm.

* Về thủ tục kiểm soát thuế

- Ở khâu đăng ký, kê khai và xử lý hồ sơ khai thuế

+ Công tác kê khai, đăng ký thuế chỉ mới dừng lại ở mức độ ghi chép, theo dõi, phản ánh số thuế đã nộp, nhưng bộ phận kê khai đăng ký và kế toán thuế chưa phân loại được đối tượng để định hướng kiểm soát thuế TNDN có hiệu quả, trọng điểm.

+ Việc phát hiện sai sót trong hồ sơ đăng ký kê khai thuế của NNT do của bộ phận kê khai và kế toán thuế thực hiện tại Văn phòng Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk hầu như chưa nhiều, mặc dù sai sót của NNT ở khâu này không phải là nhỏ.

+ Công tác phân tích hồ sơ khai thuế chưa cao, số liệu phân tích đôi lúc thiếu chính xác, chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý phục vụ cho công tác kiểm tra tại trụ sở NNT.

- Ở khâu nộp thuế và xử lý chứng từ nộp thuế

+ Cơ sở pháp lý thiếu đồng bộ nên việc thanh toán bằng tiền mặt còn chủ yếu, mặc dù Thủ tướng chính phủ đã ban hành Quyết định số 291/2006/QTTg về phê duyệt đề án thanh toán không dùng tiền mặt. Tuy nhiên trong thực tế quy định này chưa được thực hiện đầy đủ, mới chỉ áp dụng cho việc thanh toán tiền lương cho người lao động, tiền lương hưu cho cán bộ hưu trí.

+ Do thói quen và nhận thức của người dân trong thanh toán mua hàng hóa là thường xuyên sử dụng tiền mặt để thực hiện giao dịch.

+ Cơ sở hạ tầng các ngân hàng đã được cải thiện, nhưng chưa đáp ứng đủ yêu cầu giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt, thủ tục hành chính nhiều, phải chờ đợi gây mất thời gian khi giao dịch tại các ngân hàng.

- Ở khâu thanh tra tra, kiểm tra giám sát thuế

+ Công tác thanh tra, kiểm tra thuế chủ yếu tiến hành kiểm tra tại trụ sở NNT, nội dung kiểm tra rộng, không trọng điểm.

+ Lực lượng công chức làm công tác thanh tra, kiểm tra còn mỏng, trình độ còn hạn chế về nghiệp vụ, thiếu kinh nghiệm chuyên sâu nên việc đọc, phân tích báo cáo tài chính chưa sâu, vì vậy việc phát hiện sai phạm trong việc kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế chưa đem lại hiệu quả.

+ Công tác lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra còn dựa vào sự phân tích chủ quan của cán bộ thuế, chưa xây dựng được kế hoạch thanh tra một cách khoa học để đáp ứng nhu cầu thực tế.

+ Việc xây dựng nội dung kiểm tra còn rộng, không trọng điểmnên khi kiểm tra tại trụ sở NNTgây mất thời gian mà hiệu quả không cao.

- Ở khâu đôn đốc thu nợ thuế

+ Công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế chưa tính đến mức độ, tỷ lệ số nợ trên số thuế phát sinh, số nộp trong kỳ của đơn vị, bộ phận quản lý nợ chưa dự tính được khả năng thanh toán nợ của NNT, chưa có biện

pháp cưỡng chế phù hợp, kịp thời. Hệ thống thông tin cơ sở dữ liệu về NNT chưa đầy đủ và chưa được cập nhập kịp thời, còn phân tán, hạn chế đến khả năng chia sẻ, trao đổi thông tin giữa các phòng thuộc Văn phòng Cục Thuế và Chi cục Thuế các huyện trong tỉnh.

- Về xử lý vi phạm về hành vi trốn thuế

+ Việc xử lý các hành vi trốn thuế của cơ quan thuế đang dừng ở mức độ nhẹ, mang tính động viên, thuyết phục là chủ yếu, chưa nghiêm khắc nên chưa có tính răn đe, ngăn ngừa hành vi trốn thuế của NNT.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Nhìn chung, thời gian qua công tác kiểm soát thuế TNDN tại văn phòng Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk có nhiều chuyển biến tích cực so với trước đây, góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, tăng thu cho ngân sách, nâng cao ý thức trách nhiệm của đối tượng nộp thuế, trách nhiệm của cán bộ thuế, cơ quan thuế trong việc tuân thủ pháp luật thuế.

Tuy nhiên, với những mặt mạnh như trên, công tác kiểm soát thuế TNDN tại Văn phòng Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk còn tồn tại những điểm hạn chế sau:

+ Công tác thanh tra, kiểm tra vẫn chưa đạt quy mô về chất lượng theo yêu cầu, vẫn còn tồn tại những hạn chế, vướng mắc, nên chưa trở thành công cụ đắc lực cho công tác quản lý thuế.

+ Trình độ cán bộ, công chức thuế không đồng đều, một số cán bộ nghiệp vụ còn hạn chế, chưa có kỹ năng phân tích báo cáo tài chính, chứng từ kế toán khi kiểm tra.

+ Chính sách luân phiên, luân chuyển theo định kỳ làm ảnh hưởng đến tính chuyên sâu, chuyên môn hóa của đội ngũ cán bộ, công chức trong bộ máy quản lý thuế.

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG KIỂM SOÁT THUẾ

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) tăng cường kiểm soát thuế thu nhập doanh nghiệp tại văn phòng cục thuế tỉnh đăk lăk (Trang 92 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)