6. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu
1.1.5. Mô hình văn hóa doanh nghiệp
Văn hóa doanh nghiệp cũng tương tự như văn hóa nói chung là một mệnh đề khó nắm bắt, vô hình, mang tính tiềm ẩn và tự nhiên. Có thể nói rằng văn hóa doanh nghiệp đầy tính miêu tả nên rất khó để có thể cân đo đong đếm một cách rõ ràng. Tuy nhiên, chúng ta cũng có thể khắc họa nên một mô hình tổng thể về văn hóa doanh nghiệp dựa trên những giá trị cốt lõi, chức năng, rào cản và vai trò của văn hóa doanh nghiệp trong việc xây dựng doanh nghiệp phát triển bền vững về kinh doanh và nền tảng nhân sự.
Cũng đã có khá nhiều mô hình văn hóa doanh nghiệp được khắc họa dưới những cách tiếp cận khác nhau. Mô hình tên lửa dẫn đường, mô hình văn hóa quyền lực, mô hình tháp Eiffel, mô hình lò ấp trứng... Trong khuông khổ mục
tiêu nghiên cứu của đề tài, tác giả nhận thấy một số mô hình văn hóa doanh nghiệp có tính thực tế và thích hợp để áp dụng đó là mô hình nghiên cứu của Cameron và Quinn [16]. Với cách nghiên cứu này đã phân loại doanh nghiệp vào bốn loại văn hóa chính dựa trên bốn khung khác nhau, là sự kết hợp của hai biến giá trị trong khung giá trị cạnh tranh. Mỗi khung sẽ đại diện cho những giả định cơ bản, niềm tin và giá trị khác nhau của văn hóa doanh nghiệp. Không có việc đánh giá văn hóa doanh nghiệp này tốt hơn hay cao hơn, thấp hơn văn hóa doanh nghiệp khác tuy nhiên có thể có những kiểu văn hóa doanh nghiệp phù hợp hơn với tình hình và ngữ cảnh cụ thể nào đó hơn một kiểu doanh văn hóa doanh nghiệp khác. Phương thức đánh giá theo bốn khung dưới đây cung cấp cho ta một công cụ đánh giá văn hóa doanh nghiệp với mức độ tin tưởng cao đã qua kiểm chứng bao gồm:
Văn hóa hợp tác (Collaborate - Clan culture): Văn hóa thể hiện tính cởi mở, môi trường làm việc thân thiện dễ dàng chia sẻ, trung thành và mang tính đồng đội cao. Tập trung vào yếu tố con người cả ngắn hạn và dài hạn.
Văn hóa sáng tạo (Create -Adhocracy Culture): Văn hóa thể hiện tính sáng tạo, năng động và môi trường làm việc mang tính chủ động cao. Văn hóa thúc đẩy mọi thành viên luôn sáng tạo, chấp nhận thử thách, tạo sự khác biệt và rất năng nổ khát khao dẫn đầu. Tập trung cao độ vào kết quả lâu dài. Khuynh hướng dẫn đầu thị trường là giá trị cốt lõi.
Văn hóa kiểm soát (Control - Hierarchy Culture): Văn hóa rất nghiêm túc và một môi trường làm việc có tổ chức. Có ý thức cao trong việc tuân thủ nguyên tắc và qui trình. Tính duy trì, thành tích và hoạt động hiệu quả là những mục tiêu dài hạn. Sự đảm bảo và tiên đoán ăn chắc mặc bền là giá trị văn hóa cốt lõi.
Văn hóa cạnh tranh (Compete - Market Culture): Văn hóa luôn hướng tới kết quả, ý thức cao về tính cạnh tranh và đạt mục tiêu đề ra bằng mọi giá. Công
ty tập trung vào lợi thế cạnh tranh và đo lường kết quả. Đạt vị thế dẫn đầu trong thị trường là quan trọng trong quá trình xây dựng danh tiếng và khẳng định sự thành công.
Trong thực tế, các Công ty có thể áp dụng sự kết hợp giữa các mô hình để thiết lập văn hóa cho phù hợp với điều kiện và định hướng phát triển của Công ty. Vì vậy việc xác lập hay nhận diện mô hình văn hóa doanh nghiệp của một Công ty không phải là việc đơn giản và dễ dàng.