Những hạn chế

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị vốn tại công ty viettronimex đà nẵng (Trang 71 - 73)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.3.2.Những hạn chế

Tuy đã đạt được những thành công nhất định, kết quả kinh doanh có sự tăng trưởng khả quan, song trong quá trình quản trị vốn luân chuyển tại Viettronimex Đà Nẵng vẫn còn bộc lộ và tồn tại những nhược điểm như sau:

- Việc quản lý vốn lưu động của Công ty chưa thật sự được quan tâm và đầu tư đúng mức. Công ty chưa đưa ra những chủ trương, chính sách cụ thể rõ ràng nào để định hướng cho công tác quản trị vốn lưu động thể hiện được vai trò của nó trong việc giúp Công ty đạt được những hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Hiện nay, công tác Tài chính kế toán mới chỉ dừng lại ở việc giao cho nhân viên đảm nhận công việc theo mảng nghiệp vụ. Công tác kế toán chỉ dừng lại đơn thuần ở việc hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo các chuẩn mực kế toán hiện hành. Nhận thức về tầm quan trọng của công tác kế toán quản trị chưa thực sự đầy đủ nên đơn vị chưa xây dựng được bộ báo cáo kế toán quản trị khoa học, dẫn đến thông tin cung cấp cho hoạt động quản trị vốn nói chung và vốn luân chuyển nói riêng còn hạn chế, chậm trễ.

- Công tác hoạch định vốn lưu động chưa có một quy trình cụ thể, sự phối hợp giữa các thành phần vốn lưu động rất rời rạc khiến cho việc quản trị vốn lưu động không phát huy được hiệu quả, gây lãng phí vốn lưu động.

- Việc lập báo cáo công nợ hằng ngày của các khách hàng sỉ chỉ mang tính chất thống kê số liệu cho cấp trên chứ chưa đề ra được chính sách hay tham mưu nào cho BTGĐ trong công tác quản lý thu hồi công nợ. Việc quản lý công nợ phải thu khách hàng chưa hiệu quả làm cho tỷ lệ chiếm dụng vốn của Công ty ngày càng cao.

- Chính sách tín dụng và chính sách thu nợ còn chưa được xây dựng một cách chặt chẽ. Các quyết định bán chịu thường dựa vào cảm tính của nhân viên bán hàng và người quản lý mảng kinh doanh bán sỉ.

- Hình thức thanh toán tiền hàng của khách hàng là chuyển khoản và gởi tiền qua các nhà xe vận chuyển hàng. Vì điều kiện địa lý và việc giao dịch mua bán thông qua điện thoại nên khách hàng thường hứa hẹn trả tiền ngay sau khi nhận hàng nhưng sau đó lại thanh toán không đúng hẹn hay mua vượt quá hạn mức. Những ảnh hưởng tiêu cực của việc bị chiếm dụng và nguy cơ tiềm ẩn mất vốn từ các khoản phải thu tại Công ty chưa được phân tích rõ ràng và cụ thể để có giải pháp giải quyết.

- Giá trị hàng tồn kho của Công ty chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu vốn lưu động nhưng Công ty chưa có sự đầu tư thích đáng cho việc quản lý tài sản này. Trong ngành hàng điện tử - điện lạnh, với sự phát triển của công nghệ và sự cạnh tranh gay gắt giữa các nhà cung cấp khiến cho mức độ giảm giá của hàng tồn kho diễn ra rất nhanh trong thời gian một năm. Công tác quản trị hàng tồn kho còn chưa chặt chẽ và khoa học. Công ty chưa xác định được ngành hàng nào đem lại lợi nhuận cao, tốc độ quay vòng nhanh và còn bị động trong việc đặt hàng khiến cho Công ty dễ bị rơi vào tình trạng, lúc cần không có hàng để bán, lúc hàng lại tồn lâu phải giảm giá để „„đẩy‟‟ hàng ra.

- Công tác tính toán quản trị vốn bằng tiền chưa khoa học, còn mang tính cảm tính và ước lượng. Các biện pháp, phương thức quản trị lượng tiền mặt tồn tại các siêu thị được xác lập dựa trên kinh nghiệm, chưa có sự phân tích cụ thể, luôn ở thế bị động dựa trên các báo cáo tiền bán hàng của các siêu thị và xác nhận của ngân hàng. Chưa có biện pháp hữu hiệu để quản trị lượng tiền tồn trữ trong giai đoạn bán hàng ở các siêu thị.

CHƢƠNG 3

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ VỐN LƢU ĐỘNG TẠI CÔNG TY VIETTRONIMEX ĐÀ NẴNG

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị vốn tại công ty viettronimex đà nẵng (Trang 71 - 73)