Đánh giá tình hình và triển vọng phát triển của ngành điện máy

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị vốn tại công ty viettronimex đà nẵng (Trang 73)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.1.1. Đánh giá tình hình và triển vọng phát triển của ngành điện máy

máy trong thời gian tới

a. Một số thông tin dự báo chung.

Theo Tổng cục thống kê, Việt Nam có mức dân số trên 90 triệu dân với thu nhập và đời sống ngày càng được nâng cao. Đó chính là mảnh đất màu mỡ cho nhiều ngành nghề phát triển, trong đó có thị trường điện máy. Trong tương lai, thị trường được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng khi các hãng sản xuất liên tục có cải tiến ra mắt sản phẩm mới. Thực tế cũng có thấy, sau thời gian dài ảm đạm, từ cuối năm 2015, thị trường này đã có nhiều tín hiệu tốt. Tăng trưởng của các hệ thống điện máy lớn đều đạt từ 15% - trên 20%. Tết Nguyên đán vừa rồi, sức mua thị trường rất tốt, càng củng cố quyết tâm tái khởi động cuộc đua mở rộng hệ thống nhằm giành giật thị phần. Song các Công ty kinh doanh điện máy cũng cần chuẩn bị kỹ lưỡng, tính toán thiệt hơn. Bởi trong một thời gian vài năm trở lại đây không ít các tên tuổi lớn trong ngành kinh doanh điện máy kinh doanh thua lỗ, đã phải bán tháo bỏ dở cuộc chơi.

Đều đặn qua các năm, thị phần của các chuỗi bán lẻ hiện đại dần dần gia tăng, và lấn sâu vào thị phần của các cửa hàng nhỏ lẻ truyền thống. Từ năm 2011, thị phần của các chuỗi bán lẻ hiện đại chỉ chiếm khoảng dưới 20%, dự báo đến năm 2016, thị phần của các chuỗi bán lẻ trong thị trường hàng hóa công nghệ điện tử gia tăng lên mức khoảng 55%. Thị trường hàng hóa công nghệ điện tử dành cho các nhà phân phối bán sỉ ngày càng thu hẹp, khi mà thị phần của các cửa hàng nhỏ lẻ truyền thống đang sụt giảm mạnh.

Do các chuỗi bán lẻ lớn đang dần nhập hàng trực tiếp từ các nhà sản xuất, thay vì thông qua các nhà phân phối bán sỉ. Tuy nhiên, các doanh nghiệp phân phối có thể giữ vững được vị thế trung gian phân phối, bằng chiến lược phân phối độc quyền kèm theo dịch vụ marketing cho các hãng sản xuất.

Theo phân tích của nhiều chuyên gia, hiện thị trường bán lẻ điện máy trong nước đang tồn tại ba phương thức cạnh tranh cơ bản là giảm giá, khuyến mãi, mở rộng thị phần và cải thiện chất lượng dịch vụ. Các phương thức đều có sự gắn kết chặt chẽ, tuy nhiên nếu doanh nghiệp phân chia tỷ lệ áp dụng sai sẽ rất dễ rơi vào khủng hoảng. Để tồn tại và phát triển theo hướng bền vững, doanh nghiệp tập trung nghiên cứu kỹ nhu cầu, thị hiếu khách hàng và thị trường để có những bước đi thích hợp. Các nhà bán lẻ điện máy cần phải xác định cho mình những lối đi riêng, đặc biệt phải tạo ra sự khác biệt trong cuộc cạnh tranh ngày càng cam go này.

b. Các rủi ro đối với ngành.

Rủi ro thay đổi cấu trúc ngành.

Một trong những xu hướng phát triển trong mảng công nghệ trên thế giới, các nhà sản xuất đang cố gắng giảm bớt mức chiết khấu, cũng như số lượng các nhà phân phối trung gian. Thứ nhất, các nhà sản xuất muốn tiết kiệm lại phần hoa hồng cho các đại lý trung gian khi biến lợi nhuận gộp trong sản phẩm điện thoại thông minh đang giảm dần. Thứ hai, sau vấn đề chất lượng sản phẩm, các nhà sản xuất tiến đến mang lại giá trị từ dịch vụ trực tiếp hơn để tạo ra sự trung thành đối với thương hiệu.

Rủi ro này sẽ hiện hữu nhiều hơn đối với các nhà phân phối, bán sỉ khi vị thế đang có xu hướng bị suy giảm. Rủi ro càng gia tăng đối với các dòng sản phẩm có thương hiệu được nhận thức rộng. Các Công ty sản xuất lớn như Apple, Samsung, Dell, HP có vị thế lớn để cắt giảm chiết khấu cho các Công ty phân phối, bán sỉ. Đồng thời, khi thị trường bán lẻ không còn phân

tán, mức độ tập trung cao, chi phí phân phối vào một chuỗi cửa hàng có thị phần lớn sẽ tiết kiệm hơn so với việc bán hàng cho từng cửa hàng nhỏ lẻ. Vì vậy, các nhà sản xuất lớn có động lực để chuyển dịch bán hàng trực tiếp cho các chuỗi bán lẻ có độ phủ lớn.

Tuy nhiên, trong mảng bán lẻ hiện tại, các nhà sản xuất gặp hạn chế trong việc mở ra hàng loạt cửa hàng bán lẻ thiết bị công nghệ trên toàn cầu hay một thị trường nhất định. Trong khi đặc thù ngành bán lẻ cần có độ phủ cao để tiếp cận người tiêu dùng, đồng thời có chất lượng dịch vụ ổn định, hệ thống nhân viên bán hàng và quản trị hàng tồn kho.

Rủi ro hàng tồn kho.

Đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bán lẻ, quản lý hàng tồn kho là vấn đề rất quan trọng. Hơn nữa, trong ngành hàng công nghệ, các nhà sản xuất thiết bị công nghệ đều chạy đua cải tiến và ra mắt sản phẩm mới hằng năm. Vì vậy, sản phẩm công nghệ nhanh chóng bị lỗi thời và mức độ giảm giá của hàng tồn kho diễn ra rất nhanh. Ví dụ, trung bình đối với các sản phẩm Apple, tốc độ giảm giá trên từng dòng điện thoại bình quân là 10% - 15%/năm. Đối với các sản phẩm phân khúc cao cấp của Samsung có tốc độ giảm giá bình quân là 30%/năm. Các dòng sản phẩm tivi bình quân có mức giảm giá khoảng 20% - 30% tùy vào xuất xứ. Do đó, các Công ty hoạt động kinh doanh phân phối và bán lẻ luôn luôn chịu rủi ro từ việc giảm giá hàng tồn kho.

Rủi ro thay đổi công nghệ.

Ngành công nghệ đang phát triển với tốc độ rất nhanh làm thay đổi nhiều góc cạnh trong xã hội. Trong tương lai, những công nghệ mới ra đời có thể làm thay đổi cách tiếp cận của người tiêu dùng đối với sản phẩm. Từ đó, người tiêu dùng không cần đến địa điểm mua hàng và mọi trải nghiệm

thực tế có thể mang đến từ màn hình trước mặt. Do đó, những sự thay đổi này có thể tác động tiêu cực đến sự tồn tại của các chuỗi cửa hàng hiện hữu.

3.1.2 Định hƣớng hoạt động kinh doanh của Công ty Viettronimex Đà Nẵng trong thời gian tới

Để khẳng định thương hiệu Viettronimex Đà Nẵng trên toàn quốc, chiến lược phát triển của Công ty trong những năm tới là hướng tới xây dựng Viettronimex thành một trung tâm mua sắm tin cậy, đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách hàng về các sản phẩm Điện tử - Điện lạnh - Tin học tại thị trường Đà Nẵng và khu vực lân cận. Công ty sẽ xây dựng và hình thành chuỗi Siêu thị Điện máy tại khu vực miền Trung – Tây Nguyên để đẩy mạnh hơn kênh bán lẻ. Thêm vào đó, các dịch vụ hậu mãi sau bán hàng cho khách hàng sẽ được tăng cường tối đa với việc xây dựng Trung tâm sửa chữa, bảo hành, bảo trì hiện tại thành một trung tâm bảo hành quy mô lớn, công nghệ hiện đại phục vụ cho khách hàng Đà Nẵng cũng như khu vực miền Trung – Tây Nguyên. Với thị trường bán sỉ, Công ty định hướng trở thành nhà phân phối chuyên nghiệp, tăng thêm thị phần, tăng thêm số lượng đại lý trên khắp cả nước.

Để đáp ứng cho định hướng mở rộng quy mô và thị phần, Công ty sẽ hợp tác với nhiều đối tác cung ứng khác nhau để gia tăng khối lượng hàng hóa kinh doanh cũng đa dạng về mặt hàng và nguồn hàng.

Để hoàn thành các mục tiêu trên, Công ty sẽ cần có nguồn nhân lực có trình độ, có năng lực chuyên môn nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức, tinh thần trách nhiệm cao. Do đó, Công ty luôn đặt mục tiêu đào tạo, nâng cao trình độ năng lực quản lý cho đội ngũ cán bộ, có chế độ đãi ngộ để thu hút nguồn lực lao động có trình độ chuyên môn cao theo yêu cầu phát triển của Công ty.

3.1.3 Phƣơng hƣớng quản trị vốn lƣu động

a. Hàng tồn kho.

Hàng tồn kho là một chỉ mục quan trọng vì chiếm tỉ trọng lớn trong vốn lưu động. Với các rủi ro giảm giá về hàng tồn kho và rủi ro thay đổi công nghệ, Công ty luôn định hướng quay vòng hàng tồn kho nhanh nhất có thể. Mục tiêu số ngày của một vòng quay hàng tồn kho là dưới 30 ngày/vòng, giảm thiểu tối đa các chi phí tồn kho do hàng tồn kho quá lâu (trên 30 ngày) dẫn đến lỗi thời, khó bán hay hàng tồn kho hư hỏng do vận chuyển hoặc do trưng bày.

b. Nợ phải thu

Đối với công tác quản trị công nợ phải thu, Công ty sẽ tăng cường công tác quản lý công nợ phải đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc sau:

- Tất cả các khoản công nợ phải được phản ánh chi tiết trên sổ sách kế toán theo đúng chế độ quy định; Các khoản công nợ phải thường xuyên được theo dõi, phân loại để áp dụng các biện pháp xử lý phù hợp nhằm hạn chế rủi ro, nâng cao hiệu quả kinh doanh; Khi quyết định định mức công nợ khách hàng phải căn cứ vào hiệu quả, mức độ tin cậy, khả năng thanh toán của khách hàng và phải có hồ sơ trình định mức công nợ.

- Các khoản công nợ phải thu phát sinh với các đơn vị khác đều phải có hợp đồng kinh tế và đầy đủ thông tin theo luật định, đồng thời phải có định mức công nợ (bao gồm hạn mức nợ và thời gian nợ) và trách nhiệm tài chính của các bên. Người ký hợp đồng phải có đủ thẩm quyền (là đại diện theo pháp luật hoặc có ủy quyền hợp pháp, hợp lệ và phải được ủy quyền bằng văn bản) trước khi ký kết và thực hiện hợp đồng.

- Đối với nợ không có khả năng thu hồi, phải xác định rõ nguyên nhân khách quan, chủ quan. Đối với nguyên nhân chủ quan, phải xác định rõ nguyên nhân và có biên bản xác nhận, bù đắp bằng khoản dự phòng nợ phải

thu khó đòi, nếu còn thiếu thì hoạch toán vào chi phí kinh doanh của đơn vị. Nợ không có khả năng thu hồi sau khi đã xử lý theo quy định vẫn phải theo dõi ngoài bảng cân đối kế toán và trong thuyết minh báo cáo tài chính trong thời hạn tối thiểu là 10 năm và tối đa là 15 năm kể từ ngày thực hiện xử lý và tiếp tục có biện pháp để thu hồi nợ, nếu thu hồi được nợ thì số tiền thu hồi sau khi trừ đi các chi phí có liên quan được hạch toán vào thu nhập theo quy định.

c. Vốn bằng tiền.

Công ty sẽ phải xây dựng kế hoạch dòng tiền và kế hoạch thanh toán để thanh toán các khoản công nợ phải trả đến hạn, hạn chế tối đa phát sinh các khoản phạt do thanh toán quá hạn, hạn chế rủi ro trong thanh toán, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và đảm bảo an toàn tài chính.

3.2GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ VỐN LƢU

ĐỘNG TẠI CÔNG TY VIETTRONIMEX ĐÀ NẴNG 3.2.1 Giải pháp hoàn thiện quản trị hàng tồn kho.

a. Lập dự toán hàng tồn kho.

Để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng trên cơ sở đáp ứng được sự thay đổi của nhu cầu về số lượng, cung cấp đúng những gì khách hàng cần và tạo mối quan hệ phát triển lâu dài Công ty cần xây dựng mô hình lượng dự trữ an toàn đối với từng nhóm mặt hàng cụ thể, kết hợp với xác định điểm đặt hàng lại.

Như đã phân tích ở trên về tính chất mùa vụ của các hành hàng, với bề dày kinh nghiệm 25 năm hoạt động trong lĩnh vực điện máy, BTGĐ Công ty có thể tiếp tục dựa vào những am hiểu ngành hàng này để đưa ra những quyết định trong việc lập kế hoạch hàng tồn kho, giai đoạn nào thì nên nhập mặt hàng nào.

Năm 2014 là năm diễn ra World Cup, có nhiều chương trình khuyến mãi từ phía nhà sản xuất kết hợp với các đại lý bán, làm kích thích người tiêu dùng sắm một chiếc tivi mới phục vụ nhu cầu xem bóng đá cũng như sử dụng lâu dài. Thêm vào đó, thời điểm này nhiều người quan tâm tới số hóa truyền hình nên cũng là một dịp thuận lợi để thay chiếc tivi cũ ở nhà sang mẫu mới hơn, tích hợp đầu thu kỹ thuật số. Sang năm 2015, hàng loạt mẫu tivi mới của các hàng Samsung, LG, Sony, TCL được ra mắt, thêm vào đó các dòng tivi công nghê 4K, tivi màn hình cỡ lớn bắt đầu thu hút nhiều người dùng hơn vì mức giá “dễ chịu” hơn hẳn so với hồi mới ra mắt. Thế nhưng tình hình tăng trưởng ngành hàng điện tử ở Công ty lại có xu hướng tăng trưởng chậm lại. Với xu hướng công nghệ thay đổi liên tục, người tiêu dùng người tiêu dùng thường thích sử dụng tivi có tính năng internet/smart, chính vì lý do đó, nhu cầu và số lượng mua sắm mặt hàng này lớn hơn nhiều so với những loại tivi không có tính năng này. Công ty cần rà soát lại mặt hàng Tivi tồn kho hiện nay, phân loại thành 2 nhóm có tính năng internet/smart và không có tính năng internet/smart. Thực hiện các chương trình khuyến mãi kích cầu để đẩy nhanh các dòng TV cũ, lỗi mốt giúp giảm giá trị hàng tồn. Công ty có thể đẩy hàng về cho các đại lý cấp 2 ở các khu vực nông thôn Quảng Nam, Quảng Ngãi, Huế với tình hình phát triển kinh tế chưa cao, sẽ có sức tiêu thụ tốt hơn so với các đại lý bán tại các khu vực thành phố.

Đối với ngành hàng điện lạnh, mặt hàng điều hòa vẫn là sẽ có mức tăng trưởng đáng kỳ vọng trong thời gian tới. Hiện nay với mức sống cao, nhu cầu mua điều hòa càng được tăng lên để đối phó với thời tiết nắng nóng liên tục kéo dài. Thêm vào đó là điểm nhấn công nghệ inverter – tiết kiệm điện với nhiều tính năng vượt trội càng kích thích người tiêu dùng chi tiêu cho mặt hàng này. Sức mua của người tiêu dùng luôn vượt mức tưởng tượng nên

vào mùa vẫn không cung ứng đủ cho người tiêu dùng, đặc biệt là những thương hiệu điều hòa có tên tuổi như: điều hòa Panasonic, Daikin, Mitsubishi,... đã khan hiếm hàng nhưng mức giá không hề giảm, giá thị trường đẩy giá lên 5%-7%, thậm chí 10% mà vẫn đắt hàng. Vấn đề là khâu vận chuyển, lắp đặt cần nhanh chóng để khách hàng không phải chờ lâu, như vậy Công ty mới có thể bán hàng được nhiều hơn, đẩy tốc độ quay vòng của mặt hàng này nhanh hơn. Dù mang tính mùa vụ cao, thời gian mua sắm cao điểm kéo dài từ khoảng tháng 6 đến tháng 8 hằng năm, Công ty cần chuẩn bị vốn để dự trữ hàng điều hòa vào đầu mùa, đàm phán tốt với các nhà cung cấp để luôn được đáp ứng về nguồn cung hàng và chuẩn bị lực lượng vận chuyển và lắp đặt để đáp ứng tốt được sức nóng của thị trường.

Phụ lục 12 sẽ minh họa về đơn đặt hàng điều hòa của hãng Aqua vào thời điểm đầu tháng 5 năm 2016, trong đó có bổ sung thêm cột Hàng tồn còn lại của đơn hàng sau khoảng thời gian dự kiến bán ra để Công ty có thể đánh giá được hiệu quả của đơn đặt hàng. Đây cũng là những sản phẩm đã tồn kho trên 30 ngày, cần có phương án để bán hàng ra ngay, tránh ứ đọng hàng, làm tăng những rủi ro về hàng tồn kho lâu ngày.

b. Tổ chức thực hiện quản trị hàng tồn kho.

Cần đặc biệt tăng cường khâu kiểm kê kiểm soát để tránh mất mát tài sản, phát hiện những hàng móp méo hư hỏng, hàng cũ tồn lâu khó bán để tìm biện pháp xử lý kịp thời.

Như đã đề cập ở trên, Công ty luôn phải trưng bày hàng hóa tại các siêu thị, đây là nhóm hàng tồn kho đặc biệt và có nhiều rủi ro. Bên cạnh việc hằng tháng các siêu thị đều kiểm kê hàng hóa tại siêu thị. Hàng quý Công ty cũng cần tổ chức kiểm kê và đánh giá tình trạng hàng trưng bày tại các siêu thị. Nếu có hư hỏng, trầy xướt, móp méo cần có biện pháp khắc phục và

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị vốn tại công ty viettronimex đà nẵng (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)