thuế XNK
Từ những hạn chế của kiểm soát thu thuế ở khâu KTSTQ và thanh tra thuế XNK nêu ở chương 2, tác giả nhận thấy để nâng cao hiệu quả kiểm soát thu thuế ở khâu KTSTQ và thanh tra thuế XNK, cần thực hiện giải pháp như
sau:
Trước tiên, phải xây dựng dữ liệu về NNT(DN) để làm cơ sở cho công tác thu thập, phân tích, xử lý thông tin liên quan đến nghĩa vụ thuế của NNT. Hệ thống cơ sở dữ liệu về NNT phải xây dựng được các nội dung sau:
- Thông tin chung về NNT: xác định về chủ sở hữu DN, thành viên góp vốn, địa điểm đầu tư, kinh doanh, quốc gia đầu tư, thuộc Bộ, ngành nào quản lý. Tất cả thông tin chung về DN được thể hiện đầy đủ và hợp pháp trên Giấy phép thành lập, Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy đăng ký thuế. Quản lý thông tin chung giúp biết được loại hình DN đăng ký kinh doanh, đầu tư.
- Thông tin về ngành nghề, lĩnh vực DN hoạt động: như sản xuất, gia công mặt hàng nào, có quyền phân phối hay quyền kinh doanh mua bán tại Việt Nam hay không, công nghệ sản xuất, quy mô kinh doanh, số vốn góp của các thành viên thành lập DN. Qua các thông tin này, giúp kiểm soát được mặt hàng mà DN làm thủ tục XK, NK có phù hợp ngành nghề đã đăng ký kinh doanh không.
- Thông tin về người chịu trách nhiệm trong hoạt động sản xuất kinh doanh của DN: thông tin về chủ sở hữu, về giám đốc điều hành. Qua các thông tin này, giúp liên lạc với NNT khi cần giải quyết công việc và theo dõi thông tin liên quan đến DN khi chủ sỡ hữu, người đại diện pháp luật bỏ trốn.
- Thông tin về tình hình sản xuất, kinh doanh của DN: thông tin về kim ngạch XK, NK hàng năm, kho bãi, nhà xưởng của DN, số lượng lao động đang làm việc tại DN, năng lực sản xuất của DN. Qua các thông tin này, giúp kiểm
88
soát được hoạt động của DN bình thường, đang phát triển và có năng lực sản xuất phù hợp với lượng hàng hóa DN sản xuất ra hay không.
- Thông tin về các hành vi vi phạm pháp luật đã xảy ra của DN: DN đã bị thanh tra thuế, KTSTQ lần nào chưa, kết quả kiểm tra thường phát hiện những loại vi phạm nào, quá trình NK, XK đã bị xử phạt vi phạm về thuế
chưa, vụ việc vi phạm về thuế của DN ở mức độ nào... Qua các thông tin này, giúp công việc kiểm tra có nhận định sơ bộ về mức độ tuân thủ pháp luật về
thuế của DN.
Tóm lại, xây dựng dữ liệu thông tin về DN (hồ sơ DN) giúp phân loại DN để kiểm tra được trọng tâm và chính xác hơn. Phân loại DN thuộc đối tượng chịu thuế hay được miễn thuế nhằm xác định khả năng xảy ra gian lận về thuế thường tập trung vào định mức nguyên liệu, vào lĩnh vực đầu tư, trị giá hay mã số hàng hóa...
Sau khi đã phân loại DN thì bước tiếp theo là xây dựng phương pháp thu thập, đánh giá chứng cứ để phục vụ thu thuế qua KTSTQ, thanh tra thuế
một cách hiệu quả. Đây là công việc rất quan trọng, vì nó giúp tìm ra sự thật về
sai phạm của NNT. Công việc này được tiến hành qua các bước sau: Bước 1. Nghiên cứu hình thức của từng tài liệu, đồ vật:
Nghiên cứu về mặt hình thức để kiểm tra thuộc tính khách quan và hợp pháp về hình thức thể hiện của tài liệu thu thập được. Để làm rõ vấn đề này, người kiểm tra cần quan tâm đến những vấn đề sau:
+ Tài liệu cần thu thập là gì? Tồn tại ở hình thức nào?
+ Dấu hiệu của sự sữa chữa, tẩy xóa, thay đổi cấu trúc, hình dáng ( tính nguyên vẹn)..
Bước 2. Nghiên cứu nội dung thông tin, tài liệu:
Nghiên cứu về mặt nội dung giúp đánh giá mức độ tin cậy của thông tin sử dụng làm chứng cứ thông qua phân tích sự hợp lý, thống nhất số liệu được phản ánh trên các tài liệu, đồ vật. Nghiên cứu riêng rẽ từng tài liệu, đồ vật và
89
đối chiếu, kiểm tra giữa các tài liệu, đồ vật có liên quan với nhau về mặt kinh tế, kỹ thuật.
+ Nghiên cứu riêng rẽ từng tài liệu là kiểm tra sự phù hợp giữa các số
liệu thông tin trên cùng một tài liệu để xác định tính hợp lí trong những thông tin phản ánh trên tài liệu.
+ Đối chiếu, kiểm tra giữa các tài liệu có liên quan về mặt kinh tế, kỹ
thuật ghi chép là cơ sở để kiểm tra chéo giữa các thông tin với nhau nhằm làm rõ sự hợp lý trước khi dùng tài liệu đó làm bằng chứng hay không.
Trong KTSTQ, thanh tra thuế XNK thì nguồn chứng cứ quan trọng nhất là các tài liệu kế toán. Kiểm tra đối chiếu từ chứng từ gốc đến sổ sách và báo cáo giúp người kiểm tra xác định các nghiệp vụ phát sinh có được phản ánh
đầy đủ vào sổ sách kế toán hay không. Ngược lại, kiểm tra, đối chiếu từ báo cáo, sổ sách đến chứng từ gốc giúp người kiểm tra xác định những gì được báo cáo, ghi chép có thực sự phát sinh không.
Bước 3. Đánh giá chứng cứ:
Khi nghiên cứu, kiểm tra tài liệu kế toán làm chứng cứ thì việc quyết
định lựa chọn chứng cứ nào thật sự khẳng định sai phạm của DN là điều không phải dễ. Vì vậy, để xác định thông tin khi lựa chọn sử dụng để ra quyết định làm bằng chứng cần phải dựa vào nguồn gốc chứng cứ và nguồn chứng cứ. Trong đó, chứng cứ nào có nguồn gốc càng độc lập với đơn vị cần kiểm tra thì càng có độ tin cậy cao.
Để có thể sử dụng một tài liệu nào đó làm chứng cứ thì phải đánh giá chứng cứ, người kiểm tra phải dựa trên cơ sở sau:
* Yếu tố cấu thành nên hành vi vi phạm quy định của pháp luật;
* Những vấn đề chứng minh đã được thu thập và nghiên cứu bằng các phương pháp phù hợp không;
* Những quy định về nguyên tắc, chuẩn mực, chế độ trong quản lý HQ, quản lý thuế áp dụng cho vụ việc được xem xét;
90
* Những kinh nghiệm, hiểu biết của người kiểm tra về các dạng vi phạm pháp luật về HQ.
Qua việc xây dựng phương pháp thu thập, đánh giá chứng cứ nêu trên sẽ
là cẩm nang giúp cho người thực hiện KTSTQ, thanh tra thuế XNK lựa chọn chính xác chứng cứ để lập luận, đấu tranh với DN về những hành vi sai phạm, gian lận của DN. Là cơ sở để đề xuất truy thu thuế, ấn định thuế đối với sai phạm của DN có liên quan đến số thuế phải thu.
Chẳng hạn: Kiểm tra đối với DN thuộc loại hình gia công, sản xuất XK thì nên áp dụng phương pháp là đối chiếu số lượng tổng nguyên liệu trên dữ
liệu khai thác của cơ quan HQ với báo cáo nhập – xuất – tồn của DN, kết hợp với số dư tài khoản 152, 154, 156 trên sổ kế toán. Nếu phát hiện ra chênh lệch thì tập trung vào chênh lệch để tìm ra sai phạm, thời gian giải quyết sẽ nhanh hơn, hiệu quả hơn.
Hiện nay, Hệ thống tra cứu thông tin trên VNACCS/VCIS cung cấp cho KTSTQ còn hạn chế như chức năng phân quyền ít. Đề xuất giải pháp tiếp theo
là phân quyền khai thác rộng cho công chức KTSTQ để mở rộng đối tượng
được khai thác thông tin về DN. Từ đó, số lượng DN cần thu thập thông tin sẽ
nhiều hơn, nguồn thông tin đa dạng và khai thác hết được nguồn lực của KTSTQ. Các công chức KTSTQ đều khai thác được dữ liệu thì Lãnh đạo sẽ
phân công cho từng công chức theo dõi từng nhóm DN, báo cáo định kỳ cho Lãnh đạo về thông tin nghi ngờ sai phạm của DN được thu thập qua dữ liệu Hệ
thống. Qua đó, kiểm soát DN được liên tục, thường xuyên, phát hiện kịp thời dấu hiệu nghi ngờ sai phạm của DN để kịp thời có biện pháp xử lý, kiểm tra, ngăn chặn hành vi không tuân thủ pháp luật của DN.