Quan niệm của Hêghen về đối tƣợng của lôgíc học

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) tư tưởng biện chứng của hêghen trong tác phẩm khoa học loogi (Trang 33 - 39)

6. Tình hình nghiên cứu đề tài

2.1.2. Quan niệm của Hêghen về đối tƣợng của lôgíc học

Hêghen xác định: Lôgíc học là khoa học về ý niệm thuần túy

Hêghen nói: “Lôgíc học là Khoa học về Ý niệm thuần túy, tức là, về Ý niệm trong môi trƣờng trừu tƣợng của tƣ duy” [6, tr. 64]. Ông giải thích thêm:

“Tất nhiên, ngƣời ta có thể bảo rằng lôgíc học là khoa học về tƣ duy, về những sự quy định và những quy luật của nó, nhƣng tƣ duy nhƣ là tƣ duy chỉ

tạo nên tính quy định phổ biến hay môi trƣờng làm cho ý niệm mang tính [hình thức] lôgíc mà thôi. Còn ý niệm mới là tƣ duy, nhƣng không phải nhƣ là tƣ duy đơn thuần hình thức (trái lại, nhƣ là cái toàn thể tự - phát triển của những sự quy định và quy luật của riêng nó mà tƣ duy không phải đã có và thấy chúng có sẵn ở trong chính mình, ngƣợc lại, tự mang lại cho chính mình” [6, tr.64].

Ở đây, Hêghen không hiểu tƣ duy theo nghĩa hẹp, bó gọn trong ý thức của mỗi cá nhân nhƣ một khả năng nhận thức chủ quan của con ngƣời, mà theo nghĩa rộng. “Đó là tinh thần tuyệt đối sáng tạo ra cả giới tự nhiên và con ngƣời. Tƣ duy con ngƣời là giai đoạn phát triển cao nhất, trong đó tinh thần tuyệt đối có khả năng ý thức đƣợc bản thân nó.” [40, tr. 436]

Theo tác giả Nguyễn Hữu Vui, “Hêghen đã phân biệt hai dạng tƣ duy đó là tƣ duy tự nó chính là tinh thần tuyệt đối tạo thành bản chất của toàn bộ hiện thực và tƣ duy con ngƣời - đây là tƣ duy tự nó ở giai đoạn phát triển cao nhất, đó là giai đoạn tƣ duy có ý thức. Chỉ ở đây mới có tƣ duy theo đúng nghĩa của danh từ. Tƣ duy của mỗi con ngƣời phải hoạt động theo những quy luật khách quan chung của tƣ duy - tức tƣ duy tự nó” [40, tr 436]. Vì vậy, “Khi xác định lôgíc học nhƣ tƣ duy về tƣ duy, Hêghen đã khẳng định chính xác sự khác biệt duy nhất của nó với những khoa học khác” [42, tr. 218]. Vậy tƣ duy là gì? “dĩ nhiên câu trả lời duy nhất thỏa đáng chỉ có thể là sự trình bày cốt lõi của sự việc, tức là một lý thuyết đƣợc khai triển cụ thể, là chính khoa học về tƣ duy” [42, tr. 219].

Hêghen hiểu tƣ duy theo nghĩa rộng, cho nên ông đã khẳng định giới tự nhiên chính là tƣ duy thể hiện dƣới các dạng vật chất, hay còn gọi là tƣ duy khách quan vô thức và chúng đồng nhất về mặt nội dung. Đó cũng chính là sự thống nhất giữa tƣ tƣởng và hiện thực, tinh thần và vật chất và đƣợc coi là nguyên lý cơ bản của tƣ duy lôgíc.

Theo Hêghen, lôgíc học là “môn khoa học khó nhất trong chừng mực nó không làm việc với những trực quan, càng không phải nhƣ môn hình học đƣợc làm việc với những biểu tƣợng cảm tính trừu tƣợng mà phải làm việc với những sự trừu tƣợng thuần túy” [6, tr 64]. Tuy nhiên, ông cũng cho rằng lôgíc học “là môn học dễ nhất bởi nội dung không gì khác hơn là tƣ duy của chính bản thân chúng ta, với những quy định thông thƣờng của nó, những quy định này đồng thời là những quy định đơn giản nhất và sơ đẳng nhất và có thể coi là những gì quen thuộc nhất nữa” [6, tr. 64].

Cũng theo Hêghen, đối tƣợng (hay nói đúng hơn, mục đích của lôgíc học là nhận thức chân lý.

Trong tác phẩm “Khoa học Lôgíc” Hêghen đặt ra câu hỏi “Đối tƣợng của khoa học của chúng ta là gì? Câu trả lời đơn giản nhất và dễ hiểu nhất cho câu hỏi này là: Đối tƣợng này là chân lý. Chân lý là một từ cao cả và bản thân sự việc ấy còn cao cả hơn nữa … Nhƣng lại sớm nảy sinh một chữ “nhƣng”, đó là: liệu chúng ta có đủ sức nhận thức đƣợc chân lý hay không. Có vẻ có một điều không tƣơng ứng giữa những con ngƣời bị giới hạn của chúng ta và chân lý tồn tại tự - mình - và - cho - mình; và nảy sinh câu hỏi về nhịp cầu giữa cái hữu hạn và cái vô hạn. Thƣợng đế là chân lý; nhƣng làm thế nào là nhận thức đƣợc? Đức khiêm hạ và lòng khiêm tốn dƣờng nhƣ mâu thuẫn lại với một ý đồ nhƣ thế” [6, tr. 66].

Tóm lại, có thể diễn đạt tƣ tƣởng của Hêghen một cách ngắn gọn nhƣ sau: đối tƣợng của khoa học lôgíc (hay lôgíc học) là tƣ duy theo nghĩa là tƣ duy thuần túy, tƣ duy tự nó. Mục đích của lôgíc học là nhận thức chân lý. Chân lý cao cả thuộc về Thƣợng đế.

Hêghen phê phán những hạn chế của lôgíc học hình thức truyền thống. Một mặt, Hêghen khẳng định đối tƣợng của triết học cũng nhƣ lôgíc học là tƣ duy thuần túy, nhƣng mặt khác, ông phê phán quan niệm cho rằng tƣ

duy, tƣ tƣởng chỉ là chủ quan thuần túy, hoặc chỉ là hình thức thuần túy. Đó là hạn chế của lôgíc học truyền thống. Hêghen nói:

“Ta đều đồng ý rằng tƣ duy là đối tƣợng của môn lôgíc học. Nhƣng về tƣ duy ta cũng có thể có một quan niệm rất thấp cũng nhƣ rất cao về nó. Thật thế, một mặt ngƣời ta bảo rằng: “Đó chỉ là một tƣ tƣởng mà thôi và ngƣời ta hiểu cái gì là tƣ tƣởng chủ quan, tùy tiện và ngẫu nhiên chứ không phải là bản thân sự việc, không phải là cái đúng thật và cái hiện thực.” [6, tr. 67]

Theo ông, “Nếu lôgíc học không làm việc gì khác hơn là giúp ta làm quen với hoạt động tƣ duy đơn thuần hình thức, ắt hẳn nó chẳng mang lại đƣợc gì ngoài những điều ta vẫn thƣờng làm tốt bấy lâu nay. Trong thực tế, môn lôgíc học cổ truyền chẳng làm gì đƣợc hơn thế” [6, tr. 67-68].

Mặt khác, Hêghen cho rằng:

“Ngày nay lôgíc học - với tƣ cách là khoa học về tƣ duy cũng đã có một thế đứng cao hơn, trong chừng mực chỉ có tƣ tƣởng mới có thể trải nghiệm về cái tối cao, cái đúng thật. Cho nên, nếu “Khoa học lôgíc” xem xét tƣ duy trong hoạt động và trong sự sản sinh của nó (và tƣ duy không phải là hoạt động không có nội dung, bởi vì, nó sản sinh ra những tƣ tƣởng và bản thân tƣ tƣởng, thì nội dung của nó, nói chung, là thế giới siêu - cảm tính và việc nghiên cứu thế giới ấy [có nghĩa] là cƣ lƣu ở bên trong thế giới ấy. Toán học làm việc với những sự trừu tƣợng về con số và không gian, nhƣng chúng vẫn còn là những cái gì cảm tính, dù là cái cảm tính trừu tƣợng và không có sự hiện hữu trần trụi.” [6, tr. 68]

Trên quan niệm này, Hêghen nói về “tƣ tƣởng khách quan” hay tính khách quan của tƣ tƣởng, tức là nội dung phản ánh của nó phù hợp với khách quan. Hay nói theo quan điểm duy vật, chân lý là tƣ tƣởng phản ánh và phù

hợp với sự vật khách quan, nội dung phản ánh của nó phù hợp với khách quan. Ông nói: “Trƣớc đây ta đã thấy rằng tƣ duy lôgíc nói chung không nên đƣợc hiểu đơn thuần theo nghĩa của một hoạt động chủ quan, mà đúng hơn, nhƣ là cái gì đồng thời có tính phổ biến nghiêm ngặt, do đó, là khách quan” [6, tr. 176].

Hêghen đồng nhất lôgíc học với siêu hình học

Vì lôgíc học và siêu hình học dƣới con mắt của Hêghen đều có cùng một đối tƣợng, là ý niệm tự nó hay tƣ duy thuần túy, là “tƣ tƣởng khách quan”, tức “những sự đƣợc nắm bắt trong tƣ tƣởng”, vì vậy, bản thân Hêghen đã đồng nhất lôgíc học với siêu hình học. Hêghen viết:

“Tƣơng ứng với các quy định này, những tƣ tƣởng cũng có thể đƣợc gọi là những tƣ tƣởng khách quan, trong đó kể cả những hình thức vốn thoạt đầu đƣợc xem xét ở trong môn “lôgíc học” thông thƣờng và thƣờng chỉ đƣợc xem nhƣ là những hình thức của tƣ duy có ý thức. Vì thế, “lôgíc học” trùng khít với siêu hình học, tức với khoa học về những sự vật đƣợc nắm bắt ở trong tƣ tƣởng, tức trong những gì đƣợc xem là để diễn tả những tính bản chất của sự vật”[6, tr. 77]

Hêghen vạch ra những bất cập của siêu hình học cũ

Bên cạnh việc phê phán những hạn chế của lôgíc học truyền thống, Hêghen cũng vạch ra một loạt những bất cập của siêu hình học cũ (từ Kant trở về trƣớc), nhƣ chủ nghĩa giáo điều, phép ngụy biện và thuyết hoài nghi. Ông chỉ ra rằng tính giáo điều của siêu hình học cũ “là ở chỗ bám chặt lấy những quy định tƣ tƣởng trong sự cô lập của chúng”, trong khi đó, triết học biện chứng thì “có nguyên tắc về tính toàn thể và tự cho thấy có năng lực bao trùm tính phiến diện của những quy định trừu tƣợng của giác tính”. Đặc biệt, ông phê phán siêu hình học cũ đã phủ nhận mâu thuẫn nội tại trong bản thân sự

vật, không thấy đƣợc sự thống nhất của các mặt đối lập. Ví dụ, trong việc xem xét linh hồn, siêu hình học cũ chỉ thấy tính hữu hạn, không thấy tính vô hạn, thật ra, ông nói:

“Linh hồn không phải chỉ hữu hạn cũng không phải chỉ vô hạn, trái lại, về bản chất, nó không chỉ là cái này mà còn là cái kia và do đó, vừa không phải cái này vừa không phải cái kia [6, tr. 96] nghĩa là: các quy định trong sự cô lập nhƣ thế là vô hiệu và chỉ có giá trị nhƣ là cái gì đƣợc vƣợt bỏ.

Trong việc xem xét mối quan hệ giữa tự do và tất yếu, siêu hình học cũ cho rằng trong tự nhiên chỉ có cái tất yếu, còn trong xã hội thì tinh thần con ngƣời là hoàn toàn tự do. Hêghen chỉ ra sai lầm của quan niệm này:

“Sự phân biệt này tất nhiên là có ý nghĩa cơ bản và có cơ sở ở trong chỗ cốt lõi của tinh thần, nhƣng nếu bị xem xét một cách trừu tƣợng bằng cách đối lập lại với nhau nhƣ thế, tự do và tất yếu chỉ thuộc về tính hữu hạn và chỉ có giá trị trên mảnh đất này. Một sự tự do mà không có sự tất yếu ở bên trong nó; cũng nhƣ một sự tất yếu đơn thuần, không có tự do đều là các quy định trừu tƣợng và, vì thế, là không đúng thật.” [6, tr. 95].

Nhƣ vậy theo Hêghen: “Tƣ duy ngay cả trên thực tế cũng có thể nhìn chính mình dƣờng nhƣ từ phía khác, nhƣ là đối tƣợng khác với chính mình chỉ chừng nào, mà chừng đó nó diễn tả mình, hóa thân vào hình thức ngoài nào đó và tƣ duy có ý thức đầy đủ, mà toàn bộ lôgíc học cũ xoay quanh ấy trên thực tế vẫn đòi hỏi ngôn ngữ, lời nói, từ vựng nhƣ là hình thức thể hiện ra ngoài của mình.” [42, tr. 229] với những quan niệm đó Hêghen trở thành nhà lôgíc chuyên nghiệp đầu tiên đã cƣơng quyết vứt bỏ một cách có ý thức lôgíc học cũ, theo đó, tƣ duy hiện ra trƣớc nhà nghiên cứu chỉ dƣới dạng của lời nói (trong hay ngoài, viết hay nói).

đƣợc tìm thấy nhƣ một hệ thống những quy định tƣ duy, nơi đó sự đối lập giữa cái chủ quan và cái khách quan (trong ý nghĩa thông thƣờng của nó) mất đi. Ý nghĩa này của tƣ duy và của những quy định của nó đã đƣợc diễn đạt chính xác hơn nhiều khi xƣa nói rằng chính Nous ngự trị thế giới” [6, tr 77-78].

Với quan niệm này của Hêghen về đối tƣợng của lôgíc học có một ý nghĩa triết học vô cùng to lớn. Hêghen đã hiểu lôgíc học là khoa học nghiên cứu tƣ duy nhƣ một quá trình phát triển của trí tuệ và tƣ tƣởng nhân loại. Ông nhận thấy tƣ duy của con ngƣời không chỉ bó hẹp trong ý thức cá nhân thể hiện dƣới dạng ngôn ngữ, mà cả trong quá trình hoạt động, trong công cụ lao động và đƣợc thể hiện trên sản phẩm lao động của con ngƣời. Vì vậy, theo tác giả E.V.ILencôv đánh giá Hêghen nhƣ sau: “lần đầu tiên trong lịch sử lôgíc học đã có thể đặt ra nhiệm vụ phân tích chuyên biệt các hình thức của tƣ duy, hay phân tích tƣ duy từ phía hình thức.” [42, tr. 233-234]

Mặc dầu, Hêghen đứng trên lập trƣờng duy tâm khách quan nhƣng Hêghen đã có công lớn cho rằng ngôn ngữ là hình thức thể hiện cơ bản nhất của tƣ duy và gần giống với quan điểm của Ph. Ăngghen khi cho rằng ngôn ngữ là cái vỏ vật chất của tƣ duy.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) tư tưởng biện chứng của hêghen trong tác phẩm khoa học loogi (Trang 33 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)