Học thuyết về ý niệm, về quan hệ chủ thể khách thể, về sự thống

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) tư tưởng biện chứng của hêghen trong tác phẩm khoa học loogi (Trang 73 - 74)

6. Tình hình nghiên cứu đề tài

2.4.3. Học thuyết về ý niệm, về quan hệ chủ thể khách thể, về sự thống

thống nhất của khái niệm với tính khách quan, về chân lý tuyệt đối

Theo Hêghen, “Học thuyết về ý niệm là học thuyết về khái niệm đã trút bỏ hay thoát ly khỏi sự phiến diện của tính chủ quan lẫn của tính khách quan trực tiếp của nó. Vậy, đó là học thuyết về Chủ thể - Khách thể, nghĩa là về sự thống nhất của khái niệm chủ quan và khách quan, tức về Chân lý tuyệt đối

của Logos” [6, tr. 491]. Ý niệm có nghĩa là khái niệm với tƣ cách là mục đích nội tại chính là ý niệm.

Giữa khái niệm và tính khách quan có sự thống nhất với nhau đƣợc thể hiện thông qua ý niệm. Ý niệm tuyệt đối là hình thức biểu hiện của khái niệm, vì vậy, ý niệm tuyệt đối là sự thống nhất giữa tinh thần và vật chất, chủ thể và khách thể, tƣ duy và tồn tại mà theo Hêghen thống nhất chính là sự đồng nhất có khác biệt, vì vậy, mâu thuẫn là cái có sẵn bên trong của ý niệm tuyệt đối. Nhờ có mâu thuẫn mà ý niệm tuyệt đối có thể tự vận động và vận động theo hình thức từ thấp lên cao. Thông qua chuyển hóa ý niệm tuyệt đối trở thành cái khác nó đối lập với nó, tức là giới tự nhiên.

Ý niệm tuyệt đối không chỉ là khởi nguyên mà là chính cái nội dung phát triển không liên tục của tất cả những cái hiện tồn. Đó không chỉ là tiền đề mà còn là kết quả là cái hƣớng đến trong sự phát triển của tất cả những cái đang tồn tại.

“Ý niệm” là sự thống nhất giữa tính khách quan và chủ quan, giữa lý luận và thực tiễn. Trong tính khách quan cái gì mang tính mục đích thì cái đó chắc chắn phải là sự sống nên đằng sau sự phát triển mục đích chính là sự sống.

Đến “ý niệm tuyệt đối” thì ý niệm lôgích đã hoàn thành, hình thức của chân lý phát triển đầy đủ tạo điều kiện để lý tính chuyển sang giai đoạn mới.

“Ý niệm đƣợc nắm bắt nhƣ là lý tính và tiếp theo nhƣ là chủ thể - khách thể, nhƣ là sự thống nhất hay nhất thể của cái ý thể và cái thực tồn, của cái hữu hạn và vô hạn, của hồn và xác nhƣ là khả thể có hiện thực ở trong chính mình, nhƣ là cái gì mà ở trong bản tính của nó chỉ có thể đƣợc thấu hiểu bằng khái niệm nhƣ đang hiện hữu…” [6, tr. 894]

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) tư tưởng biện chứng của hêghen trong tác phẩm khoa học loogi (Trang 73 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)