6. Tình hình nghiên cứu đề tài
2.2. HỌC THUYẾT VỀ TỒN TẠI
2.2.1. Phạm trù tồn tại
Phạm trù cơ bản nhất nhƣng sơ khai nhất của lôgíc học Hêghen, đó là phạm trù tồn tại. Học thuyết về tồn tại gắn liền với quy luật chuyển hóa lƣợng thành chất và ngƣợc lại.
Tồn tại thuần túy
Bắt đầu vào khái niệm “Chất”, Hêghen trình bày khái niệm “Tồn tại thuần túy”. Ông giải thích: “Tồn tại thuần túy là cái bắt đầu, bởi nó không chỉ là tƣ tƣởng thuần túy, mà còn là cái trực tiếp đơn giản, vô quy định, và (bởi vì) cái bắt đầu đầu tiên không thể là cái gì đƣợc trung giới và đƣợc quy định thêm gì hết.” [6, tr. 202]
Hư vô
Tồn tại thuần túy cũng có nghĩa là “Hƣ vô”. Hegel viết: “Nhƣng tồn tại thuần túy là sự trừu tượng thuần túy và do đó, là cái phủ định - (một cách)
tuyệt đối, cái này, nếu cũng đƣợc nắm lấy một cách trực tiếp, là hư vô” [6, tr.
208]
Sự trở thành
thống nhất ở khái niệm “Trở thành” [6, tr. 211]
Tồn tại hiện có (Dasein)
Hêghen giải thích: “Trong sự trở thành, tồn tại nhƣ là một với hƣ vô và hƣ vô nhƣ là một với tồn tại và đều chỉ là những yếu tố đang tiêu biến đi; và do sự mâu thuẫn của nó, sự trở thành sụp đổ bên trong chính mình và cả hai yếu tố đều biến vào trong một sự thống nhất (hay nhất thể), kết quả của nó (của sự trở thành) là tồn tại hiện có (hay tồn tại được quy định) [6, tr. 221]
2.2.2. Các phạm trù Chất – Lƣợng – Độ
Chất
Chất là phạm trù đầu tiên trong nội dung của học thuyết về tồn tại. Chất là tính quy định trực tiếp đồng nhất với tồn tại và dùng để phân biệt với lƣợng, chất là tính quy định bên trong của tồn tại, là yếu tố biểu hiện về mặt bản chất của sự vật, hiện tƣợng, vì vậy, một sự vật hiện tƣợng nào đó tồn tại đƣợc là nhờ có chất, khi sự vật không còn là nó nữa thì cũng có nghĩa là chất của nó mất đi “Tồn tại thuần túy là cái bắt đầu, bởi nó không chỉ là tƣ tƣởng thuần túy, mà còn là cái trực tiếp đơn giản, vô quy định và [bởi vì] cái bắt đầu đầu tiên không thể là cái gì đƣợc trung giới và đƣợc quy định thêm gì hết” [6, tr. 295]. Nói cách khác, chất quy định sự vật, hiện tƣợng nhƣ nó có trong thực tế và dùng để phân biệt sự vật này với sự vật khác, vì vậy, nhờ sự phong phú và đa dạng đó của chất đã làm cho thế giới cũng rất đa dạng. Khi chất thoái hóa hay khi sự vật biến chất thì sự vật hiện tƣợng không còn là nó nữa. Hêghen viết “Chất là tính quy định trực tiếp, đồng nhất với tồn tại, phân biệt
với Lượng (sẽ đƣợc xem xét tiếp sau đây) [§99 và tiếp]. Tất nhiên, Lƣợng
cũng là [một] tính quy định của tồn tại, nhƣng là tính quy định không còn đồng nhất trực tiếp với tồn tại nữa mà là tính quy định dửng dƣng và ngoại tại đối với tồn tại” [6, tr. 224]
(đồng nhất) và tạo nên khái niệm thứ ba - Sự sinh thành, tính đối lập dƣờng nhƣ bị mất đi, tam đoạn thức đƣợc xác lập: Tồn tại, hƣ vô và sự sinh thành. Hêghen giải thích “chất” là tồn tại đƣợc quy định, tức là tồn tại với tính chất hay phƣơng thức nhất định, tồn tại hiện có là tồn tại với một quy định; tính quy định này [đƣợc mang lại] nhƣ là tính quy định trực tiếp hay tính quy định tồn tại đơn thuần; đấy là Chất; “nhƣ là cái gì phản tƣ vào trong chính mình ở trong tính quy định này của nó, tồn tại hiện có là cái gì đó” [6, tr. 224]
Với khái niệm “sự sinh thành”, tồn tại đã có nội dung, cơ sở của nó là sự chuyển hóa liên tục theo từng nấc thang phát triển (từ tồn tại trừu tƣợng đến sự sinh thành”. Kết luận đƣợc rút ra: Mọi sự vật (hiện tƣợng, quá trình) luôn nằm trong trạng thái biến đổi không ngừng, chuyển hóa vào trạng thái khác. Theo Hêghen, tồn tại chuyển hóa vào hƣ vô, hƣ vô chuyển hóa vào tồn tại - Đó là một quá trình liên tục, quá trình này đã đƣợc Hêraclit từng trình bày một cách sống động. Vì vậy, nếu không có sự vận động tức là đứng yên sẽ đồng nghĩa với cái chết.
Theo Hêghen, sự sinh thành cũng chỉ là quá trình chứ nó chƣa hoàn thiện. Nó chỉ là kết quả xét theo nghĩa kết quả đang triển khai của tồn tại và hƣ vô. Trong nội dung đang đƣợc thể hiện của mình, sự sinh thành cần đi tới sự cụ thể hóa, nghĩa là vƣơn đến tồn tại hiện có, nghĩa là một thứ tồn tại đảm bảo đặc tính cụ thể của mọi sự vật. Chỉ ở tồn tại hiện có thì tình huống thống nhất mới trở thành một thống nhất hữu hạn, khi tồn tại đã mang tính chất cụ thể thì vấn đề phân biệt giữa sự vật này với sự vật khác đƣợc đặt ra khái niệm giúp phân biệt các sự vật với nhau là “chất” theo Hêghen chất là tính quy định đồng nhất với tồn tại. Do đó, nếu chất mất đi lập tức một cái gì đó trở thành một cái khác.
Nói khái quát chất là tính quy định trực tiếp, đồng nhất với tồn tại. Tất nhiên lƣợng cũng là tính quy định của tồn tại, nhƣng là tính quy định không
còn đồng nhất trực tiếp với tồn tại nữa mà là tính quy định dửng dƣng và ngoại tại đối với tồn tại. Hêghen viết:
“Cái gì đó sở dĩ là nó là nhờ vào Chất của nó; và nếu nó mất Chất của nó đi, nó ngƣng không còn là cái nó đang là. Thêm nữa, chất về cơ bản chỉ là một phạm trù của cái hữu hạn, và vì lý do đó, vị trí đích thực của nó [Chất] là chỉ ở trong giới tự nhiên chứ không phải ở trong giới tinh thần. Chẳng hạn, những cái gọi là chất liệu đơn giản nhƣ “oxygen”, “nitrogen”…phải đƣợc xem nhƣ là các chất đang hiện hữu trong giới tự nhiên” [6, tr. 224]
Tiếp đó, Hêghen lƣu ý rằng “chất” xét về thực chất chỉ là phạm trù của cái hữu hạn, tồn tại trong vƣơng quốc của tự nhiên chứ không phải trong vƣơng quốc của tinh thần.
“Trong lĩnh vực tinh thần, chất chỉ xuất hiện theo kiểu thứ yếu, chứ phải nhƣ thể qua đó một hình thái nhất định nào đó của tinh thần có thể đƣợc tát cạn. Chẳng hạn, nếu ta xem xét “Tinh thần chủ quan" - tạo nên đối tƣợng nghiên cứu của môn Tâm lý học, chắc hẳn ta có thể nói rằng ý nghĩa lôgíc của những gì ta gọi là “tính
cách” là ý nghĩa của Chất. Nhƣng, điều này không đƣợc hiểu nhƣ
thế “tính cách” là một tính quy định thâm nhập vào linh hồn và đồng nhất một cách trực tiếp với linh hồn giống nhƣ trƣờng hợp của giới tự nhiên với những “chất liệu” đơn giản nói trên” [6, tr. 224] Khi chúng ta nghiên cứu sâu hơn về phạm trù chất thì chất chính là tính quy định có thực, chất không ở dạng tĩnh mà luôn đi vào mặt đối lập của mình, sự chuyển hóa này diễn ra khắp nơi. Khi vƣợt ra khỏi giới hạn của một cái nào đó, ta bắt gặp một cái khác nhƣng cái khác này cũng là cái có hạn, vì đằng trƣớc nó có một cái khác nữa, cứ thế quá trình kéo dài đến tận cùng. Theo quan niệm của Hêghen đó là vô hạn xấu, hay vô hạn phủ định. Ở đây cái
vô hạn và cái hữu hạn không liên kết nhau. Ngƣợc lại vô hạn đúng tức gần với chân lý phải chứa đựng trong nó tính kết thúc, tính khép kín. Vì vậy, quan hệ giữa cái này với cái khác phải mất đi, chỉ còn quan hệ với chính mình. Từ đây xuất hiện thêm một phƣơng án nữa của tồn tại là tồn tại - cho nó, tồn tại vừa vô hạn vừa hữu hạn. Với tính cách trong nó tồn tại là cái hữu hạn còn với tính cách tƣơng quan vận động, nó là cái vô hạn. Nhƣ vậy, chất đi vào mặt đối lập của mình, vào lƣợng.Khi nói về Chất, Hêghen nói về “hiện thực”, “tồn tại cho nó” và “tồn tại cho cái khác”. Với tƣ cách là tính quy định của tồn tại - đang có - vừa chứa đựng, vừa đối lập với sự phủ định là thực tại.
Trong tác phẩm “Khoa học Lôgíc”, Hêghen đã nhấn mạnh “Tồn tại hiện có là tồn tại với một tính quy định; tính quy định [đƣợc mang lại] nhƣ là tính quy định trực tiếp hay tính quy định tồn tại đơn thuần; đấy là Chất. Nhƣ là cái gì phản tƣ vào trong chính mình ở trong tính quy định này của nó” [6, tr. 225], theo Hêghen tồn tại là tính quy định thứ nhất của ý niệm tuyệt đối. Tồn tại ở đây không phải là thế giới vật chất cũng không phải là sự phản ánh thực tại vào đầu óc con ngƣời, mà là khái niệm trừu tƣợng của tồn tại, tức là tồn tại thuần túy.
Nói khái quát, chất là tính quy định trực tiếp, đồng nhất với tồn tại, phân biệt với lƣợng.
“Với tƣ cách là tính quy định tồn tại đơn thuần, chất là thực tại, đối lập lại với sự phủ định vốn cũng đƣợc chứa đựng trong chất nhƣng đƣợc phân biệt với nó”, “Chất là tồn tại cho cái khác - một chiều rộng của tồn tại hiện có, của cái gì đó, Tồn tại của chất, xét nhƣ bản thân nó, đối lập lại với mối quan hệ với cái khác này, là tồn tại tự mình” [6, tr. 226]. Trƣớc tiên là tồn tại mà chân lý của nó là sự sinh thành, sự sinh thành tạo nên bƣớc chuyển sang tồn tại hiện có, mà tính biến đổi là chân lý của nó. Nhƣng sự biến đổi tìm ra mình trong trạng thái không tự do từ quan hệ với cái khác và từ bƣớc chuyển sang
tồn tại khác cho mình, và cuối cùng, cái tồn tại cho mình ấy ở hai mặt của quá trình của mình, ở lực đẩy và lực hút, trở thành sự loại bỏ chính bản thân mình, suy ra, loại bỏ chất nói chung trong tính toàn vẹn các yếu tố của nó.
Lượng
Giai đoạn phát triển tiếp theo của tồn tại là “Lƣợng”, lƣợng là tính quy định bên ngoài của tồn tại, lƣợng không quyết định đối với tồn tại. Bởi vì trong một giới hạn cho phép, quy mô tức là đại lƣợng có tính chất trƣờng độ và cƣờng độ của sự vật, hiện tƣợng không có ảnh hƣởng mấy đến bản chất của sự vật.
“Lƣợng là tồn tại thuần túy, trong đó tính quy định không còn đƣợc thiết định nhƣ là một với bản thân tồn tại nữa, mà nhƣ là đã đƣợc vƣợt bỏ hay dửng dƣng” [6, tr. 245]. Lƣợng nhƣ là kết quả gần nhất của tồn tại cho mình hàm chứa trong mình cả hai mặt của quá trình đẩy và hút. Do đó, vừa có tính liên tục, vừa có tính gián đoạn.
Hêghen xem lƣợng nhƣ tính quy định quan trọng nhƣng không quyết định đối với tồn tại, những thay đổi về lƣợng không loại trừ sự tồn tại của sự vật với chất đặc trƣng, vì vậy, khi xét đoán sự vật chúng ta không nên căn cứ vào tính quy định về lƣợng của nó.
Hêghen hiểu lƣợng xác định nhƣ lƣợng thống nhất trong tính quy định đƣợc giới hạn và gọi đó là tồn tại hiện có của chất, còn lƣợng thuần túy là lƣợng phù hợp với tồn tại nói chung. Lƣợng xác định biểu thị tính xác định của mình trong con số toán học, từ đơn số đến số nhiều và sự hợp nhất hay phân giải chúng. “Ở đây, lƣợng đƣợc quy định là lƣợng bị giới hạn: là đại lƣợng (Quantum), tức một lƣợng nhất định, có thể đếm được nhƣ sẽ thấy ngay ở sau trong con số (vừa là một đơn vị, vd: số 10, vừa là một cái Nhiều: mƣời cái Một)” [6, tr. 253]
giải phạm trù lƣợng, ông đồng nhất phạm trù lƣợng với phạm trù đại lƣợng. Lƣợng đƣợc Hêghen hiểu ở một số khía cạnh cơ bản: Lƣợng thuần túy, đại lƣợng, cấp độ. “Giống nhƣ lƣợng liên tục và gián đoạn, lƣợng trƣờng độ và cƣờng độ không phải là hai loại khác nhau (theo nghĩa mỗi cái ắt chứa đựng một tính quy định mà cái kia không có); [trái lại, bất cứ cái gì có lƣợng trƣờng độ thì cũng có lƣợng cƣờng độ và ngƣợc lại” [6, tr. 255]
Lƣợng đƣợc Hêghen hiểu ở một số khía cạnh cơ bản: Lượng thuần túy
(Pure Quality) trƣớc hết là lƣợng, trong đó tính quy định bị loại bỏ. “Lượng là tồn tại thuần túy, trong đó tính quy định không còn đƣợc thiết định nhƣ là một với bản thân tồn tại nữa, mà nhƣ là đã đƣợc vượt bỏ hay dửng dưng” [6, tr. 234]
“Lƣợng, về cơ bản, hóa ra chính là một cái gì có thể biến đổi nói chung. Nhƣng chất cũng biến đổi và sự phân biệt giữa lƣợng và chất đã nêu trƣớc đây đƣợc diễn đạt từ đây bằng [cách quy chiếu đến] sự tăng lên hay giảm đi, điều này ngụ ý rằng, quy định về độ lớn dù bị thay đổi theo bất kỳ hƣớng nào thì sự vật đƣợc bàn vẫn là nó” [6, tr. 246]
Theo Hêghen ở đây, còn thêm một sự xem xét quan trọng khác nữa đó là “Nếu lƣợng đƣợc tiếp thu một cách trực tiếp từ ý thức biểu tƣợng của ta mà không đƣợc trung giới bởi tƣ duy [thuần túy] điều có thể rất dễ dàng xảy ra là phạm vi hiệu lực của nó sẽ đƣợc đánh giá quá cao và vì thế lƣợng đƣợc nâng lên thành hàng ngũ của một phạm trù tuyệt đối” [6, tr. 246]
“Lƣợng hay lƣợng thuần túy là một sự trừu tƣợng trong quan hệ với đại lƣợng. Nó chƣa phải là quy định minh nhiên về lƣợng mà chỉ là khả năng có thể được quy định về lƣợng. (ở bình diện lôgíc, Lƣợng thuần túy quan hệ với đại lƣợng tƣơng tự nhƣ ở bình diện giới Tự nhiên, không gian và thời gian thuần túy quan hệ với các chiều kích và với thời đoạn nhất định)” [6, tr. 248]
Khi nói về đại lượng, Hêghen cho rằng: Đại lƣợng là lƣợng xét về một số khía cạnh nhƣ: quy mô nhiều hay ít, lớn hay nhỏ, đƣợc đo bằng con số hay lƣợng là kích thƣớc, hình thức bên ngoài, sự tăng giảm đƣợc tính theo các đại lƣợng toán học, Hêghen lƣu ý về sự tăng giảm bề ngoài của sự vật không làm chấm dứt sự tồn tại của sự vật. Ông nói: “Lƣợng, được thiết định một cách cơ bản bằng tính quy định loại trừ mà nó vốn bao hàm, là đại lượng (Quantum)
hay lƣợng bị giới hạn” [6, tr. 252]. Mối quan hệ giữa “lƣợng” và “đại lƣợng” đƣợc Hêghen giải thích; “Đại lƣợng là tồn tại-hiện có (Dasein) của Lƣợng”, “trong khi Lƣợngthuần túy tƣơng đƣơng với tồn tại”. Tiến trình “đi từ Lƣợng thuần túy sang đại lƣợng”, là “biện chứng trong sự quá độ về chất từ tồn tại thuần túy sang tồn tại-đƣợc quy định hay “tồn tại-hiện có” [6. Tr. 252]
Hêghen lý giải:
“Đại lƣợng là lƣợng với một tính quy định hay một ranh giới. Nhờ cái Một, tức nhờ cái đƣợc quy định một cách tuyệt đối giới hạn, đại lƣợng nào cũng có một tính quy định nào đó. Nhƣng, tính quy định bởi cái Một còn đi xa hơn: nó không chỉ cất tính liên tục của Lƣợng thuần túy thành một đa tạp của những đại lƣợng mà còn
xác định chính xác đại lƣợng là bao gồm bao nhiêu cái Một ở trong
nó”. Do đó, trong đại lƣợng, cái Một không chỉ là nguyên tắc của sự giới hạn mà còn là nguyên tắc của việc đếm, nên đại lƣợng có tính quy định hoàn tất trong con số: là con số, đại lƣợng đƣợc xác định hoàn toàn; ranh giới của nó không phải trừu tƣợng mà là những cái Một nhất định tạo nên con số.” [6, tr. 254].
Cấp độ (Grad, degree). Hêghen nêu ra để lý giải đại lƣợng biến thiên của
lƣợng xác định. Đây cũng là khái niệm trung gian, biểu thị giới hạn của một tồn tại đơn nhất, cấp độ là lƣợng xét về mặt trình độ (cao, thấp, sâu sắc hay nông cạn), mức độ …
Độ
Dựa trên thành tựu của khoa học đƣơng thời, đặc biệt là trong lĩnh vực hóa học Hêghen đã đƣa ra khái niệm đƣờng dây nút của độ để khẳng định trong quá trình phát triển sẽ xảy ra tình trạng sự tiệm tiến bị gián đoạn bởi những bƣớc nhảy vọt.