6. Tình hình nghiên cứu đề tài
2.5. KHÁI QUÁT TƢ TƢỞNG BIỆN CHỨNG DUY TÂM CỦA HÊGHEN
HÊGHEN THÔNG QUA TÁC PHẨM “KHOA HỌC LÔGÍC”
Hêghen là ngƣời đầu tiên trong lịch sử trình bày toàn bộ giới tự nhiên, lịch sử, xã hội, tinh thần của con ngƣời dƣới dạng một quá trình, tức là trong quá trình vận động và phát triển. Tuy nhiên, sự vận động và phát triển trong triết học của ông là sự vận động và phát triển khép kín, nó giống nhƣ toàn bộ hệ thống triết học khép kín của ông.
Nếu gạt bỏ đi những yếu tố duy tâm thần bí trong học thuyết về bản chất thì Hêghen đã trình bày nhiều luận điểm quan trọng.
Trƣớc hết, đó là tƣ tƣởng về mâu thuẫn, theo Hêghen mâu thuẫn là nguồn gốc của sự vận động và phát triển. Ông khẳng định “tất cả mọi vật đều
có mâu thuẫn trong bản thân nó…Mâu thuẫn là nguồn gốc của tất cả vận động và của tất cả mọi sức sống, chỉ trong chừng mực một vật chứa đựng trong bản thân nó một mâu thuẫn, thì nó mới vận động, mới có xung lực và hoạt động” [24, tr. 147]. Cũng ở trong học thuyết này, lần đầu tiên trong lịch sử triết học, Hêghen đã trình bày sự vận động của mâu thuẫn trong từng phạm trù. Tuy nhiên, theo tác giả Nguyễn Hữu Vui thì “mâu thuẫn trong quan niệm của ông ở đây không phải là của bản thân sự vật mà là của tinh thần thế giới. Hơn nữa ông lại có quan điểm thỏa hiệp trong việc giải quyêt mâu thuẫn. Ở đây cụ thể là phạm trù bản chất.
Giai đoạn 1: Bản chất đƣợc hiểu nhƣ một sự đồng nhất, nhƣng đồng thời cũng là sự khác nhau
Giai đoạn 2: Khác nhau bề ngoài Giai đoạn 3: Khác nhau cơ bản Giai đoạn 4: Sự đối lập
Giai đoạn 5: Mâu thuẫn
Giai đoạn 6: Cơ sở đƣợc hiểu nhƣ sự đồng nhất, nhƣng trên cơ sở cao hơn giai đoạn 1 của nó, đây là sự phủ định của phủ định của phạm trù đồng nhất ở giai đoạn 1”[40, tr. 446]
Với sự vận động của mâu thuẫn chúng ta thấy Hêghen đã nhận thấy đƣợc sự vật đều là sự thống nhất cụ thể của các mặt đối lập, mâu thuẫn là bản chất của cái hiện tồn (vật, khái niệm, tƣ duy), vì vậy, đồng nhất chính là sự khác nhau.
Thứ hai: Tƣ tƣởng biện chứng đƣợc thể hiện trong quy luật lƣợng và
chất, mặc dù, sự thay đổi của lƣợng dẫn đến chất và ngƣợc lại trong triết học của ông lại là sự thay đổi thuần túy của các khái niệm chất, lƣợng, độ, vì vậy, biện chứng của ông chỉ là biện chứng câu chữ mà thôi.
ra những tƣ tƣởng biện chứng quan trọng mặc dù đó là biện chứng câu chữ nhƣng với những tƣ tƣởng biện chứng trong các quy luật của Hêghen cho thấy ông là ngƣời đầu tiên trình bày một cách có hệ thống. “Trong hệ thống biện chứng của Hêghen, sự phát triển là sự xuất hiện mâu thuẫn lôgíc, phủ định giai đoạn trƣớc đó và tiếp đến là phủ định của phủ định… sự khôi phục lại cái đã bị phủ định, sự trở lại giai đoạn phát triển trƣớc kia”[10, tr. 478]. Đó là một quan niệm mới, một khái niệm cao hơn, phong phú hơn cái trƣớc kia, bởi vì nó đã đƣợc làm phong phú bởi cái phủ định hay cái đối lập với nó, nó chứa đựng nhiều hơn khái niệm cũ, vì nó là sự thống nhất giữa khái niệm cũ và cái đối lập với nó. Ở đây, Hêghen đã chỉ ra mâu thuẫn là nguyên nhân làm cho phạm trù, khái niệm chuyển từ giai đoạn này đến giai đoạn khác.
Do đó, theo tác giả Nguyễn Trọng Chuẩn và Đỗ Minh Hợp trong bài Ý nghĩa phép biện chứng của Hêghen có nhấn mạnh “Nếu xem xét một cách cẩn thận và khoa học thì chúng ta thấy rằng các phạm trù cơ bản của triết học vẫn giữ đƣợc ý nghĩa của chúng suốt nhiều thế kỷ mặc dù nội dung của chúng có thể biến đổi và trở nên phong phú hơn rất nhiều. Các tác phẩm triết học lớn đã tồn tại, đã vƣợt qua đƣợc sự thẩm định hết sức nghiêm khắc của các thời đại và cho đến hiện nay vẫn tiếp tục tỏ rõ vai trò của chúng trong đời sống trí tuệ của nhân loại”[6,tr1]
Ông cũng đã có tƣ tƣởng biện chứng về phủ định biện chứng. Tuy nhiên, phủ định biện chứng mới đƣợc thể hiện ở “Tam đoạn thức”, tức là từ “Tiền đề” đến “Phản đề” rồi đến “Hợp đề”. Điều này, cũng thể hiện trong chính hệ thống triết học của ông: Phần I (tiền đề) -> Phần II (phản đề) -> Phần III (hợp đề).
Tiền đề (Chính đề): Đầu tiên có một ý tƣởng, hoặc một lý thuyết, hoặc một xu hƣớng vận động nào đó đƣợc gọi là một “chính đề”; một chính đề nhƣ thế thƣờng sẽ tạo ra cái đối lập, do là, giống nhƣ hầu hết các sự vật tồn tại trên trời đất, có lẽ nó sẽ có giá trị hạn chế và sẽ có các điểm yếu;
Phản đề: Ý tƣởng hoặc xu hƣớng vận động đối lập đƣợc gọi là “phản đề”, bởi vì nó nhằm phản lại cái trƣớc tiên, tức chính đề. Cuộc tranh đấu giữa chính đề và phản đề diễn ra cho tới khi đạt đƣợc một giải pháp nào đó mà, theo một nghĩa nhất định, vƣợt lên trên cả chính đề và phản đề do nó phát hiện ra đƣợc các giá trị riêng của chúng và do nó cố gằng bảo tồn các tinh hoa và tránh các hạn chế của cả hai;
Hợp đề: Giải pháp đạt đƣợc ở bƣớc thứ ba này đƣợc gọi là “hợp đề”. Đến khi đạt đƣợc, hợp đề đến lƣợt nó có thể lại trở thành bƣớc thứ nhất trong một của ba đoạn biện chứng mới khác, và quá trình sẽ lại tiếp diễn nhƣ thế nếu hợp đề cụ thể vừa đạt đƣợc lại trở nên thiếu thuyết phục, hoặc trở nên không thỏa mãn. Trong trƣờng hợp này, mặt đối lập sẽ lại nổi lên, và điều này có nghĩa là cái hợp đề vừa đạt đƣợc có thể đƣợc mô tả nhƣ là một chính đề mới, cái chính đề tạo ra đƣợc một phản đề mới. Do đó, ba đoạn biện chứng sẽ lại diễn ra ở một trình độ cao hơn, và nó có thể đạt tới cấp độ thứ ba khi một hợp đề thứ hai đạt đƣợc.
Theo tác giả Nguyễn Tiến Dũng thì “việc chuyển từ giai đoạn này sang giai đoạn khác không gì khác hơn chỉ là quá trình tích lũy về mặt lƣợng để làm thay đổi về chất và ngƣợc lại. Đó cũng chính là sự phủ định của cái mới đối với cái cũ, giai đoạn sau đối với giai đoạn trƣớc để hình thành chất mới” [5, tr. 472]
Bên cạnh đó Hêghen cũng đã có tƣ tƣởng biện chứng về các cặp phạm trù và phân tích nhiều khái niệm quan trọng khác nhƣ tất nhiên và ngẫu nhiên, nguyên nhân và kết quả, tác động qua lại…và “ở bất cứ khái niệm phạm trù nào ông cũng có những nhận định hợp lý cần đƣợc ghi nhận nhƣng vẫn đòi hỏi phải đƣợc tiếp tục phát triển thêm, vì đó chỉ là một nhận định của nhà triết học duy tâm biện chứng khách quan”[5. tr 474].
phải đặt nó trong sự vận động, biến đổi và chuyển hóa liên tục từ khái niệm này sang khái niệm kia mới thấy đƣợc tƣ tƣởng biện chứng của Hêghen.
Vì vậy, để đánh giá tƣ tƣởng biện chứng này theo tác giả Nguyễn Đình Tƣờng “Khi đặt ra những cơ sở của phép biện chứng Hêghen cho rằng, phƣơng pháp này xuất phát từ sự vận động, phát triển của những mâu thuẫn đƣợc diễn ra trong những khái niệm. Sự vận động của mặt khẳng định đến mặt phủ định và việc xem xét sự thống nhất của chúng là bản chất của nhận thức trừu tƣợng, nhận thức biện chứng. Nhận thức này đƣợc Hêghen đối lập lại với nhận thức lý trí, lôgíc hình thức”[35, tr. 4]
Về học thuyết khái niệm: Nhấn mạnh việc nghiên cứu cái đặc thù của sự vật, hiện tƣợng rồi từ đó rút ra khái niệm biện chứng về lịch sử nhân loại là trung tâm chú ý của Hêghen. Đóng góp lớn của ông là việc xây dựng học thuyết về biện chứng của sự tha hóa, với tƣ cách mâu thuẫn xã hội đặc biệt và cơ bản.
Tính khách quan đƣợc minh chứng qua ba hình thức là cơ giới luận, hóa học luận và mục đích luận. Theo Hêghen mục đích luận là hình thức cao nhất của tính khách quan. Đóng góp lớn nhất của Hêghen vào sự phát triển của tƣ tƣởng triết học lịch sử là ở chỗ ông đã nhận thấy hoạt động có mục đích của con ngƣời chỉ có thể diễn ra trên nền tảng hiểu về các quy luật cơ học, quy luật hóa học của giới tự nhiên.
Khi nghiên cứu về ý niệm tuyệt đối đã khắc phục quan niệm phiến diện, siêu hình và chỉ thấy một mặt của vấn đề hoặc ý niệm lý luận hoặc ý niệm thực tiễn. Vì vậy, trong quá trình phát triển của ý niệm tuyệt đối thƣờng xuyên nhận đƣợc những sự quy định khác nhau. Kết luận đƣợc rút ra: “Phát triển chỉ là một quá trình của tƣ duy. Đó là quá trình rút tỉa khái niệm từ khái niệm, suy luận khái niệm từ khái niệm. Mặc dầu kết luận mang đậm màu sắc của chủ nghĩa duy tâm nhƣng ý nghĩa lại vƣợt ra ngoài tiên định của triết gia”
[5, tr. 475]. Hêghen đã dự báo tài tình về biện chứng của sự vật.
“Khoa học Lôgíc” của Hêghen đã nghiên cứu, tìm ra những mối liên hệ và sự chuyển hóa lẫn nhau giữa các khái niệm chung nhất, giữa các phạm trù của tƣ duy lý luận - khoa học. Các khái niệm, các phạm trù đƣợc hình thành trong quá trình phát triển của nhận thức nhân loại, chẳng hạn nhƣ tồn tại, hƣ vô, sinh thành, chất, lƣợng, độ, bản chất, hiện tƣợng, đồng nhất, khác biệt, mâu thuẫn, tất yếu và ngẫu nhiên, khả năng và hiện thực…và Hêghen đã nghiên cứu nó trong quá trình vận động không ngừng của chúng, trong sự biến đổi chuyển hóa lẫn nhau. Chính ông đã phát hiện ra mâu thuẫn nội tại vốn là động lực cho sự phát triển của sự vật. Sự phát triển diễn ra “theo hƣớng từ trừu tƣợng tới cụ thể, từ khái niệm còn nghèo nàn, phiến diện đến khái niệm phong phú hơn về nội dung trong một sự thống nhất chỉnh thể.” [27, tr. 281]. Học thuyết của Hêghen về biện chứng của tƣ duy, về mối liên hệ và vận động của các khái niệm đã gián tiếp vạch ra nội dung và tính quy luật của quá trình vận động và phát triển của mọi sự vật không lệ thuộc vào nhận thức và tƣ duy của con ngƣời.
Lần đầu tiên trong lịch sử triết học, Hêghen đã tạo ra đƣợc một lý luận biện chứng phát triển với tƣ cách lôgíc học và là phƣơng pháp luận. Ông đã kết hợp phép biện chứng và lôgíc học thành một quan niệm thống nhất về lôgíc biện chứng. Phép biện chứng là linh hồn của lôgíc học nhờ đó “Khoa học Lôgíc” trở thành một cơ thể sống, chứ không phải là những phạm trù khô cứng nhƣ lôgíc học trƣớc đây. Công lao của Hêghen so với những bậc tiền bối chính là ở chỗ, ông đã đƣa ra đƣợc một sự phân tích biện chứng, khái quát tất cả những phạm trù quan trọng nhất của triết học và đã hình thành nên ba qui luật cơ bản của tƣ duy trên cơ sở duy tâm.
Học thuyết của Hêghen là thành tựu cao nhất về phép biện chứng của chủ nghĩa duy tâm cổ điển Đức thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX mà những nội
dung cơ bản trong tác phẩm “Khoa học Lôgíc” là nội dung rộng lớn và sâu sắc, đặc biệt là sự đa dạng của các vấn đề trong tác phẩm đặt ra rất quan trọng, lần đầu tiên trong lịch sử biện chứng, Hêghen đã phát hiện ra các quy luật và những cặp phạm trù mà ở Phíchtơ và Sêlinh chỉ mới thể hiện dƣới dạng không rõ ràng hay chƣa đƣợc đề cập tới. Sự hợp nhất một cách hữu cơ giữa bản thể luận và các yếu tố nhận thức trong phép biện chứng ở Hêghen đã tiến hành một cách đầy đủ hơn. Với Hêghen khi nói về các cặp phạm trù của ông đã trở thành hình thức phổ biến không những trong nhận thức mà còn ở cả bản thân thế giới khách quan.
Phép biện chứng của Hêghen là một hệ thống các phạm trù đƣợc nghiên cứu toàn diện, các quy luật biện chứng đƣợc rút ra từ việc phân tích sự tác động qua lại giữa các phạm trù. Đồng thời phƣơng pháp biện chứng của ông đƣợc xây dựng với tƣ cách là phƣơng pháp hợp nhất của phép biện chứng và lôgíc thành một quan niệm thống nhất là “Lôgíc học biện chứng”.
Thành tựu vĩ đại của Hêghen là về lý luận biện chứng trong “Khoa học Lôgíc”, nó liên quan mật thiết đến quan điểm duy tâm và đƣợc ông nghiên cứu hết sức tỷ mỉ, các quy luật và các cặp phạm trù có mối liên hệ vận động và chuyển hóa lẫn nhau, đƣợc thể hiện qua ba nội dung cơ bản trong tác phẩm đó là học thuyết về sự tồn tại: tồn tại tìm thấy hƣ vô – mặt đối lập của mình. Tồn tại hƣ vô đi vào sự thống nhất, đồng nhất tạo nên sinh thành. Học thuyết này thể hiện ở trong quy luật lƣợng và chất.
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2
Hêghen đã có công lớn trong việc trong việc phân tích những quy luật và các cặp phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật và đã khoác cho phép biện chứng một cái áo mới so với các nhà triết học trƣớc đây, đồng thời cho chúng ta một cái nhìn mới về sự tồn tại của các sự vật, hiện tƣợng trong thế giới hiện thực. Với cách nhìn biện chứng về toàn bộ giới tự nhiên, Hêghen cố gắng xây dựng triết học của mình thành công cụ để nhận thức khoa học và các lĩnh vực khác của hoạt động của con ngƣời, vì vậy, theo tác giả Bùi Thanh Quất và Vũ Tình “họ là những nhà bách khoa toàn thƣ, uyên bác không chỉ về tri thức triết học mà còn rất am hiểu về khoa học tự nhiên, lịch sử, pháp quyền, tôn giáo…” [30, tr. 305]. Cũng theo tác giả Nguyễn Trọng Chuẩn và Đỗ Minh Hợp trong bài viết: Ý nghĩa phép biện chứng của Hêghen có đánh giá Hêghen nhƣ sau: “Cho dù có những ý kiến đánh giá khác nhau về triết học Hêghen song không thể phủ nhận đƣợc rằng cái có giá trị nhất và có sức sống mạnh mẽ nhất trong triết học của ông chính là phép biện chứng mà thực chất đó là học thuyết về sự phát triển toàn diện với tƣ cách là sự vận động tiến tới và sự chuyển hoá về chất, với tƣ cách là sự đi lên theo thang bậc lôgíc có tuần tự về tính chất mâu thuẫn của sự phát triển bao gồm sự tƣơng tác giữa các mặt đối lập sự phủ định tồn tại hiện có và đồng thời là sự giữ lại cái tích cực từ quá khứ”. Có thể nói, Hêghen đã đóng góp cho triết học những tƣ tƣởng vô cùng giá trị, mặc dầu là việc đọc và hiểu đƣợc những tƣ tƣởng đó của Hêghen không hề đơn giản, do đó việc nghiên cứu những tƣ tƣởng đó của Hêghen đòi hỏi chúng ta phải loại bỏ yếu tố duy tâm, tiếp thu, kế thừa tƣ tƣởng duy vật để hiểu hết những giá trị của triết học Hêghen cũng nhƣ sự kế thừa của Mác và Ăngghen trong việc hoàn thiện học thuyết duy vật của mình.
CHƢƠNG 3
NHỮNG GIÁ TRỊ VÀ HẠN CHẾ
CỦA TƢ TƢỞNG BIỆN CHỨNG HÊGHEN