Học thuyết về khái niệm chủ quan hay khái niệm (đơn thuần) hình

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) tư tưởng biện chứng của hêghen trong tác phẩm khoa học loogi (Trang 70 - 72)

6. Tình hình nghiên cứu đề tài

2.4.1. Học thuyết về khái niệm chủ quan hay khái niệm (đơn thuần) hình

hình thức

Theo lôgíc của Hêghen tồn tại và bản chất đạt đến thời điểm cao nhất thì tạo thành khái niệm. Vì vậy mà “khi ta nói về khái niệm, ta thƣờng chỉ có tính phổ biến trừu tƣợng ở trong đầu; và khái niệm, do đó, thƣờng đƣợc định nghĩa nhƣ là một biểu tƣợng khái quát, Theo đó, ta nói về khái niệm màu sắc, cây cối thú vật v.v..., và những khái niệm này sở dĩ ra đời là do sự gạt bỏ cái đặc thù làm cho những màu sắc, cây cối, thú vật... khác nhau có thể đƣợc phân biệt với nhau, và ta nắm chặt lấy cái gì chúng có chung với nhau”.[6, tr. 494]

Theo Hêghen khái niệm “là sức mạnh bản thể tồn tại-cho-mình, khái niệm là cái gì tự do; và, vì lẽ từng mỗi mômen của nó là cái toàn bộ [giống]

nhƣ bản thân khái niệm và đƣợc thiết định nhƣ là sự thống nhất không thể

tách rời với nó, nên khái niệm là [cái] toàn thể; vì thế, trong sự đồng nhất của nó với chính nó, khái niệm là cái được xác định tự-mình và cho-mình”[5, tr. 481] hay nói cách khác

Khái niệm vừa cụ thể vừa trừu tượng. Hêghen giải thích:

“Khái niệm là cái hoàn toàn cụ thể, vì sự thống nhất phủ định với mình nhƣ là tồn tại - đƣợc - quy định - tự - mình - và - cho - mình (tức là tính cá biệt) tạo nên sự quan hệ của nó vói chính nó, hay, [tạo nên] tính phổ biến” [6, tr. 501]. “Khái niệm là cái gì trừu

khái niệm chỉ là tƣ duy chứ không phải là cái cảm tính trong tính cụ thể thƣờng nghiệm của nó; và, [thứ hai], trong chừng mực khái niệm chƣaphải là Ý niệm” [6, tr. 503].

Trong học thuyết về khái niệm trƣớc hết Hêghen phân ra: tính phổ biến,

tính đặc thù và tính đơn nhất. Theo Hêghen:

“Tính phố biến và sự đồng nhất là “cùng một cái”, vì, giống nhƣ sự đồng nhất, nó là quan hệ với mình, không còn là trực tiếp mà đƣợc phản tƣ, của khái niệm ngang bằng với chính mình trong tính quy định của nó (so sánh với §115). Tính đặc thù và sự khác biệt là “cùng một cái”, vì nó cũng là tínhphủ định - tự - quan hệ - với - mình (so sánh với §121). Sau cùng, tính cá biệt là “cùng một cái” nhƣ cơ sở, vì nó là khái niệm đƣợc thiết định nhƣ là cái toàn thể, tức sự phản tƣ trong mình của các quy định đối lập (tính phổ biến và tính đặc thù) giống nhƣ cơ sở là bản chất đƣợc thiết định khi nó là tồn tại-trong- mình họp nhất các tính quy định đối lập của bản chất thuần túy [6, tr. 504].

Đối với cái cá biệt Hêghen cho rằng “cái cá biệt tuy cũng là một chủ thể (sub-iectum) theo nghĩa từ nguyên của chữ Hy Lạp hypokemenon là chỗ dựa nền tảng, giống nhƣ cơ sở chứa đựng trong nó Loài (hay cái phổ biến) và

Giống (hay cái đặc thù), nghĩa là không mất đi sự phong phú của bản thể tồn

tại-cho-mình” [6, tr. 504]

Tính chủ quan hay khái niệm chủ quan: Theo quan điểm của Hêghen

tính chủ quan là điểm khởi đầu của khái niệm, nó tiến triển theo ba quá trình đó là: Khái niệm hình thức (khái niệm thuần túy), phán đoán, suy luận.

Theo Hêghen: “Khái niệm chủ quan không có nghĩa là hành vi hay sản phẩm của tính chủ thể suy tƣởng của chúng ta; nó cũng không phải là “hình thức” theo nghĩa là sự trừu tƣợng chủ quan khỏi mọi nội dung cụ thể. Trái lại, nó là sự tự do nội tại của lúc ban đầu, chƣa biểu lộ minh nhiên, và là “hình thức’ vì nội dung của nó còn mặc nhiên và chƣa đƣợc hiện thực hóa ra bên

ngoài”[6, tr. 491]

Ngoài ra Hêghen còn nghiên cứu về phán đoán và suy luận, vậy theo Hêghen, “Phán đoán là khái niệm trong tính đặc thù của nó, nhƣ là mối tương

quan phân biệt giữa các mômen của nó. Các mômen này đƣợc thiết đinh vừa

nhƣ là tồn tại-cho-mình, vừa đồng thời nhƣ là đồng nhất với mình, nhưmg

không phải là đồng nhất với nhau”[6, tr. 509], hay nói cách khác Hêghen coi

phán đoán là “Phán đoán thƣờng đƣợc xem nhƣ là một sự nối kết các khái niệm, và, rõ hơn, là sự nối kết các khái niệm thuộc các loại khác nhau [dị loại]. Chỗ đúng trong quan niệm này là: Khái niệm quả tạo nên điều kiện tiên quyết của phán đoán và xuất hiện trong phán đoán với hình thức của sự phân biệt. Ngƣợc lại, quan niệm này là sai khi nói về các khái niệm thuộc về các loại khác nhau, bởi khái niệm, xét nhƣ là khái niệm, tuy là cụ thể, nhƣng, về bản chất, vẫn là Một, và nhũng mô men đƣợc chứa đựng trong nó không đƣợc xem là những loại khái niệm khác nhau; cũng thế, là sai khi nói về một sự nối kết các phƣơng diện của phán đoán, bởi, khi nói về một sự nối kết, ta nghĩ đến những cái đƣợc nối kết nhƣ là những gì vẫn có thể tồn tại cho riêng chúng mà không cần có sự nối kết.[6, tr 510]

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) tư tưởng biện chứng của hêghen trong tác phẩm khoa học loogi (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)