Bản chất nhƣ là cơ sở của sự hiện hữu

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) tư tưởng biện chứng của hêghen trong tác phẩm khoa học loogi (Trang 58 - 60)

6. Tình hình nghiên cứu đề tài

2.3.1. Bản chất nhƣ là cơ sở của sự hiện hữu

Hêghen cho rằng bản chất xuất phát từ tồn tại bởi vì nó là kết quả của quá trình vận động từ tồn tại thuần túy đến tồn tại hiện thực thông qua quá trình chuyển hóa giữa lƣợng và chất, vì vậy, bản chất là tồn tại hiện thực và đƣợc xác định.

Theo Hêghen “Bản chất là khái niệm với tƣ cách là khái niệm đã đƣợc thiết định. Trong bản chất, những quy định chỉ là [có tính] quan hệ, chứ chƣa nhƣ là đã đƣợc phản tƣ hoàn toàn [vào] trong chính mình, đó là lý do tại sao Khái niệm chƣa phải là cho mình. Bản chất - nhƣ là tồn tại tự trung giới mình với mình thông qua tính phủ định chính mình chỉ bằng cách là sự quan hệ với cái khác; nhƣng cái khác này, một cách trực tiếp, không phải nhƣ cái gì đang tồn tại, mà nhƣ một cái gì đã đƣợc thiết lập và đã đƣợc trung giới” [6, tr. 411]

Các quy định thuần túy của sự phản tƣ, Hêghen đã phân tích sự đồng nhất và sự khác biệt trong bản chất.

Trước hết nói về sự đồng nhất:

Hêghen cho rằng bản chất không còn tồn tại trực tiếp, mờ đục nữa mà thực hiện sự vận động, nó là tồn tại trong sự bùng nổ và bành trƣớng của sự lóe sáng thuần túy. Sự lóe sáng và vƣợt ra khỏi chính mình là đặc điểm riêng của bản chất, vì vậy, các phạm trù của nó đều mang đặc điểm của việc vƣợt ra khỏi chính mình. “Bản chất ánh hiện trong mình (nói cách khác) là sự phản tƣ thuần túy. Bằng cách ấy, nó chỉ là sự quan hệ với chính mình (không phải là sự quan hệ trực tiếp mà nhƣ là sự quan hệ đã đƣợc phản tƣ): Sự đồng nhất với mình” [6, tr. 434]

“Trong bản chất, sự quan hệ với chính mình là hình thức của sự đồng nhất, của sự phản tƣ ở trong chính mình. Ở đây hình thức

này đã thế chỗ cho sự trực tiếp của tồn tại, [nhƣng] cả hai đều là các sự trừu tƣợng giống nhƣ nhau của sự quan hệ với mình” [6, tr. 424] Sự đồng nhất này là sự đồng nhất hình thức hay là sự đồng nhất của giác tính, sự đồng nhất trƣớc hết là sự lặp lại của cái ta đã có trƣớc đây nhƣ là tồn tại, nhƣng, bây giờ, nhƣ là tồn tại đã trở thành thông qua sự vƣợt bỏ tính quy định trực tiếp và do đó, nó là tồn tại xét nhƣ tính ý thể.

Chính sự đồng nhất nhƣ là ý thức về chính mình là cái phân biệt con ngƣời với giới tự nhiên nói chung và nói riêng, với thú vật, bởi chúng không đạt đƣợc tới chỗ nắm bắt chính bản thân chúng nhƣ là cái “Tôi”

Nhƣ vậy, không phải là sự đồng nhất tuyệt đối theo nghĩa siêu hình (tƣ duy lôgíc mà là sự đồng nhất tƣơng đối theo nghĩa biện chứng.

Phạm trù về sự khác biệt [hay sự phân biệt]

Theo Hêghen thì không có sự đồng nhất trừu tƣợng, chung chung mà phạm trù đồng nhất luôn mang tính cụ thể, nó chứa đựng yếu tố khác biệt. Hơn nữa mọi sự đồng nhất thƣờng chỉ mang tính tƣơng đối. Nhƣ vậy, Hêghen đã kế thừa tƣ tƣởng của Hêraclit “mọi thứ đang trôi đi” nhƣ một dòng chảy.

Hêghen cho rằng sự khác biệt là một giai đoạn phát triển của phạm trù sự đồng nhất, nó phản ánh sự bất hòa trong lòng bản chất và xu hƣớng xung đột ngày càng tăng lên. Từ sự khác nhau bên ngoài dẫn tới sự khác nhau bên trong, “Bản chất nhƣ là sự đồng nhất thuần túy và là sự ánh hiện ở trong chính mình chỉ là vì nó là tính phủ định quan hệ với chính mình, do đó, là việc đẩy mình ra khỏi chính mình, nên nó thiết yếu chứa đựng quy định về sự khác biệt [hay sự phân biệt]” [6, tr. 441]

Ở đây, cái tồn tại khác không còn là cái tồn tại khác về chất, nghĩa là không còn tính quy định, ranh giới, trái lại, ở bên trong sự tự quan hệ của bản chất, sự phủ định cũng là quan hệ - đồng thời là sự khác biệt, sự [tồn tại] đƣợc thiết định, sự [tồn tại] đƣợc trung giới.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) tư tưởng biện chứng của hêghen trong tác phẩm khoa học loogi (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)