6. Tình hình nghiên cứu đề tài
2.1.3. Quan niệm của Hêghen về vai trò của phép biện chứng đối với nhận
nhận thức và khoa học.
Trước hết đối với nhận thức, Hêghen là người đầu tiên đưa phép biện chứng vào lôgíc học. Ở Hêghen, phép biện chứng và lôgíc gắn liền với nhau
Phƣơng pháp biện chứng đƣợc coi là linh hồn triết học của Hêghen, nó là sợi chỉ đỏ xuyên suốt các phạm trù, các quy luật của lôgíc học, làm cho lôgíc học trở thành một khoa học phát triển, sống động và có giá trị lịch sử triết học lớn. Phép biện chứng của Hêghen coi toàn bộ thế giới, lịch sử, tinh thần là một quá trình thực hiện sự vận động, biến hóa, phát triển không
ngừng, đó là thành tựu quan trọng nhất trong hệ thống triết học Hêghen. Ông đƣợc đánh giá là ngƣời đầu tiên trình bày có tính hệ thống các nguyên lý, qui luật và các phạm trù của phép biện chứng. Các khái niệm, phạm trù trong triết học của Hêghen có tính mềm dẻo, năng động, liên hệ, mâu thuẫn, quy định lẫn nhau, chuyển hóa lẫn nhau, cùng vận động và phát triển.
Phép biện chứng là một phƣơng pháp triết học đòi hỏi phải xem xét sự vật, hiện tƣợng trong mối liên hệ, ràng buộc và chuyển hóa lẫn nhau. Phép biện chứng còn là lý luận bàn về mối liên hệ, về sự vận động, phát triển của sự vật xảy ra trong vũ trụ. Hêghen đƣợc coi là ngƣời có công đặt nền tảng cho những quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật. Tuy nhiên, Hêghen đã đồng nhất giữa tƣ duy và tồn tại điều đó có nghĩa là những quy luật của tƣ duy đƣợc lôgíc học nghiên cứu, thực chất cũng là những quy luật của tồn tại tự nhiên và lịch sử. Vì vậy, lôgíc học là bộ phận sinh động nhất của hệ thống triết học Hêghen, bởi vì, trong đó phép biện chứng của ông đã đƣợc thể hiện một cách đầy đủ nhất về phép biện chứng và nó là cơ sở quan trọng để sau này Mác và Ăngghen kế thừa và phát triển học thuyết duy vật của mình.
Đối với khoa học, Hêghen phê phán những quan điểm không đúng về phép biện chứng
Hêghen là ngƣời có công lớn trong việc phê phán tƣ duy siêu hình và ông là ngƣời đầu tiên trình bày toàn bộ giới tự nhiên, lịch sử và tƣ duy trong sự vận động, biến đổi và phát triển không ngừng. Đó là đóng góp lớn và có tính cách mạng triệt để trong triết học Hêghen.
Để xây dựng lôgíc học mới với tính cách là lôgíc biện chứng, Hêghen đã nghiên cứu toàn bộ quá trình phát triển của lôgíc hình thức cổ điển trƣớc đây. Tuy không phủ nhận ý nghĩa và vai trò của lôgíc hình thức trong lịch sử triết học, nhƣng ông đã chỉ ra những hạn chế của nó. Theo Hêghen, lôgíc học trƣớc ông là khoa học về những hình thức tƣ duy chủ quan, chƣa đầy đủ, chƣa
đáp ứng đƣợc yêu cầu của sự phát triển của khoa học cũng nhƣ của triết học. Trên cơ sở đó, Hêghen đã sáng tạo ra một hệ thống lôgíc học mới, đó là lôgíc biện chứng với mục đích đem lại cho triết học một phƣơng pháp nhận thức mới, đó là phép biện chứng. Phép biện chứng của Hêghen đƣợc đánh giá là một trong những thành tựu quý giá nhất của triết học cổ điển Đức nói riêng và triết học trƣớc Mác nói chung. Tuy nhiên, Hêghen đã sáng lập phép biện chứng đứng trên lập trƣờng duy tâm, xuất phát từ cơ sở đồng nhất giữa tƣ duy và tồn tại khi coi những qui luật của tự nhiên, của lịch sử cũng là những quy luật của tƣ duy. Vì vậy, Hêghen đã giải thích: Con ngƣời có khả năng nhận thức đƣợc thế giới một cách tuyệt đối và đầy đủ, tức là tƣ duy con ngƣời nhận thức đƣợc giới tự nhiên và xã hội.
Trong thời cổ đại, Xôcrát, Platôn là những ngƣời đã sử dụng phép biện chứng trong các đối thoại. Tuy nhiên, các nhà triết học này xem phép biện chứng nhƣ là một nghệ thuật tranh biện. Hêghen chỉ ra hạn chế của quan niệm nhƣ vậy. Ông nói:
“Phép biện chứng thƣờng đƣợc xem nhƣ là một nghệ thuật ngoại tại tùy tiện tạo ra một sự hỗn loạn và một vẻ ngoài đơn thuần của những sự mâu
thuẫn ở trong những khái niệm nhất định, theo kiểu cho rằng chính vẻ ngoài
này chứ không phải những quy định ấy mới là một cái trống rỗng, vô hiệu, còn ngƣợc lại, cái gì thuộc giác tính mới là cái đúng thật. Phép biện chứng cũng thƣờng đƣợc xem không gì hơn là một trò chơi cò cƣa chủ quan của những lập luận tới lui, thiếu hẳn nội dung thực chất và che đậy sự trần trụi nồng cạn bằng tài xảo biện đã tạo ra trò “lý sự” ấy” [6, tr. 178-179].
Đối với Hêghen, phép biện chứng không phải là nghệ thuật hay công cụ đƣợc sử dụng trong tranh luận, mà là học thuyết về những mối liên hệ hưu cơ,
về những quy luật vận động, phát triển của thế giới. Tuy nhiên, vì là nhà triết
dƣới dạng tự nhiên, mà là thế giới trong lĩnh vực tinh thần có trƣớc thế giới vật chất, tức là thế giới ý niệm. Do đó, đối tƣợng của phép biện chứng của Hêghen là ý niệm, phép biện chứng của Hêghen là phép biện chứng của ý niệm, không phải là “phép biện chứng về tự nhiên” nhƣ quan điểm của C. Mác và Ph. Ăngghen.
Mặc dù, Hêghen có nói về sự thống nhất giữa chủ thể và khách thể nhƣng không giống nhƣ quan niệm của chủ nghĩa duy vật, mà ông coi nó nhƣ là sự đồng nhất hoàn toàn của chúng. Điều này có nghĩa là đối với Hêghen khách thể của tƣ duy không khác biệt với bản thân tƣ duy. Những khách thể của tƣ duy thực chất chỉ là những quy định của chính tƣ duy mà thôi. Theo Hêghen, tƣ duy ở đây hoàn toàn không được xem xét như là sản phẩm đặc
biệt của bộ óc con người, hoặc là nét đặc thù của con ngƣời mà bản thân ông
đã đồng nhất tư duy với hoạt động của ý niệm tuyệt đối với tư cách là cơ sở
của mọi sự vật, hiện tượng của thế giới. Hơn nữa, tƣ duy cũng vừa là khách
thể, vừa là chủ thể và tƣ duy vừa là những gì đang tƣ duy, vừa là những gì đƣợc tƣ duy.
Tuy nhiên, Hêghen cũng thừa nhận cảm giác, trực giác, biểu tƣợng, mong muốn là những hình thức của ý thức con ngƣời. Nhƣng tất cả chúng đối với ông chỉ là những thể hiện không đầy đủ, là những biểu hiện bên ngoài của tƣ duy, tƣ tƣởng. Vì vậy, Hêghen cho rằng vật chất thuộc về tƣ duy, tƣ tƣởng và đối tƣợng đúng đắn của tƣ tƣởng chính là bản thân tƣ tƣởng, vì tƣ tƣởng là chân lý của mọi sự vật. Cho nên, sự phát triển cần phải đƣợc tiến hành theo những quy luật của tƣ tƣởng, theo những quy luật của lôgíc học. Theo đó, chủ nghĩa duy tâm tuyệt đối của Hêghen còn đƣợc xác định nhƣ là chủ nghĩa duy tâm lôgíc.
Hêghen cũng chỉ ra rằng phép biện chứng là thực chất của nhận thức, nó khắc phục đƣợc tính phiến diện và tính hạn chế của nhận thức. “Vì thế, cái
biện chứng tạo nên linh hồn vận động của sự tiến lên của khoa học và là nguyên tắc chỉ qua đó sự nối kết [mạch lạc] nội tại) và sự tất yếu mới đi vào trong nội dung của khoa học, cũng nhƣ chỉ trong đó mới tìm thấy đƣợc việc nâng lên khỏi cái hữu hạn một cách đúng thật, chứ không phải [đơn thuần] ngoại tại. [6, tr. 178]
Phép biện chứng của Hêghen coi toàn bộ thế giới, lịch sử và tinh thần là một quá trình duy nhất thực hiện sự vận động, biến hóa, phát triển, thay đổi không ngừng và đó là cái quý giá nhất trong triết học Hêghen. Hêghen đã xây dựng nên hệ thống các phạm trù lôgíc và ba quy luật cơ bản của phép biện chứng, làm cho phép biện chứng trở thành một khoa học về sự phát triển của thế giới. Với quan niệm đó, Hêghen đã giáng một đòn nặng nề đối với các quan điểm triết học cho rằng: chân lý là sự tập hợp những nguyên lý giáo điều có sẵn, đó là quan điểm hoàn toàn sai lầm, phiếm diện, trên cơ sở đó, Hêghen đã quan niệm, chân lý là một quá trình, là kết quả nhận thức của bao thế hệ kế tiếp nhau trong lịch sử. Hêghen đã hệ thống hóa tri thức của nhân loại trong sơ đồ hệ thống triết học đồ sộ của mình. Hêghen cho rằng:
“Phép biện chứng cũng khẳng định chính mình trong mọi lĩnh vực và hình thái đặc thù của thế giới tự nhiên và thế giới tinh thần. Ví dụ, trong sự vận động của những thiên thể. Một hành tinh bây giờ đang đứng ở vị trí này, thế nhƣng, về mặt tự mình [mặc nhiên], nó cũng tồn tại ở một vị trí khác và nó làm cho cái tồn tại khác này của nó trở thành sự hiện hữu bằng cách nó tự vận động. Cũng thế, những yếu tố vật lý tự chứng tỏ là có tính biện chứng và diễn trình khí tƣợng học làm cho phép biện chứng của chúng xuất hiện rõ” [6. tr 180]. Trong lịch sử phép biện chứng, nguyên lý về sự phát triển chính là sự vận động trên cơ sở những mâu thuẫn, với tính cách sự triển khai của mâu thuẫn ấy “Hêghen quan niệm quá trình ấy nhƣ một quá trình bị quy định bởi
tính tất yếu nội tại, đồng thời nhƣ là một quá trình có tính khuynh hƣớng nhất định, có tính chất tiến bộ đi từ thấp lên cao” [39, tr. 215-216]. Hêghen đã luận chứng cho một “quan niệm biện chứng về sự phát triển, là một hệ thống những nguyên lý phƣơng pháp luận quan trọng nhất cho ta chiếc chìa khóa để nhận thức đúng đắn hiện thực”[39, tr. 216].
Biện chứng của khái niệm trong “Khoa học Lôgíc” của ông bao gồm những điểm sau: Một là, những khái niệm không những khác nhau mà còn làm trung giới cho nhau, tức có liên hệ với nhau. Hai là, mỗi khái niệm đều phải qua một quá trình phát triển đƣợc thực hiện trên cơ sở của 3 nguyên tắc:
Nguyên tắc một: Chất, lƣợng quy định và chuyển hóa lẫn nhau, những
thay đổi về lƣợng dẫn đến những biến đổi về chất và ngƣợc lại. Đối với quy luật “lƣợng đổi dẫn đến chất đổi và ngƣợc lại” theo Hêghen thì “chất lƣợng là tính quy định bên trong của tồn tại, là yếu tố căn bản quy định bản chất của sự vật, hiện tƣợng, là mức độ phát triển đầu tiên của tồn tại” [29, tr.138]. Nhƣ vậy, một sự vật nào đó tồn tại hiện hữu trong thế giới là nhờ có chất của nó.
Chất là những thuộc tính khách quan quy định sự vật hiện tƣợng, làm cho sự vật hiện tƣợng là nó mà không phải là cái khác, do vậy, trong thế giới có sự đa dạng và phong phú của các sự vật hiện tƣợng là nhờ sự đa dạng về chất.
Hêghen cho rằng giữa lƣợng và chất có sự thống nhất biện chứng và chuyển hóa lẫn nhau, chất chuyển hóa vào lƣợng và lƣợng chuyển hóa vào chất và sự chuyển hóa này cho thấy cả hai là những sự phủ định, trong đó sự thống nhất của chúng đƣợc biểu hiện ở độ, trƣớc tiên chúng phân biệt với nhau cái này làm trung giới cho cái kia.
Sau khi tính trực tiếp của sự thống nhất này trở thành tính trực tiếp tƣớc bỏ chính mình, bản thân sự thống nhất đƣợc xác định nhƣ là sự tự thân, hàm chứa trong nó tồn tại và các hình thức của nó, nhƣng hình thức bị tƣớc bỏ.
Tồn tại, hay tính trực tiếp, cái thông qua sự phủ định chính mình đi vào quan hệ với chính mình chính là bản chất.
Sự thống nhất giữa chất và lƣợng đƣợc tìm thấy ở độ, mỗi phạm trù có thuộc tính độc lập riêng. Bƣớc chuyển từ giai đoạn này sang giai đoạn khác chính là quá trình tích lũy dần dần về lƣợng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngƣợc lại và đó cũng chính là sự phủ định của giai đoạn sau đối với giai đoạn trƣớc và quá trình giải quyết mâu thuẫn, chính là sự phủ định của cái mới đối với cái cũ, chính là sự phát triển vƣợt quá giới hạn độ dẫn đến sự hình thành chất mới.
Nguyên tắc hai: Sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là nguồn
gốc và động lực của sự phát triển. Theo Hêghen các khái niệm đối lập tạo nên một thể thống nhất bởi vì chúng vừa thống nhất vừa đối lập nhau. Hêghen gọi mỗi một cặp đối lập là một mâu thuẫn. Mâu thuẫn là bản chất của mọi sự vật, mọi tƣ tƣởng và khái niệm, nhƣng không phải là sự thống nhất khô cứng, mà là sự thống nhất cụ thể của các mặt đối lập. Vì vậy, Hêghen cho rằng đồng nhất chính là sự khác nhau và mâu thuẫn bao hàm trong mình hai mặt đối lập cụ thể là phủ định và khẳng định. Theo Hêghen có hai loại mâu thuẫn cơ bản đó là mâu thuẫn siêu hình hay mâu thuẫn của lôgíc hình thức - đây là dạng mâu thuẫn có tính chất phủ định sạch trơn không có sự kế thừa, phát triển. Còn đối với mâu thuẫn biện chứng chính là sự phủ định biện chứng đƣợc xác định với tƣ cách có sự chuyển hóa thành cái khác - Tức là có là sự thống nhất và đấu tranh giữa hai mặt đối lập.
Khi nghiên cứu về mâu thuẫn, Hêghen cho rằng mâu thuẫn là nguyên nhân làm cho phạm trù, khái niệm chuyển từ giai đoạn này đến giai đoạn khác. Vì vậy, mâu thuẫn chính là nguồn gốc của mọi vận động và phát triển. Chỉ vì một cái gì đó có mâu thuẫn ở trong bản thân mình mà nó đƣợc vận động, có mạch đập và hoạt động. Khi nghiên cứu mâu thuẫn không nên coi
mâu thuẫn là một cái gì xấu đối với các sự vật mà phải coi mâu thuẫn là mỗi liên hệ, có sự tác động qua lại, có sự lệ thuộc, quy định lẫn nhau của các mặt đối lập và đó chính là nguyên tắc của mọi sự tự thân vận động và mâu thuẫn là quá trình thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập.
Hêghen đã nhấn mạnh sự khác biệt nếu dẫn tới một giới hạn nào đó sẽ trở thành mặt đối lập và sự thống nhất của các mặt đối lập tạo ra mâu thuẫn. Đây là nội dung quan trọng giúp chúng ta hiểu rằng tất cả cái gì phát triển đều có mâu thuẫn và bất cứ một sự vật nào tồn tại đều chứa đựng mâu thuẫn trong bản thân nó, trong trƣờng hợp ngƣợc lại nó không thể là sự thống nhất sinh động, không thể là cơ sở. Ở đây, một lần nữa Hêghen vạch ra nguồn gốc, động lực thực sự của sự phát triển chính là quá trình giải quyết mâu thuẫn, đƣa đến sự ra đời của cái mới. Nhƣ vậy, theo Hêghen mâu thuẫn là cái vốn có bên trong các khái niệm, nhờ mâu thuẫn mà những khái niệm biểu hiện đƣợc đặc điểm của chúng và phát triển.
Nguyên tắc ba: Phủ định của phủ định là sự phát triển diễn ra theo hình
thức xoáy ốc. Đối với quy luật này thì Hêghen là ngƣời đầu tiên trình bày một cách có hệ thống và ông cho rằng sự phát triển của sự vật diễn ra từ thấp đến cao. Theo Hêghen, mặt phủ định thể hiện trong mỗi một phạm trù, khái niệm là cơ sở, điều kiện của quá trình phát triển, trên cơ sở đó, Hêghen coi qui luật phủ định của phủ định nhƣ là một trong những quy luật quan trọng nhất của phép biện chứng, bởi vì quy luật này vạch ra khuynh hƣớng của sự phát triển từ thấp cho đến cao.
Theo Hêghen mặt phủ định thể hiện trong mỗi một phạm trù, khái niệm là cơ sở, điều kiện của quá trình phát triển. Ông đã phân biệt phủ định trừu tƣợng với phủ định cụ thể, “phủ định trừu tƣợng là phủ định sạch trơn không chỉ xóa bỏ cái cũ mà còn là xóa bỏ những yếu tố có khả năng tạo sự sống cho nó. Trong khi đó, phủ định cụ thể không chỉ đơn giản xóa bỏ cái cũ mà còn
giữ lại những yếu tố mầm mống, tạo khả năng sống cho nó, tức là phủ định