6. Tình hình nghiên cứu đề tài
3.1. NHỮNG GIÁ TRỊ CỦA TƢ TƢỞNG BIỆN CHỨNG HÊGHEN
3.1. NHỮNG GIÁ TRỊ CỦA TƢ TƢỞNG BIỆN CHỨNG HÊGHEN TRONG TÁC PHẨM “KHOA HỌC LÔGÍC” TRONG TÁC PHẨM “KHOA HỌC LÔGÍC”
Tƣ tƣởng của Hêghen trong tác phẩm “Khoa học Lôgíc” tiến bộ hơn các tƣ tƣởng triết học cùng thời, bởi vì, triết học Hêghen là đỉnh cao của triết học Tây Âu thời kỳ cận đại, trong đó nội dung cốt lõi đó là tƣ tƣởng biện chứng về sự vận động và phát triển đã lý giải nguyên nhân đồng thời đƣa ra những xu hƣớng cho sự phát triển của tự nhiên, xã hội. Ông là ngƣời đầu tiên trình bày toàn bộ thế giới tự nhiên, lịch sử và tinh thần dƣới dạng một quá trình vận động, biến đổi, phát triển và cố gắng vạch ra mối liên hệ bên trong của sự vận động, phát triển ấy. Mặc dù sự tự phong này là mâu thuẫn với tƣ duy về sự vận động, phát triển của mình song qua cách lý giải đó có thể thấy đƣợc cách thức giải quyết các vấn đề hóc búa của triết học thời kỳ đó của Hêghen là hợp lý. Vì vậy, Hêghen đã có những đóng góp của tƣ tƣởng biện chứng của Hêghen trong tác phẩm “Khoa học Lôgíc” đó là:
Trước hết, Hêghen là người có công sáng lập ra một loại lôgíc học mới -
Lôgíc học biện chứng, khắc phục được những hạn chế của lôgíc học hình thức, đặt cơ sở cho sự thống nhất giữa phép biện chứng, lôgíc học và lý luận
nhận thức.
Trƣớc Hêghen, lôgíc học hình thức chủ yếu nghiên cứu những hình thức bên ngoài của tƣ duy, trong sự tách rời giữa hình thức và nội dung. Hêghen đã chỉ ra thiếu sót này và đƣa phép biện chứng vào trong lôgíc học, sáng lập một ngành lôgíc học mới - lôgíc học biện chứng. Lôgíc học biện chứng ở Hêghen tuy còn duy tâm nhƣng đã chứa đựng nhiều hạt nhân hợp lý và sau này đƣợc
C. Mác, Ph. Ăngghen và V.I. Lênin phát triển thành lôgíc học biện chứng duy vật và vận dụng trong nghiên cứu khoa học. Lôgíc học biện chứng khắc phục đƣợc những hạn chế của lôgíc học hình thức nhƣ xem xét sự vật trong trạng thái tĩnh tại, trong sự tách rời giữa các mặt, các sự vật, hiện tƣợng, do vậy, phủ nhận mâu thuẫn nội tại của sự vật, phủ nhận sự trung gian, quá độ. Với lôgíc học biện chứng, hai phán đoán mâu thuẫn với nhau không phải lúc nào cũng chỉ có một đúng, một sai, mà nhiều khi trong mỗi phán đoán, mỗi tƣ tƣởng đối lập đều có cái đúng, cái sai; bên cạnh cái “hoặc là.. hoặc là” còn có cái “vừa là… vừa là” nữa, nhƣ vậy quy luật “phi mâu thuẫn”, quy luật “bài trung” của lôgíc học truyền thống không còn là vạn năng, mà chỉ còn đúng trong những điều kiện hạn chế.
Hai là, Hêghen đã có công trong việc phê phán phương pháp tư duy cứng nhắc của siêu hình học cũ đã từng thống trị trong tư tưởng của nhân loại hàng nghìn năm lịch sử.
Hêghen phê phán một loạt những bất cập của siêu hình học truyền thống, chủ nghĩa giáo điều, phép ngụy biện và thuyết hoài nghi… Đặc biệt ông phê phán siêu hình học đã xem xét sự vật trong sự cô lập, phủ nhận mâu thuẫn nội tại trong sự vật. Ông nói: “Siêu hình học này đã trở thành chủ nghĩa giáo điều, vì do bản tính của những quy định hữu hạn - nó đã phải giả định rằng trong hai điều khẳng định đối lập nhau (thể hiện trong các mệnh đề), mệnh đề này là đúng và mệnh đề kia là sai”[6, tr. 95]. Và ông giải thích:
“Nhƣng, trong nghĩa hẹp, “giáo điều” chính là ở chỗ bám chặt lấy những quy định phiến diện của giác tính để loại trừ những quy định đối lập. Nói chung, đó là cái “hoặc là - hoặc là” nghiêm ngặt, theo đó chẳng hạn: thế giới hoặc là hữu hạn hoặc là vô hạn, nhƣng chỉ một trong hai mà thôi.
“Thuyết giáo điều của Siêu hình học của giác tính là ở chỗ bám chặt lấy những quy định tƣ tƣởng trong sự cô lập của chúng, trong khi đó, ngƣợc lại,
thuyết duy tâm của triết học biện luận có nguyên tắc về tính toàn thể và tự cho thấy có năng lực bao trùmtính phiến diện” [6, tr. 95]
Tuy nhiên, Hêghen chỉ phê phán những khuyết tật của Siêu hình học cũ, chứ không phải bác bỏ siêu hình học nói chung, vì ông coi lôgíc học biện chứng của ông cũng là một bộ phận của siêu hình học. Nó là cái thiết yếu cho các khoa học. Ông nói:
“Đúng là Newton đã mạnh mẽ cảnh báo rằng vật lý học hãy coi chừng Siêu hình học, nhƣng… ta cần lƣu ý rằng bản thân ông lại không hề tuân theo sự cảnh báo này chút nào cả! Thực ra, chỉ có thú vật mới là những nhà vật lý học “thuần túy”, “chính hiệu”, bởi chúng không tƣ duy, còn con ngƣời, ngƣợc lại, với tƣ cách là một hữu thể tƣ duy, là một nhà siêu hình học bẩm sinh. Vấn đề cốt yếu chỉ là liệu Siêu hình học đƣợc sử dụng có phải là loại Siêu hình học đúng đắn hay không” [6, tr. 241)
Ba là, Hêghen là người có công phát triển phép biện chứng trở thành một hệ thống lý luận hoàn chỉnh, được vận dụng thống nhất trong tự nhiên, xã hội và tư duy.
Các Mác và Ph.Ăngghen đã nhiều lần nêu lên cống hiến này của Hêghen. Mác đã nhận xét về Hêghen là đầu tiên trình bày một cách bao quát và có ý thức về những hình thức vận động chung của phép biện chứng. Ph. Ăngghen nói:
“Nền triết học Đức đã đạt tới đỉnh cao của nó trong hệ thống của Hêghen, trong đó lần đầu tiên - và đây là công lao to lớn của ông- toàn bộ thế giới tự nhiên, lịch sử và tinh thần đƣợc trình bày nhƣ một quá trình, nghĩa là luôn luôn vận động, biến đổi, và biến hóa và phát triển, và ông đã cố vạch ra mối liên hệ nội tại của sự vận động và sự phát triển ấy. Theo quan điểm ấy, lịch sử loài ngƣời đã không còn thể hiện ra là một mớ hỗn độn ghê gớm của những hành vi bạo lực vô nghĩa… nó là một quá trình phát triển của bản thân
loài ngƣời, và nhiệm vụ của tƣ duy hiện nay là phải theo dõi bƣớc tiến tuần tự của quá trình ấy qua tất cả những khúc quanh co của nó và chứng minh tính quy luật bên trong của nó qua tất cả những cái ngẫu nhiên bề ngoài.” [18, tr. 39-40]
Điều cơ bản nhất ở đây là phép biện chứng của nhà triết học Đức là thành tựu mới nhất của toàn bộ sự phát triển thế giới quan biện chứng trong thời kỳ trƣớc Mác, là một trong những tiền đề hình thành triết học mácxít và chủ nghĩa Mác nói chung. Hêghen có công lớn trong việc nghiên cứu phép biện chứng và lôgíc biện chứng nhƣ một khoa học, nhƣ một học thuyết có hệ thống. Trong lịch sử triết học, “ông là ngƣời đầu tiên đã bắt tay vào việc giải quyết nhiệm vụ này với một quy mô và một trình độ uyên bác nhƣ vậy. Bản thân Mác và Ăngghen đã nhiều lần nêu lên cống hiến này của Hêghen” [28, tr. 34]
Nếu nhƣ Cantơ còn thừa nhận hai dạng lôgíc học khác nhau, thì Hêghen chỉ thừa nhận lôgíc biện chứng là khoa học duy nhất về tƣ duy, tất cả các khoa học khác chỉ là lôgíc học ứng dụng, nghĩa là lôgíc học theo nghĩa rộng của từ này. Cơ sở của sự đồng nhất giữa phép biện chứng, lôgíc biện chứng và lý luận nhận thức là sự đồng nhất giữa tƣ duy và tồn tại, giữa tƣ tƣởng và hiện thực. Tuy nhiên, vì nhận thức là một quá trình nên đồng nhất giữa chúng là một quá trình. Nhƣng về nguyên tắc, vì con ngƣời có thể nhận thức đƣợc thế giới, nên giữa chúng không có sự khác biệt nào về mặt nội dung.
Paul Redding trong tác phẩm “Thông diễn học của Hegel”, khi đánh giá về phép biện chứng của Hêghen đã có nhận xét nhƣ sau: “Nghiên cứu quan hệ của nó với phép biện chứng của Hêghen có ý nghĩa hàng đầu để giải thích quá trình xuất hiện và hình thành của phép biện chứng duy vật. Sở dĩ thế không chỉ vì Hêghen là ngƣời tiền bồi trực tiếp của Mác và Ăngghen, và vì những ngƣời sáng lập chủ nghĩa Mác đều trải qua trƣờng phái của Hêghen. Điều cơ
bản nhất ở đây là phép biện chứng của nhà triết học Đức là thành tựu mới nhất của toàn bộ sự phát triển thế giới quan biện chứng trong thời kỳ trƣớc Mác, là một trong những nguồn hình thành của triết học mác-xít và chủ nghĩa Mác nói chung. Hêghen có công lớn trong việc nghiên cứu phép biện chứng và lôgíc biện chứng nhƣ một khoa học, nhƣ một học thuyết có hệ thống. Trong lịch sử triết học, ông là ngƣời đầu tiên đã bắt tay vào việc giải quyết nhiệm vụ này với một quy mô và một trình độ uyên bác nhƣ vậy. Bản thân Mác và Ăngghen đã nhiều lần nêu lên cống hiến này của Hêghen” [27, tr. 34] Phép biện chứng của Hêghen đƣợc đánh giá là một thành tựu lớn của triết học phƣơng Tây cận đại bởi vì chính Hêghen là ngƣời đầu tiên coi toàn bộ thế giới tự nhiên, lịch sử và tinh thần là một quá trình, ông đã tìm hiểu mối liên hệ của sự vận động và phát triển của sự vật.
C. Mác đã nhận xét:
“Hêghen có công lớn trong việc nghiên cứu phép biện chứng và lôgíc biện chứng nhƣ một khoa học, nhƣ một học thuyết có hệ thống. Trong lịch sử triết học, ông là ngƣời đầu tiên đã bắt tay vào việc giải quyết nhiệm vụ này với một quy mô và một trình độ uyên bác nhƣ vậy. Bản thân Mác và Ăngghen đã nhiều lần nêu lên cống hiến này của Hêghen. Chỉ cần nhắc lại lời nói của Mác rằng tuy Hêghen với tƣ cách nhà duy tâm đã thần bí hóa phép biện chứng, nhƣng chính ông là “ngƣời đầu tiên trình bày một cách bao quát và có ý thức về những hình thức vận động chung của phép biện chứng ấy” [38, t. 3, tr. 34-35].
Vậy yếu tố nào tạo nên hạt nhân hợp lý trong triết học của Hêghen? Trƣớc hết đó là những tiên đoán thiên tài về mối liên hệ của sự vật, hiện tƣợng và chính bản thân ông đã nhìn thấy quá trình vận động, phát triển của các sự vật và ông đã coi mâu thuẫn nhƣ là nguồn gốc của sự vận động và phát triển. Do đó, Lênin đánh giá: Hêghen “đã tiên đoán một cách thiên tài phép
biện chứng của các sự vật (các hiện tƣợng, thế giới, giới tự nhiên) trong phép biện chứng của các khái niệm” [20, tr. 218]. Trong giai đoạn trƣởng thành của sự phát triển của mình, khi hai ông đã sáng lập ra học thuyết của mình, Mác và Ăngghen đã nhấn mạnh sự khác biệt cơ bản giữa phép biện chứng của các ông với phép biện chứng của Hêghen. Sau khi đã thừa nhận phần cống hiến chính đáng về phép biện chứng của Hêghen, trong lời bạt cho quyển I bộ “Tƣ bản”, Mác đã viết những lời nổi tiếng sau đây: “Ở Hêghen, phép biện chứng bị lộn ngƣợc đầu xuống đất. Cần dựng nó lại để phát hiện đƣợc cái hạt nhân hợp lý của nó ở đằng sau lớp vỏ thần bí” [38, tr 35] thì phép biện chứng duy tâm của Hêghen sẽ trở thành phép biện chứng duy vật và triết học của Hêghen đƣợc đánh giá là “hệ thống triết học của Hêghen cả về phƣơng pháp lẫn nội dung chỉ là một thứ chủ nghĩa duy vật lộn ngƣợc đầu xuống dƣới một cách duy tâm chủ nghĩa” [19, tr. 407]
Và Lênin đã chỉ rõ hơn “Điều tuyệt diệu là toàn bộ chƣơng “ý niệm tuyệt đối” hầu nhƣ không có lời nào nói về thƣợng đế (họa chăng chỉ có một lần “khái niệm” về thƣợng đế đã xuất hiện một cách ngẫu nhiên) và hơn nữa chƣơng này hầu nhƣ không chứa đựng một chủ nghĩa duy tâm nào cả, mà chỉ có chủ đề chủ yếu là phƣơng pháp biện chứng. Tổng cộng và tóm tắt, tiếng nói cuối cùng và bản chất của lôgíc của Hêghen đó là phƣơng pháp biện chứng - Cái này thật là tuyệt vời và còn cái khác nữa: Trong tác phẩm duy tâm nhất này của Hêghen, có ít chủ nghĩa duy tâm nhất, nhiều chủ nghĩa duy vật nhất, đó là mâu thuẫn, nhƣng đó là sự thật” [24, tr. 254-255]
Hêghen đã nghiên cứu các khái niệm, phạm trù của lôgíc học và phép biện chứng trong mối liên hệ hữu cơ với nhau và có sự vận động, chuyển hóa. Ý thức rõ rằng “Lôgíc học” của ông không đồng nghĩa với khái niệm truyền thống về bản thể luận. Một mặt, đôi khi ông gọi nó chính là bản thể luận, mặt khác, ông đã đồng nhất bản thể luận với siêu hình học giáo điều khi bàn về ba
quan hệ của tƣ duy với tính khách quan. Nhƣng điều đó ở Hêghen có nghĩa là tƣ duy cần phải quay lại với siêu hình học với tƣ cách chính đề trên một trình độ cao hơn. Vì vậy theo tác giả Nguyễn Trọng Chuẩn và Đỗ Minh Hợp “Thái độ mang tính hai mặt đó của Hêghen đƣợc quy định bởi quan niệm đặc thù của ông về sự đồng nhất giữa tƣ duy và tồn tại và hai yếu tố tồn tại và tƣ duy đều có cùng những tính quy định nhƣ nhau, song chúng ta không đƣợc phép xem xét sự đồng nhất giữa tƣ duy và tồn tại một cách cụ thể và nói rằng hòn đá hiện hữu và con ngƣời hiện hữu là một. Tồn tại chính là cái hoàn toàn trừu tƣợng và đó là sự khác biệt của nó với cái cụ thể (thống nhất của những quy định đa dạng)” [2, tr. 199].
Theo Hêghen, “vận động, phát triển là tuyệt đối; nguồn gốc của sự phát triển là mâu thuẫn bên trong; phát triển nằm ngay trong những biến đổi tiệm tiến, về lƣợng thành những biến đổi vể chất, những biến đổi nhảy vọt trong đó cái mới phủ định cái cũ” [38, tr. 4]. Theo giáo sƣ Nguyễn Trọng Chuẩn và Đỗ Minh Hợp “kiểu vận động đƣợc Hêghen mô tả là một điều hoàn toàn mới mẻ. Đó là sự vận động lịch sử mà mỗi vòng khâu đều mang tính độc đáo và cần thiết đối vối cả chỉnh thể. Nội dung của chỉnh thể (vũ trụ), hay là tồn tại tuyệt đối của nó, hoá ra không phải là kết quả của lịch sử mà là bản thân lịch sử” [2, tr. 207]. Có thể nói, trƣớc Hêghen chƣa từng có một nhà triết học nào đã phát triển luận điểm cho rằng tồn tại là một chủ thể, chứ không phải là vị thể, dƣới một hình thức đầy đủ và sâu sắc nhƣ Hêghen.
Một đóng góp quan trọng nữa của Hêghen đó là “học thuyết về tồn tại (bản thể luận) của ông đã đƣợc ông xây dựng thành một hệ thống biện chứng, tức là một hệ thống mà trong đó, các tính quy định của tồn tại đƣợc thể hiện thông qua hàng loạt phạm trù có liên quan với nó và liên quan với nhau một cách chặt chẽ, một cách nội tại và tự phát sinh từ cùng một “cội nguồn”.
phạm trù cơ bản của lôgíc học và phép biện chứng. Đó là quy luật mâu thuẫn biện chứng, quy luật thống nhất của các mặt đối lập, quy luật phủ định của phủ định; các cặp phạm trù: bản chất và hiện tƣợng, nội dung và hình thức, nguyên nhân và kết quả, tất nhiên và ngẫu nhiên, khả năng và hiện thực, tự do và tất yếu.
Hêghen đã trình bày những quy luật cơ bản của phép biện chứng, nhƣng không phải các quy luật của quá trình tự nhiên và xã hội mà là những quy luật của tƣ duy “thuần túy”, tách rời khỏi nội dung cảm tính. “Ở đây muốn nói đến không phải là tƣ duy nhân loại mà, nhƣ ai cũng rõ, gắn chặt với sự phản ảnh cảm tính thế giới bên ngoài. Theo học thuyết Hêghen, ngoài tƣ duy nhân loại ra còn tồn tại một tƣ duy siêu nhân loại, siêu tự nhiên, chẳng những không phụ thuộc vào vật chất mà thậm chí còn quy định cả mọi quá trình vật chất nữa. Hêghen đã thần thánh hóa tƣ duy, đã đối lập nó với hiện thực vật chất, mặc dù đã khẳng định rằng tƣ duy tuyệt đối đó, cái lý trí thế giới, “ý niệm