THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ATVSLĐ TRONG DOANH NGHIỆP

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý an toàn vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp ở tỉnh kon tum (Trang 55)

8. Kết cấu của luận văn

2.2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ATVSLĐ TRONG DOANH NGHIỆP

TẠI CÁC DOANH NGHIỆP Ở TỈNH KON TUM

2.2.1. Thực trạng ban hành và quản lý thống nhất á quy định của pháp luật về an toàn - vệ s n l o động trong các doanh nghiệp

nƣớc ta có thể nói tƣơng đối đầy đủ, ở nhiều lĩnh vực văn bản pháp luật khác nhau. Cụ thể là:

- Hiến pháp năm 2013 đã tạo cơ sở để xác định các nguyên tắc, nội dung định hƣớng cơ bản của pháp luật lao động nhƣ quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân (Ngƣời sử dụng lao động, ngƣời lao động); tổ chức hoạt động công đoàn; tổ chức đại diện ngƣời sử dụng lao động…Nhà nƣớc ban hành chính sách, chế độ an toàn - vệ sinh lao động và qui định thời gian lao động, chế độ tiền lƣơng, chế độ nghỉ ngơi, bảo hiểm xã hội đối với ngƣời lao động.

- Bộ Luật lao động hiện hành điều chỉnh một lĩnh vực rộng lớn có tác động sâu rộng tới toàn bộ đời sống xã hội, tất cả các thành phần kinh tế, doanh nghiệp, tổ chức, cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ và ngƣời lao động. Cùng với Bộ luật lao động, Nhà nƣớc còn ban hành một số luật liên quan đến lĩnh vực lao động nhƣ: Luật An toàn - vệ sinh lao động năm 2015; Luật công đoàn năm 2012; Luật bảo hiểm xã hội năm 2014; Luật bảo hiểm y tế sửa đổi năm 2014; Luật Hóa chất, Luật Khoáng sản, Luật Hợp tác xã… và một số chỉ thị, hƣớng dẫn do Chính phủ ban hành nhằm bảo vệ sức khỏe, cải thiện điều kiện lao động, phòng chống tai nạn và bệnh nghề nghiệp đối với ngƣời lao động. Thực hiện tốt an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) nhằm bảo đảm sức khỏe và tính mạng của ngƣời lao động, góp phần quan trọng vào việc phát triển sản xuất và đời sống xã hội. Đây là hoạt động mang ý nghĩa rộng lớn gắn với thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, gắn bảo hộ lao động với bảo vệ môi trƣờng và văn hóa trong sản xuất.

Với chủ trƣơng quan tâm chăm lo bảo đảm sức khỏe, tính mạng ngƣời lao động của Đảng và Nhà nƣớc; thời gian qua Sở Lao động - Thƣơng binh & Xã hội tỉnh Kon Tum, Liên đoàn lao động tỉnh, Ban quản lý khu kinh tế tỉnh đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về lao động; hệ thống hóa các văn bản pháp quy đã ban hành và còn hiệu lực có liên quan tƣơng đối đầy đủ,

triển khai chỉ đạo, hƣớng dẫn đến các doanh nghiệp nhiều chủ trƣơng, chính sách, pháp luật quan trọng nhƣ Chỉ thị số 29-CT/TW ngày 18/9/2013 của Ban bí thƣ Trung ƣơng Đảng, Bộ luật Lao động 2012 về nội dung ATLĐ, VSLĐ và các văn bản hƣớng dẫn thi hành BLLĐ nhƣ Nghị định 45/2013/ NĐ-CP ngày 10/5/2013 về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và công tác ATLĐ, VSLĐ; Nghị định 95/2013/NĐ-CP ngày 22/8/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đƣa lao động Việt Nam đi làm việc ở nƣớc ngoài và 28 Thông tƣ hƣớng dẫn thi hành Bộ Luật lao động; 30 Quy chuẩn kỹ thuật an toàn Quốc gia; Quỹ bồi thƣờng tai nạn lao động, BNN; Trong các văn bản pháp luật về ATLĐ, VSLĐ mới đƣợc ban hành gần đây, những hạn chế tồn tại của công tác ATLĐ, VSLĐ từng bƣớc đƣợc khắc phục; trong đó những điểm đổi mới nổi bật là tăng cƣờng công tác xã hội hóa làm giảm bớt gánh nặng của Nhà nƣớc trong việc đầu tƣ cho công tác ATLĐ, VSLĐ; tăng cƣờng cải cách hành chính, giảm bớt phiền hà cho doanh nghiệp, nhƣng đồng thời cũng ban hành chế tài mạnh hơn để góp phần đƣa những quy định của pháp luật vào cuộc sống.

Luật ATVSLĐ qui định đối tƣợng, phạm vi áp dụng rộng hơn rất nhiều so với các quy định trƣớc đây, đó là bên cạnh NLĐ làm việc theo hợp đồng lao động, ngƣời thử việc, học nghề, tập nghề, NSDLĐ, CB-CCVC, ngƣời thuộc vũ trang nhân dân…, còn mở rộng ra cả NLĐ làm việc không theo hợp đồng lao động (không có quan hệ lao động) nhƣ ngƣời lao động trong môi trƣờng nông nghiệp không thuộc đối tƣợng điều chỉnh của pháp luật về an toàn vệ sinh lao động, môi trƣờng thôn xóm, gia đình nhƣ làm giúp công việc làng, xã (lễ hội); giúp việc hàng xóm (xây nhà, sửa nhà…) khi xảy ra tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp thì Quỹ đền bù tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp sẽ chi trả. Tuy nhiên, để Luật sớm đi vào cuộc sống cần cụ thể hóa các vấn đề về cơ chế hỗ trợ thông tin, tuyên truyền, huấn luyện ATVSLĐ, Quỹ

đền bù TNLĐ, BNN tự nguyện cho NLĐ thuộc đối tƣợng là lao động tự do, không có quan hệ lao động; Ngoài ra, vẫn còn một số khó khăn, vƣớng mắc về nội dung chính sách, về việc xác định một số trƣờng hợp bị nạn còn chƣa đƣợc chặt chẽ, chính xác, thậm chí cố tình làm sai lệch… hoặc việc quy định chi trả TNLĐ-BNN nhƣng ngƣời sử dụng lao động vẫn phải bận tâm vào việc thực hiện chế độ trong quá trình ngƣời lao động bị TNLĐ (trả lƣơng, trợ cấp bồi thƣờng TNLĐ-BNN)…..

Hƣớng dẫn đến các doanh nghiệp thực hiện các quy định về an toàn lao động nhƣ: xây dựng nội quy an toàn lao động; kiểm định và đăng ký các thiết bị, máy móc, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động, đo kiểm hệ thống điện động lực và hệ thống chống sét nhà xƣởng.

Qua các năm đến nay, Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh triển khai phổ biến các văn bản pháp quy liên quan đến công tác vệ sinh lao động nhƣ Thông tƣ số 19/TT-BYT của Bộ Y tế ban hành ngày 06/6/2011 về hƣớng dẫn thực hiện quản lý vệ sinh lao động, sức khỏe ngƣời lao động và bệnh nghề nghiệp; Thông tƣ liên tịch số 08/1998/TTLT-BYT-BLĐTBXH hƣớng dẫn thực hiện các quy định về bệnh nghề nghiệp; Thông tƣ 09/2000/TT-BYT hƣớng dẫn chăm sóc sức khỏe ngƣời lao động trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ và Quyết định 3733/2002/ QĐ-BYT ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 5 nguyên tắc và 7 thông số vệ sinh lao động. Thông tƣ số 13/2007/TT-BYT hƣớng dẫn khám sức khoẻ tuyển dụng, khám sức khoẻ định kỳ hiện nay ban hành thay thế là thông tƣ số 14/2013/TT-BYT (06/5/2013) hƣớng dẫn khám sức khỏe, Quyết định số 68/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 29/12/2008 của Bộ trƣởng Bộ Lao động-Thƣơng binh và Xã hội về việc ban hành danh mục trang bị phƣơng tiện bảo vệ cá nhân cho ngƣời lao động làm nghề, công việc có yếu tố nguy hiểm, độc hại. Nhằm mục tiêu góp phần giảm đến mức thấp nhất các vụ tai nạn lao động xảy ra trên địa bàn, hàng năm, khoa Sức khỏe nghề nghiệp

của Trung tâm y tế dự phòng tỉnh hƣớng dẫn các cơ sở sản xuất, kinh doanh lập hồ sơ vệ sinh xí nghiệp, hồ sơ vệ sinh lao động. Thực trạng các doanh nghiệp thực hiện các văn bản quy đinh vệ sinh lao động có báo cáo về trung tâm y tế dự phòng tỉnh đƣợc thể hiện qua bảng 2.6 sau

Bảng 2.6. Tình hình thực hiện một số thông tư của Bộ Y tế

TT Văn bản pháp quy Phổ biến

(Đã/ ƣ ) Số ơ sở đƣợc phổ biến Số ơ sở triển khai thực hiện 1. Thông tƣ số 19/2011/TT- BYT Đã phổ biến 350 85 2. Thông tƣ liên tịch số 08/TTLT Đã phổ biến 286 235

3. Thông tƣ 09/2000/TT-BYT Đã phổ biến 286 235

4. Quyết định 3733/2002/QĐ-

BYT

Đã phổ biến

326 235

5. Thông tƣ 12/2006/TT-BYT Đã phổ biến 636 40

6. Thông tƣ 14/2013/TT-BYT Đã phổ biến 286 40

7. Chỉ thị 07/CT-BYT Đã phổ biến 25 25

8. Thông tƣ 01/2011/TTLT-

YT-LĐ

Đã phổ biến

200 200

* Số cơ sở đƣợc lập hồ sơ vệ sinh lao động theo thông tƣ số 19/2011/TT-BYT: 64

(Nguồn: Xử lý từ Trung tâm y tế dự phòng tỉnh Kon Tum)

Để quản lý nhà nƣớc cần phải đặt ra các quy tắc hành vi, ứng xử của con ngƣời (ban hành văn bản quy phạm pháp luật) và ban hành các quyết định quản lý nhƣng vẫn còn một số tình trạng nhƣ quản lý tức là thông qua các văn bản giấy tờ hoặc tổ chức triền miên các cuộc họp; Ban hành quyết định quản

lý cá biệt có lợi cho ngành nghề cụ thể nào đó...Ngoài ra, bộ máy nhà nƣớc còn cồng kềnh, kém hiệu quả, nhiều cơ quan hoạt động mang tính hình thức.

Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nƣớc, sự gia tăng về số lƣợng doanh nghiệp cũng nhƣ áp dụng kỹ thuật, công nghệ mới vào trong khai thác, sản xuất thì những yêu cầu về phúc lợi, đảm bảo ATVSLĐ cũng đặt ra nhiều thách thức mới do vậy một số quy định về an toàn vệ sinh lao động không theo kịp, nảy sinh những nhu cầu bức thiết đòi hỏi phải bổ sung, hoàn thiện; đồng thời cũng bộc lộ những hạn chế, bất cập trong công tác an toàn vệ sinh lao động nhƣ: Các nội dung ATVSLĐ đƣợc quy định phân tán tại nhiều văn bản pháp luật khác nhau (Bộ luật lao động, luật an toàn vệ sinh lao động, luật bảo hiểm xã hội, luật chất lƣợng sản phẩm hàng hóa, luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật...) gây khó khăn cho việc tổ chức thực hiện; Nhiều văn bản còn chung chung, mỗi địa phƣơng vận dụng một kiểu (phát sinh giấy phép con); Văn bản mới ban hành chƣa lâu đã có văn bản khác thay thế...

Tiến hành khảo sát 100 phiếu điều tra, để đánh giá khái quát về thực trạng an toàn vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở tỉnh Kon Tum. Số liệu thống kê theo phiếu nhƣ sau:

Bảng 2.7. Biết về văn bản an toàn vệ sinh lao động

C ọn trả lờ P ần trăm

Văn bản pháp luật qui định về ATVSLĐ có phù hợp

38 38%

Văn bản pháp luật qui định về ATVSLĐ không phù hợp

62 62%

(Nguồn: Xử lý kết quả khảo sát của tác giả)

Trung tâm y tế dự phòng là đơn vị có chức năng khám, phát hiện BNN, chăm sóc sức khỏe cho NLĐ, nhƣng do năng lực khám BNN và thực hiện các kỹ thuật lâm sàng giúp chẩn đoán BNN hạn chế, nhiều cán bộ chuyên môn

chƣa có chứng chỉ khám BNN, trang thiết bị máy móc phục vụ khám chẩn đoán BNN thiếu, cho nên hầu nhƣ các trung tâm chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu khám sức khỏe định kỳ, khám phát hiện BNN cho NLĐ trên địa bàn. Việc phát hiện, tầm soát BNN đã khó, việc điều trị càng nan giải do có quá ít cơ sở y tế quan tâm đến BNN.

Đa phần khi có thanh tra, kiểm tra thì doanh nghiệp tiến hành đo, kiểm môi trƣờng lao động. Thuê dịch vụ tổ chức đo, kiểm môi trƣờng. Nhƣng thực tế cho thấy, đơn vị dịch vụ nhận tiền công từ NSDLĐ thì không thể có kết quả môi trƣờng xấu để bảo vệ quyền lợi ngƣời lao động đƣợc.

Mặt khác, phần lớn các DN “trốn” đo, kiểm tra môi trƣờng lao động, “trốn” tổ chức khám sức khỏe định kỳ và “trốn” khám phát hiện BNN cho NLĐ, cho nên có rất nhiều NLĐ dù mắc BNN nhƣng không đƣợc giám định, không đƣợc hƣởng chính sách bồi thƣờng. Những trƣờng hợp NLĐ bị BNN nhƣng đã nghỉ việc, hoặc về hƣu, còn không biết phải làm thế nào để đƣợc giám định, đƣợc hƣởng chính sách đền bù sức khỏe vì cho đến nay, chƣa có cơ quan nào chịu trách nhiệm việc này. Đơn cử những ngƣời tiếp xúc thƣờng xuyên với tiếng ồn có khi tới lúc về hƣu kiểm tra họ mới mắc bệnh điếc nghề nghiệp. Tới lúc đó, họ nhờ ngành Y tế để đòi hỏi quyền lợi của mình, nhƣng khi lục lại toàn bộ quá trình làm việc tại DN không có một báo cáo nào đánh giá tình hình sức khỏe của họ khi đó.

Bảng 2.8. Biết về Chương trình QG về ATVSLĐ.

C ọn trả lờ P ần trăm

Biết Chƣơng trình QG về ATVSLĐ 47 47%

Không biết Chƣơng trình QG về ATVSLĐ 53 53%

(Nguồn: Xử lý kết quả khảo sát của tác giả)

Các doanh nghiệp ở tỉnh Kon Tum đa phần là doanh nghiệp vừa và nhỏ, qui mô sản xuất nhỏ, vốn đầu tƣ thấp. Qua bảng thống kê kết quả khảo

sát hầu hết các doanh nghiệp có quy mô nhỏ rất khó thực hiện đầy đủ các yêu cầu để triển khai thực hiện công tác ATVSLĐ theo qui định của pháp luật. Đa số ngƣời lao động làm việc cho các doanh nghiệp này là lao động thời vụ, ngƣời nghèo, đồng bào dân tộc, lao động nông nhàn đƣợc thuê làm theo thời vụ. Do đó chƣa đào tạo nghề, phổ biến kiến thức về an toàn vệ sinh lao động.

2.2.2. Thực trạng tổ chức tuyên truyền quy định của pháp luật về an toàn - vệ s n l o động trong các doanh nghiệp an toàn - vệ s n l o động trong các doanh nghiệp

Cùng với việc ban hành các văn bản hƣớng dẫn tổ chức thực hiện thì công tác tuyên truyền cho cán bộ quản lý, cán bộ an toàn lao động và ngƣời lao động cũng rất quan trọng, hình thành văn hóa an toàn trong sản xuất cho mỗi ngƣời lao động, ngƣời sử dụng lao động trong doanh nghiệp.

Công tác thông tin, tuyên truyền pháp luật về ATVSLĐ đƣợc đẩy mạnh và đa dạng về hình thức phổ biến nhƣ: qua phƣơng tiện thông tin đại chúng (báo, đài phát thanh và truyền hình); ấn phẩm, pano, áp phích, tờ rơi, áo thun cổ động, mũ cổ động, sách, tạp chí, đĩa CD… về ATVSLĐ đƣợc phát tới ngƣời sử dụng lao động và ngƣời lao động. Từ đó nâng cao nhận thức, ý thức bảo đảm ATVSLĐ cho ngƣời sử dụng lao động, ngƣời lao động trong doanh nghiệp.

Bảng 2.9. Tuyên truyền quy định pháp luật về công tác ATVSLĐ

TT Năm Số đợt Tuyên truyền Số DN triển khai thực hiện Số LĐ t m gia 1 2011 27 84 3568 2 2012 14 53 2978 3 2013 21 60 3652 4 2014 23 39 4018 5 2015 16 45 3992 6 2016 11 104 4120 Tổng cộng 102 380 22.328

Trong 6 năm, đã tổ chức lồng ghép tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành cho 22.328 lƣợt ngƣời với nhiều hình thức tuyên truyền, phổ biến phong phú và đa dạng nhƣ: Phổ biến trực tiếp, phổ biến thông qua các buổi đọc báo buổi sáng, thông qua đài phát thanh truyền hình, tờ rơi, tờ gấp, tập san, hội nghị tập huấn, tiếp dân, hƣớng dẫn thủ tục; thực hiện treo cờ, băng rôn tuyên truyền tại trụ sở làm việc của Sở và các đơn vị trực thuộc, Phòng Lao động - TB&XH các huyện, thành phố. Xây dựng, khai thác và sử dụng tủ sách pháp luật ở cơ quan; hỗ trợ kinh phí duy trì bổ sung sách, tài liệu pháp luật mới cho tủ sách pháp luật.

Tổ chức Lễ phát động hƣởng ứng Tuần lễ Quốc gia về AT-VSLĐ, PCCN giai đoạn 2011 - 2016 với hơn 3.780 ngƣời tham dự. Phối hợp tổ chức các hoạt động tuyên truyền trƣớc và trong tuần lễ trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng (xe loa cổ động, băng rôn, cờ phƣớn, pano, sổ tay về công tác AT-VSLĐ; in 3.600 tranh áp phích, 3.600 tờ rơi; in 100 băng rôn, 2.360 mũ, 200 áo thun tuyên truyền về công tác AT-VSLĐ cấp phát cho các sở, ban ngành; các huyện thành phố và các doanh nghiệp, tổ chức trên địa bàn tỉnh). Thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động thông qua công tác huấn luyện An toàn - Vệ sinh lao động hàng năm (thuộc Chƣơng trình quốc gia an toàn lao động, vệ sinh lao động giai đoạn 2011 -2015 và giai đoạn 2016 - 2020) thông qua các lớp huấn luyện, đã tổ chức tuyên truyền các quy định của pháp luật lao động trong quan hệ lao động về các lĩnh vực nhƣ: Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi; thỏa ƣớc lao động tập thể; Kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất; An toàn - Vệ sinh lao động... Đồng thời chỉ đạo các doanh nghiệp, đơn vị sản xuất kinh doanh treo khẩu hiệu băng rôn, biểu ngữ

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý an toàn vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp ở tỉnh kon tum (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)