Tổ chức tuyên truyền quy định của pháp luật về an toàn vệ sinh

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý an toàn vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp ở tỉnh kon tum (Trang 35)

8. Kết cấu của luận văn

1.2.2. Tổ chức tuyên truyền quy định của pháp luật về an toàn vệ sinh

Việc chấp hành quy phạm ATVSLĐ phụ thuộc vào mức độ nhận thức và tính tự giác chấp hành của ngƣời sử dụng lao động và ngƣời lao động. Do đó việc tuyên truyền cần phải tiến hành sâu rộng trên nhiều phƣơng diện và công cụ khác nhau nhƣ phƣơng tiện thông tin đại chúng, tổ chức phối hợp giữa tổ chức công đoàn và cơ quan quản lý để tuyên truyền. Đồng thời tƣ vấn, hỗ trợ các đơn vị, phòng, ban chức năng trong công việc thực hiện chƣơng trình quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động.

- Tuyên truyền, huấn luyện, phổ biến về công tác an toàn - vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp là công việc quan trọng, tiết kiệm và hiệu quả nhằm phòng ngừa rủi ro về ATVSLĐ, giảm thiểu tối đa TNLĐ, BNN.

- Các hình thức tuyên truyền nhƣ: thông qua phƣơng tiện thông tin đại chúng (báo, đài…); phát hành tờ rơi, tổ chức các hội thi tìm hiểu về ATVSLĐ, huấn luyện ATVSLĐ tại cơ sở…

- Để công tác tuyên truyền quy định của pháp luật về an toàn - vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp đƣợc hiệu quả thì đội ngũ giảng viên cần đƣợc nâng cao trình độ thông qua các lớp tập huấn chuyên sâu, quan tâm đến các đối tƣợng quản lý ở cấp xã, phƣờng, hình thành đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền tại cơ sở.

Tiêu chí:

- Số lƣợng các đợt tuyên truyền về quy trình an toàn - vệ sinh lao động. - Tỷ lệ doanh nghiệp đã thực hiện tuyên truyền về quy trình an toàn - vệ sinh lao động.

- Tỷ lệ lao động trong các doanh nghiệp đã đƣợc tuyên truyền về quy trình ATVSLĐ.

1.2.3. Tổ chứ đào tạo và tập huấn về quản lý an toàn - vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp

a. Đối tượng tham gia khóa học an toàn lao động:

– Nhóm 1: Ngƣời quản lý phụ trách công tác an toàn - vệ sinh lao động. – Nhóm 2: Ngƣời làm công tác an toàn - vệ sinh lao động.

– Nhóm 3: Ngƣời lao động làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn - vệ sinh lao động là ngƣời làm công việc thuộc danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn - vệ sinh lao động do Bộ Lao động – Thƣơng binh và Xã hội ban hành.

– Nhóm 4: Ngƣời lao động không thuộc các nhóm 1, 2, 3, 5,6; bao gồm cả ngƣời học nghề, tập nghề, thử việc để làm việc cho ngƣời sử dụng lao động.

– Nhóm 5: Ngƣời làm công tác y tế.

– Nhóm 6: An toàn - vệ sinh viên theo quy định tại điều luật 74 Luật an toàn, vệ sinh lao động.

b. Nội dung huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động:

- Hệ thống chính sách, pháp luật về an toàn - vệ sinh lao động; - Nghiệp vụ công tác an toàn - vệ sinh lao động;

- Nội dung huấn luyện chuyên ngành; - Chuyên môn về y tế lao động;

Tiêu chí:

- Số lƣợng các đợt tập huấn về ATVSLĐ cho các đối tƣợng. - Tỷ lệ các doanh nghiệp tham gia đào tạo về quản lý ATVSLĐ.

1.2.4. Tổ chức thanh kiểm tra về thực hiện an toàn - vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp động tại các doanh nghiệp

Thanh tra nhà nƣớc về an toàn - vệ sinh lao động là chức năng chủ yếu của cơ quan quản lý nhà nƣớc về an toàn vệ sinh lao động, nhằm đảm bảo chính sách và pháp luật đƣợc thực thi một cách nghiêm túc và hiệu quả.

Thanh tra nhà nƣớc về an toàn - vệ sinh lao động là hệ thống các cơ quan thanh tra nhà nƣớc về an toàn, vệ sinh lao động, tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nƣớc nhằm đảm bảo cho hoạt động thanh tra có hiệu quả.

Công tác an toàn - vệ sinh lao động cần đƣợc kiểm tra, giám sát, phát hiện để ngăn chặn kịp thời những nguy cơ có thể xảy ra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Ngoài ra ý thức chấp hành các quy định về an toàn vệ sinh lao động của ngƣời sử dụng lao động còn yếu, chƣa quan tâm đến việc bảo vệ sức khỏe, tính mạng cho ngƣời lao động. Mặc khác, cơ sở vật chất kỹ thuật còn lạc hậu, nghèo nàn, công tác kỹ thuật an toàn – vệ sinh lao động còn nhiều sơ hở, thiếu kinh nghiệm. Do đó, đòi hỏi công tác thanh tra kịp thời nhằm phát hiện và chấn chỉnh sửa chữa, khắc phục những thiếu sót, nhằm ngăn chặn các nguy cơ gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố sản xuất, bảo đảm tính mạng, sức khỏe, tạo tâm lý an tâm làm việc cho ngƣời lao động; góp phần tích cực vào đảm bảo sản xuất liên tục, năng suất.

Công tác thanh tra cần phải tiến hành thƣờng xuyên nghiêm túc không hình thức để nhắc nhở và điều chỉnh những sai xót trong việc thực hiện. Tuy nhiên cũng cần xử phạt nghiêm những trƣờng hợp vi phạm có tính chất hệ thống.

Việc thanh tra có thể thực hiện bằng các hình thức: + Thanh kiểm tra của cơ quan QLNN từ bên ngoài gồm Thanh kiểm tra định kỳ

Thanh kiểm tra đột xuất

+ Thanh kiểm tra của bản thân doanh nghiệp về việc thực hiện bên trong doanh nghiệp mình và của ngƣời lao động.

Tiêu chí:

- Số lƣợng các doanh nghiệp đƣợc thanh tra thƣờng xuyên và đột xuất; -Tỷ lệ doanh nghiệp đủ điều kiện và chấp hành tốt/tổng số doanh nghiệp đƣợc thanh kiểm tra;

- Tỷ lệ doanh nghiệp không đủ điều kiện và chấp hành tốt/tổng số doanh nghiệp đƣợc thanh kiểm tra.

1 2 5 Đ ều tra, thống kê tai nạn l o động và bệnh nghề nghiệp

Đây là nội dung rất quan trọng vì những kết quả điều tra sẽ cho phép rút ra những bài học và nguyên nhân dẫn tới tai nạn lao động từ đó phát hiện những khiếm khuyết trong các quy phạm về an toàn lao động cũng nhƣ công tác quản lý để có điều chỉnh cần thiết. Việc điều tra và thống kê còn cho phép hạn chế việc các doanh nghiệp trốn tránh trách nhiệm khi xảy ra tình trạng mất an toàn lao động và nhắc nhở doanh nghiệp và ngƣời lao động phải chấp hành nghiêm các quy phạm đƣợc đề ra. Bệnh nghề nghiệp luôn đi cùng với đặc thù của ngành sản xuất và môi trƣờng làm việc không đúng tiêu chuẩn. Tiến hành điều tra thống kê nhằm phát hiện những vấn đề đột biến và các nguyên nhân phát sinh để điều chỉnh tiêu chuẩn quy trình về vệ sinh lao động.

Phải kiểm tra các yếu tố có hại trong môi trƣờng lao động trong các doanh nghiệp và có biện pháp xử lý kịp thời. Có hồ sơ lƣu trữ và theo dõi kết quả đó theo quy định. Đồng thời tiến hành giám định khả năng lao động của ngƣời lao động mắc bệnh nghề nghiệp và các bệnh mãn tính khác.

Việc điều tra sẽ do Sở Lao động và thƣơng binh xã hội địa phƣơng thực hiện, trong nhiều trƣờng hợp sẽ có sự tham gia của các cơ quan chức năng khác nhƣ Công đoàn, Trung tâm y tế dự phòng, công an,…

Tiêu chí

-Tỷ lệ giảm các vụ tai nạn lao động trong các doanh nghiệp; - Giảm tỷ lệ số lao động mắc bệnh nghề nghiệp.

1.2.6. Xử lý các vi phạm về an toàn - vệ s n l o động

Xử lý các vi phạm về an toàn lao động là công việc cần thiết để bảo đảm tính hiệu lực và hiệu quả của các quy phạm về ATVSLĐ. Chỉ có xử lý nghiêm mới có tác dụng với cả doanh nghiệp và ngƣời lao động.

Nhà nƣớc ta còn quy định rất chặt chẽ công tác xử phạt về ATVSLĐ. Tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính về pháp luật an toàn - vệ sinh lao động sẽ bị phạt tiền, cấm hoạt động còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả nhƣ buộc khắc phục, sửa chữa đối với các máy, thiết bị không bảo đảm các tiêu chuẩn về an toàn - vệ sinh lao động; buộc kiểm định và đăng ký các loại máy, thiết bị, vật tƣ, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn - vệ sinh lao động. Tuy nhiên, để các quy phạm pháp luật đi vào thực tế cuộc sống đòi hỏi phải có sự đầu tƣ về vật chất và đồng lòng của tất cả các bên liên quan trong quan hệ lao động, đặc biệt là sự cam kết thực hiện pháp luật an toàn - vệ sinh lao động của ngƣời sử dụng lao động và ngƣời lao động.

Tiêu chí:

- Số lƣợng và tỷ lệ xử lý số vụ vi phạm về an toàn lao động của các doanh nghiệp;

- Số lƣợng và tỷ lệ xử lý số vụ vi phạm về vệ sinh lao động của các doanh nghiệp.

1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN QUẢN LÝ AN TOÀN - VỆ SINH LAO ĐỘNG TẠI DOANH NGHIỆP SINH LAO ĐỘNG TẠI DOANH NGHIỆP

1 3 1 Đ ều kiện tự nhiên và phát triển kinh tế xã hội

- Điều kiện tự nhiên: Điều kiện tự nhiên là nhân tố quan trọng ảnh hƣởng đến sự phát triển kinh tế của địa phƣơng, từ đó quyết định đến an toàn, vệ sinh lao động.

Điều kiện tự nhiên của mỗi vùng là nhân tố ảnh hƣởng rất lớn tới an toàn - vệ sinh lao động. Điều kiện tự nhiên bao gồm nhiệt độ, độ ẩm, lƣợng mƣa, gió, nắng và thời gian nắng… là những nhân tố tạo ra điều kiện vi khí hậu quyết định tới môi trƣờng làm việc của lao động. Ngoài ra điều kiện tự nhiên còn tác hại tới điều kiện an toàn lao động khi nó chính là nhân tố gây xuống cấp các thiết bị an toàn lao động.

- Điều kiện kinh tế - xã hội: Sự phát triển của lực lƣợng sản xuất trong các thành phần kinh tế có tính chất quyết định đến nội dung quản lý nhà nƣớc về an toàn - vệ sinh lao động trên địa bàn. Sự phát triển của lực lƣợng sản xuất vừa tạo khả năng và điều kiện cho việc hình thành nội dung quản lý nhà nƣớc về an toàn - vệ sinh lao động một cách hợp lý, vừa đặt ra yêu cầu thay đổi nội dung quản lý ATVSLĐ trong từng thời kỳ nhất định theo định hƣớng phát triển của địa phƣơng.

- Cơ chế chính sách và các quy định của nhà nước về quản lý an toàn vệ sinh lao động: Với sự điều tiết của nhà nƣớc, pháp luật đã trở thành một bộ phận không thể thiếu trong việc quản lý Nhà nƣớc nói chung và quản lý an toàn vệ sinh lao động nói riêng. Hệ thống pháp luật với vai trò hƣớng dẫn và tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế trong xã hội hoạt động theo trật tự, trong khuôn khổ pháp luật, đảm bảo sự công bằng, an toàn và hiệu quả đòi hỏi phải rất đầy đủ, chuẩn tắc và đồng bộ.

các khoản đóng góp khác (đóng góp từ doanh nghiệp) đồng thời căn cứ vào nhiệm vụ phát triển KT-XH ở địa phƣơng để đề ra kế hoạch triển khai công tác ATVSLĐ hàng năm.

1.3.2. Quản lý N à nƣớc

- Quản lý nhà nước về ATVSLĐ là dạng quản lý mà trong đó, chủ thể quản lý chính là Nhà nƣớc. Đó là dạng quản lý xã hội mang tính quyền lực nhà nƣớc điều chỉnh các quan hệ xã hội và hành vi hoạt động của con ngƣời trong lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh để đảm bảo ATVSLĐ, phòng chống TNLĐ và BNN, nhằm bảo vệ tính mạng và sức khoẻ cho ngƣời lao động, đồng thời giúp các doanh nghiệp phát triển bền vững, sử dụng có hiệu quả, tiết kiệm nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng.

- Tổ chức bộ máy quản lý ATVSLĐ: Bộ máy quản lý ATVSLĐ ngày càng đƣợc hoàn thiện và chuyên môn hóa, phân định rõ vị trí, chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan trong quản lý ATVSLĐ; bên cạnh đó việc phân công, phân cấp hoàn thiện quy chế làm việc của các cơ quan trong quản lý ATVSLĐ cũng đƣợc chỉ đạo triển khai khá đồng bộ đã tạo sự chủ động, linh hoạt trong chỉ đạo điều hành cho các cấp, góp phần nâng cao hiệu quả ATVSLĐ.

- Trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ trong bộ máy quản lý ATVSLĐ: Hiệu quả của quản lý ATVSLĐ trƣớc hết phụ thuộc vào trình độ năng lực và phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ quản lý. Việc quản lý điều hành tốt hay không phụ thuộc vào cán bộ quản lý. Trình độ của bộ máy quản lý ảnh hƣởng trực tiếp đến việc đề ra biện pháp quản lý. Hiện nay đội ngũ cán bộ quản lý ATVSLĐ đã đƣợc chuẩn hóa cả về số lƣợng và chất lƣợng, phẩm chất năng lực, tinh thần thái độ, trách nhiệm phục vụ ngày càng đƣợc nâng lên đã góp phần quan trọng vào việc hoàn thành tốt các nhiệm vụ quản lý ATVSLĐ.

- Hiện đại hóa nền hành chính: Cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc là các yếu tố không thể thiếu trong quá trình quản lý ATVSLĐ, hiện nay Nhà nƣớc đang đẩy mạnh thực hiện hiện đại hóa nền hành chính, hoạt động của mạng thông tin điện tử, ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông, các văn bản, tài liệu đƣợc thực hiện dƣới dạng điện tử đã góp phần nâng cao hiệu quả quản lý ATVSLĐ.

- Cung ứng dịch vụ công của nhà nước đối với doanh nghiệp:

+ Dịch vụ công là hoạt động mang bản chất kinh tế - xã hội với những đặc trƣng cơ bản là dịch vụ xã hội nhằm mục tiêu phát triển xã hội, không vì mục tiêu lợi nhuận hay thƣơng mại thuần tuý; chất lƣợng dịch vụ xã hội không thể thuần tuý đƣợc đánh giá bằng giá cả trên thị trƣờng nhƣ các dịch vụ khác mà chủ yếu đƣợc xem xét ở mức độ hài lòng của ngƣời dân.

Xã hội hóa cung ứng dịch vụ công đang trở thành một xu thế phổ biến. Có nhiều hình thức thu hút sự tham gia của xã hội trong hoạt động cung cấp dịch vụ công. Nhà nƣớc và Nhân dân cùng làm, theo mô hình này, Nhà nƣớc phối hợp cung ứng dịch vụ công với các thành phần kinh tế khác dƣới hình thức liên doanh, liên kết, hợp tác. Trƣớc áp lực gia tăng hiệu quả, tăng khối lƣợng công việc mà không đƣợc tăng biên chế, nhiều lĩnh vực dịch vụ công chọn giải pháp hợp tác cùng tổ chức tƣ nhân để cung cấp dịch vụ.

+ Vai trò của Nhà nƣớc trong việc trực tiếp cung ứng một số loại dịch vụ xã hội.

* Nhà nƣớc cần trực tiếp cung ứng một số loại dịch vụ xã hội bởi vì có những loại dịch vụ rất quan trọng phục vụ nhu cầu chung của cả cộng đồng nhƣng tƣ nhân không muốn cung ứng do nó không mang lại lợi nhuận, hoặc tƣ nhân chƣa đủ điều kiện và tiềm lực để tham gia cung ứng, nhƣng trách nhiệm cung ứng thuộc về Nhà nƣớc nên Nhà nƣớc phải trực tiếp cung ứng.

tƣ nhân cung ứng một số loại dịch vụ nhất định, nhƣng Nhà nƣớc thực hiện sự can thiệp gián tiếp đến việc cung ứng các dịch vụ đó bằng các công cụ quản lý nhằm bảo đảm các mục tiêu xã hội đã đề ra.

Ngoài ra, cơ quan quản lý cần duy trì, bảo đảm môi trƣờng kinh doanh minh bạch, tập trung tạo cơ hội cho các đơn vị cạnh tranh trên tinh thần công bằng; từ đó cạnh tranh tự do bằng giá cả và chất lƣợng phục vụ.

* Nhà nƣớc tạo hành lang pháp lý để hỗ trợ cho các hoạt động cung cấp dịch vụ, công khai quy hoạch phát triển các loại hình, các lĩnh vực dịch vụ xã hội. Công dân và các tổ chức của công dân có thể lựa chọn để cung cấp dịch vụ. Trong trƣờng hợp dịch vụ công do nhiều tổ chức công, tƣ cùng cung cấp thì tổ chức công phải cạnh tranh tốt hơn để giành đƣợc khách hàng – công

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý an toàn vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp ở tỉnh kon tum (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)