6. Bố cục đề tài
1.2.1. Một số khái niệm
a. Khái niệm về trường đại học
Trƣờng đại học là một cơ sở giáo dục bậc cao tiếp theo bậc trung học dành cho những học sinh có khả năng và nguyện vọng học tập tiếp lên trên. Trƣờng đại học cung cấp cho sinh viên học vấn cao và cấp các bằng cấp khoa học trong nhiều các lĩnh vực ngành nghề. Các trƣờng đại học có thể cung cấp các chƣơng trình bậc đại học và sau đại học.
Từ năm 2015, cùng với kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông, kỳ thi tuyển sinh đại học bị bãi bỏ để thay thế bằng một kỳ thi hợp nhất là kỳ thi trung học phổ thông quốc gia, và dùng điểm thi tốt nghiệp để xét tuyển vào các trƣờng đại học.
b. Khái niệm về ngành đào tạo
Ngành đào tạo là lĩnh vực đào tạo đƣợc Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định. Mỗi ngành đào tạo có thể bao gồm một số chuyên ngành đào tạo đƣợc thiết kế bởi một chƣơng trình đào tạo hoàn chỉnh. Chuyên ngành là một lĩnh vực chuyên môn sâu thuộc một ngành đào tạo do Trƣờng quản lý, phần kiến thức khác nhau giữa các chuyên ngành thuộc một ngành đào tạo không quá 1/3 chƣơng trình toàn khóa. Mỗi chƣơng trình gắn với một ngành (kiểu đơn Nhiều giới hữu quan có quyền lực Ra quyết định chính trị
ngành) hoặc với một vài ngành (kiểu song ngành, kiểu ngành chính – phụ, kiểu 2 văn bằng).
c. Chọn trường
Theo Nguyễn Minh Hà (2001) khái niệm chọn trƣờng ĐH đƣợc định nghĩa là một “Quá trình phức tạp, đa giai đoạn, trong đó, một cá nhân phát triển những nguyện vọng để tiếp tục đƣợc giáo dục chính qui sau khi học trung học, tiếp theo sau đó bởi một quyết định theo học một trƣờng ĐH, CĐ cụ thể hoặc quá trình đào tạo của một tổ chức hƣớng nghiệp tiên tiến”.
Các em học sinh lớp 12 trƣớc khi chuẩn bị tốt nghiệp thƣờng đƣợc nhà trƣờng, gia đình, ngƣời thân tƣ vấn trong việc chọn trƣờng, ngành học phù hợp với mục tiêu nghề nghiệp và học lực. Sau khi chọn ngành, nghề mình thích, căn cứ vào các tiêu chí nhƣ: năng lực bản thân, điểm chuẩn, chỉ tiêu tuyển sinh, nhu cầu xã hội, việc làm sau khi ra trƣờng, điều kiện vị trí địa lý,... học sinh sẽ xác định cấp học phù hợp với năng lực rồi chọn trƣờng, và làm các thủ tục đăng ký dự thi.
d. Chọn ngành đào tạo
Việc lựa chọn ngành nghề của học sinh là một quá trình lâu dài và phức tạp, nó đƣợc biểu hiện ở các mức độ khác nhau ngay trong những lớp đầu của trƣờng THCS, đƣợc tiếp tục phát triển và hoàn thiện dần ở những lớp sau, nhất là ở cuối cấp THPT. Với tƣ cách là một quá trình hoạt động, lựa chọn ngành nghề bao gồm những tính chất cơ bản sau:
Tính chủ thể của quá trình lựa chọn:
Quá trình lựa chọn nghề nghiệp của học sinh diễn ra với sự chi phối của những mối quan hệ xã hội phức tạp (giữa học sinh với gia đình; học sinh với tập thể lớp, trƣờng, đoàn đội; học sinh với cộng đồng...). Những mối quan hệ này tác động tới nhận thức, nhu cầu, động cơ, hứng thú, sở thích nghề nghiệp của học sinh. Tuy nhiên để đi tới một quyết định lựa chọn ngành nghề
20
thì hầu hết đó là quyết định do chính chủ thể đƣa ra và khẳng định Tỷ lệ ảnh hƣởng của những tác động khách quan tới sự lựa chọn trên mỗi cá nhân là nhiều ít khác nhau, song quyết định cuối cùng của quá trình lựa chọn ngành nghề bao giờ cũng thuộc về một con ngƣời cụ thể. (Theo Nguyễn Văn Hộ, Nguyễn Thị Thanh Huyền, 2006).
Tính khách thể của quá trình lựa chọn nghề:
Quá trình lựa chọn ngành nghề là nói tới sự kết hợp giữa nhu cầu, nguyện vọng cá nhân với yêu cầu do nghề nghiệp và xã hội đòi hỏi. Không phải bất cứ nguyện vọng ngành nghề nào của chủ thể lựa chọn cũng đƣợc xã hội chấp nhận. Trong xã hội mỗi cá nhân có một vị trí xác định, với vị trí đó, cá nhân vừa đƣợc hƣởng những quyền lợi đồng thời cũng cần có trách nhiệm đối với cộng đồng và xã hội. Mối quan hệ giữa quyền lợi và trách nhiệm trong lựa chọn ngành nghề đƣợc biểu hiện qua mối quan hệ giữa nguyện vọng cá nhân với đòi hỏi về số lƣợng và chất lƣợng mà nhu cầu nguồn nhân lực hoạt động trong các lĩnh vực nghề nghiệp đòi hỏi. Khi đó chủ thể của sự lựa chọn trở thành đối tƣợng của sự lựa chọn. Phần chính yếu phụ thuộc vào những gì có đƣợc nhờ vào hoạt động của chủ thể lựa chọn. (Theo Nguyễn Văn Hộ, Nguyễn Thị Thanh Huyền, 2006).
Tính cấu trúc của quá trình lựa chọn nghề:
Trong quá trình tồn tại và phát triển, giai đoạn lựa chọn ngành nghề đƣợc coi là một bộ phận, một mắt xích trong cấu trúc đời sống của con ngƣời. Khi xác định cho mình một hƣớng đi, một vị trí hoạt động trong đời sống xã hội chính là lúc con ngƣời ta lựa chọn ngành nghề. Quá trình lựa chọn nghề không phải là chốc lát, không phải diễn ra chỉ một lần mà nó nảy sinh trong các mối quan hệ phức tạp, lựa chọn ngành nghề đƣợc đặt trong một hệ thống các mối quan hệ giữa chủ thể (ngƣời lựa chọn) và những điều kiện khách quan có mối quan hệ trực tiếp (Theo Nguyễn Văn Hộ, Nguyễn Thị Thanh Huyền, 2006).