Xuất các giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường và ngành đào tạo ở bậc đại học đề xuất cho vấn đề định vị và marketing trong tuyển sinh (Trang 112 - 171)

B. MÔ HÌNH CHỌN NGÀNH

3.8.6. xuất các giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công

công tác định vị và tƣ vấn tuyển sinh cho học sinh lớp 12 THPT trong quyết định lựa chọn trƣờng đại học và ngành đào tạo

Kết quả nghiên cứu cho thấy quyết định chọn trƣờng xét tuyển đại học của học sinh lớp 12 THPT trên địa bàn thành phố Đà Nẵng bị ảnh hƣởng bởi 4 yếu tố. Tuy nhiên, mỗi yếu tố có mức ảnh hƣởng mạnh yếu khác nhau (phƣơng trình hồi qui) cũng nhƣ giá trị bình quân mỗi biến quan sát là khác nhau. Dựa vào giá trị bình quân của các biến quan sát trong mỗi yếu tố (phụ lục), tác giả phân tích thực trạng và đƣa ra các giải pháp nhằm tạo mọi điều kiện tốt nhất cho học sinh lớp 12 THPT chọn đƣợc trƣờng học phù hợp.

 Yếu tố “Đặc điểm trường đại học”: đƣợc học sinh đánh giá có tầm quan trọng cao nhất (β1 = 0,389) trong quyết định chọn trƣờng của học sinh. Vì thế nhà trƣờng cần có định hƣớng và chính sách phát triển, quản lý chặt chẽ các yếu tố cấu thành nên đặc điểm cố định của trƣờng, cụ thể nhƣ sau:

Qua kết quả nghiên cứu học sinh lớp 12 có xu hƣớng chọn các trƣờng đại học có đội ngũ giảng viên giỏi, chất lƣợng cao. Đội ngũ giảng viên chính là những ngƣời truyền đạt kiến thức đến cho sinh viên. Giảng viên có học

DD_CN CHVLTL CHTT QĐ_N HD_DT ANHHUONG

100

hàm cao, học vị cao, kiến thức chuyên môn sâu rộng, phƣơng pháp truyền đạt tốt và nhiệt tình trong giảng dạy thì sẽ giúp cho sinh viên tiếp thu đƣợc kiến thức dễ dàng. Vai trò của giảng viên góp phần không nhỏ trong việc tạo nên chất lƣợng đào tạo, uy tín, thƣơng hiệu của một trƣờng đại học. Do đó, để nâng cao uy tín, thƣơng hiệu của một trƣờng đại học nhằm thu hút học sinh chọn trƣờng thì điều đầu tiên là các trƣờng đại học phải chú trọng xây dựng đội ngũ giảng viên giỏi về chuyên môn nhằm nâng cao chất lƣợng đào tạo.

Chƣơng trình đào tạo là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hƣởng đến quyết định chọn trƣờng đại học của học sinh. Các trƣờng cần linh hoạt trong thiết kế chƣơng trình đào tạo, chƣơng trình phải đƣợc thiết kế sao cho mang tính thực tiễn cao, một mặt phù hợp với yêu cầu của sự phát triển kinh tế, xã hội, đáp ứng nhu cầu của thị trƣờng lao động, tránh trƣờng hợp sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trƣờng, các doanh nghiệp tuyển dụng phải mất thời gian đào tạo lại; mặt khác phải đáp ứng nhu cầu của ngƣời học. Chƣơng trình đào tạo phải đƣợc thƣờng xuyên cập nhật cho phù hợp với nhu cầu thực tiễn và đảm bảo yêu cầu về nội dung, chất lƣợng và phù hợp với qui định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các trƣờng cần tham khảo ý kiến của doanh nghiệp và dựa vào nhu cầu của ngƣời học để lập chƣơng trình.

Liên kết hỗ trợ việc làm cho sinh viên sau khi ra trƣờng cũng là một yếu tố ảnh hƣởng không nhỏ đến quyết định chọn trƣờng đại học của học sinh. Các trƣờng đại học cần phải thiết lập mối quan hệ chặt chẽ với các doanh nghiệp, các đơn vị tuyển dụng, để giúp cho sinh viên có thể đƣợc thực tập, và làm việc sau khi ra trƣờng. Nếu làm đƣợc điều này thì uy tín của trƣờng sẽ tăng lên gấp nhiều lần.3

 Yếu tố “Nỗ lực truyền thông giữa trường đại học với học sinh”: đây cũng là một trong những yếu tố đƣợc học sinh quan tâm khi chọn trƣờng đại học xét tuyển. Qua kết quả nghiên cứu về mức độ ảnh hƣởng các kênh truyền

thông đến quyết định chọn trƣờng đại học, học sinh cho rằng hầu nhƣ các trƣờng đại học công lập rất ít có các chƣơng trình tƣ vấn tuyển sinh, giáo dục hƣớng nghiệp hay phát các tờ rơi đến các trƣờng THPT, còn với các trƣờng ngoài công lập thì mức độ nhiều hơn. Đa số học sinh biết đến trƣờng thông qua các phƣơng tiện truyền thông nhƣ website, báo đài,...Với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của công nghệ thông tin nhất là các trang mạng xã hội nhƣ facebook hiện nay, các trƣờng nên tận dụng kênh này để nỗ lực quảng bá hình ảnh, các hoạt động của trƣờng đến với các em học sinh.

Về mô hình chọn ngành, dựa trên kết quả nghiên cứu, đề tài đã xác nhận đƣợc 5 yếu tố ảnh hƣởng đến việc chọn ngành của học sinh lớp 12 THPT trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Tuy nhiên, mỗi yếu tố có mức ảnh hƣởng mạnh yếu khác nhau (phƣơng trình hồi qui) cũng nhƣ giá trị bình quân mỗi biến quan sát là khác nhau.

 Yếu tố “Đặc điểm cá nhân”: đƣợc học sinh đánh giá có tầm quan trọng cao nhất (β1 = 0.525 ).

 Yếu tố “Cơ hội việc là trong tương lai”: đƣợc học sinh đánh giá có tầm quan trọng thứ hai (β2 = 0.319 ). Yếu tố này bao gồm các biến quan sát nhƣ: sinh viên tốt nghiệp ngành này có cơ hội tìm kiếm việc làm cao, có thu nhập cao hơn, có cơ hội thăng tiến. Học sinh khi chọn ngành đều quan tâm đến việc tìm kiếm việc làm sau khi tốt nghiệp, và một hiện trạng hiện nay cho thấy có rất nhiều sinh viên sau khi tốt nghiệp không đáp ứng đƣợc công việc do hẩu hết các kiến thức thu từ trƣờng đều là lý thuyết, nên các em học sinh rất quan tâm đến việc trong quá trình học cần đƣợc trang bị các kỹ năng đáp ứng nhu cầu thực tế. Các trƣờng đại học nên thiết kế chƣơng trình đào tạo sao cho phù hợp với thực tế nhu cầu xã hội để giúp sinh viên sau khi ra trƣờng có thể đáp ứng đƣợc công việc của nhà tuyển dụng.

102

quan trọng thứ ba (β3 = 0.275 ). Yếu tố này bao gồm các biến quan sát nhƣ: cha mẹ, bạn bè, ngƣời thân, thầy cô giáo, chuyên gia tƣ vấn. Kết quả khảo sát cho thấy phần lớn cha mẹ là ngƣời có ảnh hƣởng lớn đến quyết định chọn ngành của các em học sinh. Điều này cũng đúng đối với xã hội ở Việt Nam, bởi vì các em còn phụ thuộc vào gia đình nên vấn đề chọn ngành nghề cho tƣơng lai cũng sẽ bị ảnh hƣởng từ gia đình.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Mục tiêu chính của đề tài là xác định và đánh giá mức độ ảnh hƣởng của các yếu tố ảnh hƣởng đến việc chọn trƣờng đại học và ngành đào tạo của học sinh lớp 12 THPT trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Trên cơ sở đó, đƣa ra một số kiến nghị đối với các cơ quan chức năng trong việc tƣ vấn, định hƣớng nhằm tạo mọi điều kiện tốt nhất cho học sinh THPT tại Đà Nẵng trong việc lựa chọn ngành nghề và trƣờng để học một cách tốt nhất.

Kết quả kiểm định mô hình lý thuyết cho thấy mô hình đạt đƣợc độ tƣơng thích với dữ liệu, các yếu tố ảnh hƣởng đến quyết định chọn trƣờng đại học của học sinh với 4 yếu tố ảnh hƣởng từ mạnh đến yếu nhƣ sau: Yếu tố về đặc điểm học sinh; yếu tố về đặc điểm của trƣờng đại học; yếu tố về những nỗ lực truyền thông của trƣờng đại học với học sinh và các yếu tố khác. Mô hình nghiên cứu giải thích đƣợc 51,2% cho tổng thể về mối liên hệ của 4 yếu tố trên với biến lựa chọn trƣờng đại học của học sinh. Điều đó có nghĩa là khi trƣờng đại học có đặc điểm của trƣờng càng tốt; trƣờng đại học càng nỗ lực trong tƣ vấn tuyển sinh và chú trọng xây dựng danh tiếng thƣơng hiệu càng mạnh, trƣờng đại học càng có nhiều chƣơng trình đào tạo, và việc tìm kiếm thông tin của trƣờng càng dễ dàng, thì sẽ càng thu hút đƣợc đông đảo học sinh dự thi vào trƣờng.

Và kết quả nghiên cứu còn cho thấy quyết định chọn ngành đào tạo của học sinh chịu ảnh hƣởng bởi 5 yếu tố từ mạnh đến yếu nhƣ sau: Yếu tố về đặc điểm cá nhân, yếu tố về cơ hội việc làm trong tƣơng lai, yếu tố về các cá nhân ảnh hƣởng, yếu tố về sự hấp dẫn ngành đào tạo và yếu tố về cơ hội trúng tuyển. Mức độ phù hợp của mô hình chọn ngành là 64,9% hay mô hình nghiên cứu giải thích đƣợc 64,9% cho tổng thể về mối liên hệ của 5 nhân tố

104

trên với biến chọn ngành đào tạo của học sinh THPT.

2. Kiến nghị:

Dựa vào kết quả nghiên cứu, tác giả có một số kiến nghị đối với các trƣờng đại học nhằm có chính sách phù hợp hơn để thu hút ngƣời học và xây dựng một thƣơng hiệu trƣờng đại học mạnh.

Xây dựng chiến lược

Trƣớc hết các trƣờng đại học cần phải xác định đƣợc vị trí của mình trong nhận thức của các cá nhân ảnh hƣởng đến việc chọn trƣờng đại học và ngành đào tạo của các em học sinh (cha mẹ, bạn bè, thầy cô giáo, chuyên gia tƣ vấn,...) và bản thân các em chẳng hạn nhƣ: cơ hội trúng tuyển, chƣơng trình đào tạo, cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp, chi phí,..Qua đó các trƣờng sẽ định đƣợc vị trí hiện tại của mình trong nhận thức của các cá nhân ảnh hƣởng đến việc chọn trƣờng và ngành của các em học sinh THPT và cả chính bản thân các em. Đây cũng chính là cơ sở để các trƣờng xây dựng tốt chiến lƣợc phát triển nhằm thu hút ngƣời học.

Xây dựng niềm tin

Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy kỳ vọng rất lớn của các em là khả năng có việc làm sau khi tốt nghiệp. Để đáp ứng kỳ vọng này và tạo niềm tin cho thƣơng hiệu của trƣờng, các trƣờng đại học cần thực hiện các vấn đề sau:

-Thiết lập mối quan hệ với các doanh nghiệp: cùng doanh nghiệp xây dựng chuẩn đầu ra đáp ứng nhu cầu thực tế của thị trƣờng lao động, và cũng là tiền đề đảm bảo cho sinh viên sau khi tốt nghiệp dễ dàng kiếm đƣợc việc làm.

-Hằng năm, nhà trƣờng phối hợp với các doanh nghiệp tổ chức các ngày hội việc làm, hội thảo doanh nghiệp với sinh viên giúp sinh viên có những thông tin cần thiết để chuẩn bị tốt hơn khi ra trƣờng.

Trong chiến dịch quảng bá, các trƣờng đại học cần lƣu ý không chỉ đối tƣợng ở đây là các em học sinh THPT, mà còn cả phụ huynh, ngƣời thân, thầy côm bạn bè của các em. Những nhân tố này cũng đóng một vai trò rất quan trọng trong việc định hƣớng nghề nghiệp, chọn trƣờng của các em. Bên cạnh đó, các trƣờng cũng cần thiết lập các kênh thông tin về cựu sinh viên của nhà trƣờng, vì đây là một trong những kênh quan trọng để tác động đến sự lan truyền thông tin quảng bá thƣơng hiệu của nhà trƣờng đối với gia đình và bản thân của các em học sinh.

Nội dung các thông tin cần phải đầy đủ, dễ hiểu, trung thực chẳng hạn nhƣ: thông tin về các ngành đào tạo của trƣờng, chỉ tiêu tuyển sinh, điểm chuẩn qua các năm, tỷ lệ chọi, tỷ lệ sinh viên có việc làm, lực lƣợng giảng viên, học phí, chính sách hỗ trợ sinh viên, học bổng,...

Hình thức quảng bá trên các phƣơng tiện thông tin địa chúng, website của trƣờng, trang facebook của trƣờng, kết hợp với các trƣờng THPT, nhằm đƣa thông tin của nhà trƣờng đến với các em học sinh.

3. Hạn chế của đề tài và hƣớng nghiên cứu tiếp theo:

Mặc dù tác giả đã cố gắng rất nhiều nhƣng do giới hạn về năng lực cũng nhƣ thời gian, chắc chắn nghiên cứu này cũng còn nhiều hạn chế nhất định.

Đề tài nghiên cứu các yếu tố ảnh hƣởng đến việc chọn trƣờng, chọn ngành của các học sinh lớp 12 THPT trên địa bàn thành phố Đà Nẵng có thể chƣa đƣợc đầy đủ. Cụ thể, một số các yếu tố khác cũng có thể ảnh hƣởng đến việc chọn trƣờng của các em học sinh nhƣng chƣa đƣợc đƣa vào mô hình nghiên cứu. Do đó, cần có những nghiên cứu khác liên quan để bổ sung, hoàn thiện, khẳng định phù hợp các thang đo và mô hình nghiên cứu.

Đề tài nghiên cứu này chỉ tập trung khảo sát đối tƣợng là các em học sinh THPT hệ chính qui trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Do đó, tính đại diện

106

và khả năng tổng quát hóa của mô hình nghiên cứu sẽ cao hơn nếu đối tƣợng khảo sát trên khắp cả nƣớc và việc khảo sát bao gồm luôn cả các hệ giáo dục thƣờng xuyên và thí sinh tự do. Việc triển khai nghiên cứu với mẫu tổng quát hơn là hƣớng mở ra cho các nghiên cứu tiếp theo về lĩnh vực nghiên cứu giáo dục.

PHỤ LỤC

1. Đề cƣơng thảo luận nhóm 2. Bảng câu hỏi khảo sát 3. Dữ liệu nghiên cứu

4. Phân tích hệ số Cronbach Alpha 5. Phân tích nhân tố khám phá EFA 6. Phân tích hồi quy

Phụ lục 1: DÀN BÀI THẢO LUẬN NHÓM

PHẦN GIỚI THIỆU

Xin chào các bạn, tôi tên: Bùi Lê Minh Tâm - Học viên cao học lớp K32.QTR.ĐN - Trƣờng Đại học Kinh tế Đà Nẵng. Hiện tại, tôi đang nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường đại học và ngành đào tạo: đề xuất cho vấn đề định vị và marketing trong tuyển sinh”, và cần một số thông tin từ các bạn. Buổi thảo luận này dự kiến khoảng 15-20 phút, cũng xin lƣu ý với các bạn: những quan điểm, suy nghĩ, ý kiến của các bạn trong buổi thảo luận ngày hôm nay sẽ không có khái niệm đúng hay là sai, mà tôi chỉ muốn biết những yếu tố nào ảnh hƣởng đến quyết định chọn trƣờng đại học và ngành đào tạo mà các bạn đăng ký xét tuyển. Do đó, các bạn hãy nói ra những quan điểm, ý kiến hay những suy nghĩ riêng của các bạn một cách khách quan về chủ đề này. Những ý kiến, suy nghĩ của các bạn sẽ đóng góp không nhỏ vào thành công của nghiên cứu này.

PHẦN NỘI DUNG: Các yếu tố ảnh hƣởng đến quyết định chọn trƣờng đại học và ngành đào tạo

1. Tên trƣờng đại học/ tên ngành mà bạn dự định xét tuyển. Nếu chƣa chọn đƣợc thì do nguyên nhân nào?

2. Lý do theo đuổi việc học đại học?

2. Tại trƣờng THPT mà bạn đang học có các chƣơng trình hƣớng nghiệp cho học sinh hay không?

3. Việc tƣ vấn hƣớng nghiệp tại trƣờng THPT mà bạn đang học có giúp bạn chọn đƣợc ngành/nghề, trƣờng đại học không? Tại sao?

4. Bạn thƣờng tìm kiếm thông tin về trƣờng đại học và ngành đào tạo bạn muốn ở đâu?

bạn không?

6. Theo bạn, những yếu tố nào ảnh hƣởng đến quyết định chọn trƣờng đại học và ngành đào tạo của học sinh?

7. Theo bạn, ngoài cá nhân ra thì ai là ngƣời có ảnh hƣởng đối với bạn trong quyết định chọn trƣờng đại học và ngành của học sinh?

8. Đặc điểm mong muốn của trƣờng đại học mà bạn chọn xét tuyển là gì? 9. Theo bạn yếu tố nào thuộc bản thân học sinh ảnh hƣởng đến quyết định chọn trƣờng đại học/ ngành đào tạo?

10. Theo bạn, cơ hội trúng tuyển có ảnh hƣởng đến quyết định chọn ngành của học sinh hay không?

11. Cơ hội việc làm sau khi ra trƣờng có ảnh hƣởng đến quyết định chọn trƣờng và ngành của bạn hay không?

12. Theo bạn, sự nỗ lực truyền thông (đƣa thôn tin) của trƣờng đại học đến với các bạn có ảnh hƣởng đến việc chọn trƣờng của các bạn hay không? Cụ thể nhƣ thế nào?

13. Bạn có ý kiến nào khác

Phụ lục 2: PHIẾU KHẢO SÁT

Chào bạn!

Tôi là Bùi Lê Minh Tâm - Học viên cao học lớp K32.QTR.ĐN - Trƣờng Đại học Kinh tế Đà Nẵng. Hiện tại, tôi đang nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường đại học và ngành đào tạo: đề xuất cho

vấn đề định vị và marketing trong tuyển sinh”. Rất mong bạn dành thời gian điền

vào phiếu khảo sát. Tất cả các thông tin mà bạn cung cấp sẽ là nguồn dữ liệu quý

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường và ngành đào tạo ở bậc đại học đề xuất cho vấn đề định vị và marketing trong tuyển sinh (Trang 112 - 171)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)