6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.5.2. Kỹ thuật xử lý số liệu
Toàn bộ dữ liệu thu thập sẽ đƣợc xử lý với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS phiên bản 16.0 và AMOS 18.0; cụ thể thực hiện qua các bƣớc sau:
Một là: Khởi đầu, dữ liệu đƣợc mã hóa và làm sạch (phụ lục 2)
Hai là: Tiến hành đánh giá độ tin cậy và phân tích nhân tố khám phá Các thang đo đƣợc đánh giá độ tin cậy qua hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha. Phƣơng pháp này cho phép ngƣời phân tích loại bỏ các biến không phù hợp và hạn chế các biến rải rác trong quá trình nghiên cứu.
Điều kiện để một chỉ báo đƣợc giữ lại nếu hệ số tƣơng quan biến tổng (Item-Total Corrected) của chỉ báo đó phải lớn hơn 0,3 và thang đo đƣợc chấp nhận khi hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha đạt yêu cầu sau:
Theo Nunnally (1987), Peterson (1994) và Slate (1995), hệ số Cronbach’s Alpha đƣợc xem xét trong các trƣờng hợp:
0.60 ≤ α < 0.70: Chấp nhận đƣợc (trong trƣờng hợp nghiên cứu hoàn toàn mới hoặc mới trong bối cảnh nghiên cứu).
0.70 ≤ α < 0.80: Chấp nhận đƣợc 0.80 ≤ α < 0.90: Tốt
0.90 ≤ α < 1.00: Chấp nhận đƣợc – không tốt
Sau khi đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Anpha và loại đi các biến số không đảm bảo độ tin cậy. Tiếp tục chúng ta tiến hành phân tích nhân tố khám phá (EFA).
Phân tích nhân tố đƣợc sử dụng để kiểm định lại khái niệm. Ví dụ, Quyết định sự lựa chọn ngân hàng gửi tiền tiết kiệm của khách hàng đƣợc đo bằng các khái niệm/nhân tố đo lƣờng trực tiếp (1) phƣơng tiện hữu hình; (2) sự an toàn; (3) sự thuân tiện; (4) chất lƣợng dịch vụ; (5) lợi ích tài chính; (6) hình thức chiêu thị; (7) ảnh hƣởng của ngƣời liên quan. Tập thang đo này đƣợc hình thành từ các nhà nghiên cứu vì vậy cần phải khẳng định tập hợp các chỉ báo trên đúng là thang đo của các nhân tố đo lƣờng sự lựa chọn ngân hàng. Phân tích nhân tố cho phép thực hiện đƣợc điều này.
Phân tích nhân tố khám phá là kỹ thuật đƣợc sử dụng nhằm thu nhỏ và tóm tắt các dữ liệu, là một phƣơng pháp thông dụng nhất để nghiên cứu về mối quan hệ giữa các biến quan sát đƣợc và các khái niệm (Bryne, 2001).
Trong phân tích nhân tố khám phá, trị số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) là một chỉ số dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố. Trị số của KMO nằm trong khoảng 0.5 đến 1 có ý nghĩa là phần tích nhân tố thích hợp, còn nếu giá trị này nhỏ hơn 0.5 thì phân tích nhân tích nhân tố có khả năng không thích hợp với các dữ liệu.
Ngoài ra phân tích nhân tố còn dựa vào eigenvalue để xác định số lƣợng nhân tố. Chỉ những nhân tố có eigenvalue lớn hơn 1 thì mới đƣợc giữ lại trong mô hình. Đại lƣợng eigenvalue đại diện cho lƣợng biến thiên đƣợc giải thích bởi nhân tố. Những nhân tố có eigenvalue nhỏ hơn 1 sẽ không có tác dụng tóm tắt thông tin tốt nhất hơn một biến gốc.
Một phần quan trọng trong bảng phân tích nhân tố là ma trận nhân tố (component matrix) hay ma trận nhân tố khi các nhân tố đƣợc xoay. Ma trận nhân tố chứa các hệ số biểu diễn các biến chuẩn hóa bằng các nhân tố.
Hệ số tải nhân tố (factor loading) biểu diễn tƣơng quan giữa các biến và các nhân tố. Hệ số này cho biết nhân tố và biến có liên quan chặt chẽ với nhau. Nghiên cứu sử dụng phƣơng pháp phân tích nhân tố phải có hệ số tải
nhân tố phải có trọng số lớn hơn 0.3 (Hair và cộng sự, 2010) thì mới đạt yêu cầu và thang đo chỉ đƣợc chấp nhận khi tổng phƣơng sai trích > 0.5 (50%).
Ba là: Tiến hành phân tích nhân tố khẳng định
Đo lƣờng các giá trị: Tính đơn nguyên, tính hội tụ, giá trị phân biệt, độ tin cậy tổng hợp, tổng phƣơng sai trích.
Bốn là: Kiểm định mô hình nghiên cứu
Kiểm định mối quan hệ trong mô hình nghiên cứu (các giả thuyết) thông qua bảng hệ số hồi quy.
Kiểm định T- Test, phân tích Anova và kiểm định phi tham số theo giới tính, độ tuổi, mức thu nhập. Phƣơng pháp này nhằm để kiểm định các kỳ vọng về sự khác biệt giữa các quan hệ trong mô hình nghiên cứu. Ví dụ: có sự khác biệt giữa nam và nữ hay có sự khác biệt giữa các độ tuổi và mức thu nhập trong quyết định lựa chọn ngân hàng để gửi tiền tiết kiệm của khách hàng cá nhân hay không?
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
Trên cơ sỏ lý thuyết chƣơng 1, trong chƣơng này tác giả trình bày quy trình nghiên cứu và phƣơng pháp nghiên cứu. Quá trình nghiên cứu đƣợc thực hiện thông qua hai giai đoạn: nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lƣợng. Kỹ thuật thảo luận và phỏng vấn sâu đƣợc sử dụng trong nghiên cứu định tính. Kết quả của nghiên cứu định tính làm cơ sở để bổ sung, chỉnh sửa thang đo cho phù hợp với nghiên cứu. Nghiên cứu định lƣợng đƣợc thực hiện qua các giai đoạn: thiết kế mẫu nghiên cứu, thu thập thông tin từ mẫu khảo sát khách hàng cá nhân gửi tiền tiết kiệm tại các ngân hàng thƣơng mại trên địa bàn TP Tuy Hòa, Tỉnh Phú Yên và phân tích dữ liệu bằng phần mềm SPSS và AMOS.
CHƢƠNG 3.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. MÔ TẢ MẪU NGHIÊN CỨU
Mẫu nghiên cứu đƣợc thiết kế và điều tra phỏng vấn những khách hàng cá nhân đã và đang gửi tiền tiết kiệm, khách hàng của các ngân hàng Vietcombank, Vietinbank, Agribank, Dongabank, Sacombank, ACB và BIDV. Thời gian điều tra mẫu từ tháng 6 đến tháng 8 năm 2014 với kích thƣớc mẫu điều tra là 550 phiếu (số phiếu hợp lệ là 512, 38 phiếu trả lời không hợp lệ do nhiều nguyên nhân: có nhiều ô bị bỏ trống, chọn nhiều câu trả lời cùng lúc cho câu hỏi chỉ chọn một câu trả lời hay phiếu bị thất lạc).
Trong tổng số 512 bảng câu trả lời có 65 khách hàng của Vietcombank (chiếm 12.7%), 90 khách hàng của Vietinbank (chiếm 17.6%), 87 khách hàng của Agribank (chiếm 17%), 70 khách hàng của Dongabank (chiếm 13.7%), 60 khách hàng của Sacombank (chiếm 11.7%), 65 khách hàng của ACB (chiếm 12.7%), 75 khách hàng của BIDV (chiếm 14.6%)
Bảng 3.1: Thông tin mẫu khảo sát phân theo đơn vị ngân hàng gửi tiền
STT Đơn vị Số lƣợng Tỷ lệ (%) 1 Vietcombank 65 12.7% 2 Vietinbank 90 17.6% 3 Agribank 87 17.0% 4 Dongabank 70 13.7% 5 Sacombank 60 11.7% 6 ACB 65 12.7% 7 BIDV 75 14.6% Tổng cộng 512 100.0% N ồ : K ề
Qua khảo sát cũng cho thấy khách hàng cùng lúc gửi nhiều ngân hàng khác nhau, có 38.7% khách hàng cá nhân có tiền gửi tiết kiệm tại 1 ngân hàng, có 34.4% khách hàng cá nhân có tài khoản tiền gửi tiết kiệm tại 2 ngân
hàng, có 23.6% khách hàng cá nhân có tài khoản tiền gửi tiết kiệm tại 3 ngân hàng và khách hàng cá nhân có tài khoản tiền gửi tiết kiệm tại 4 ngân hàng trở lên là 3.3%. Hiện nay, trên địa bàn Thành phố Tuy Hòa (Phú Yên) có nhiều ngân hàng thƣơng mại. Bên cạnh những ngân hàng thƣơng mại nhà nƣớc (Agribank, BIDV, Vietcombank, Vietinbank, ngân hàng chính sách xã hội), sự xuất hiện các ngân hàng thƣơng mại cổ phần nhƣ Dongabank, ACB, Sacombank, Maritimebank,... với các sản phẩm tiết kiệm đa dạng đã tạo cho khách hàng có nhiều lựa chọn và dễ dàng hơn trong việc thay đổi ngân hàng.
Bảng 3.2: Thông tin mẫu về số lƣợng ngân hàng có tiền gửi tiết kiệm Số lƣợng ngân hàng có tiền gửi
tiết kiệm Tỷ lệ (%) 1 ngân hàng 198 38.7% 2 ngân hàng 176 34.4% 3 ngân hàng 121 23.6% Từ 4 ngân hàng trở lên 17 3.3% Tổng 512 100.0% N ồ : K ề
Về giới tính: mẫu khảo sát có 385 là khách hàng nữ (chiếm 75,2%) và 127 là khách hàng nam (chiếm 24.8%) tham gia trả lời bảng câu hỏi. Điều này cho thấy vai trò của những ngƣời phụ nữ trong gia đình, là những ngƣời giữ tiền, ngƣời có quyết định không kém phần quan trọng trong gia đình.
Về độ tuổi: mẫu khảo sát phân thành 5 nhóm cụ thể gồm 34 khách có độ tuổi từ 18 đến dƣới 25 tuổi (chiếm 6.6%), 150 khách có độ tuổi từ 25 đến dƣới 40 tuổi (chiếm 29.3%), 221 khách có độ tuổi từ 40 đến dƣới 60 tuổi (chiếm 43.2%), 107 khách có độ tuổi trên 60 tuổi (chiếm 20.9%). Đây là những đối tƣợng có khả năng về tài chính và thu nhập ổn định. Sự khác biệt về tuổi tác cũng tạo ra sự khác biệt trong việc ra quyết định gửi tiết kiệm, do mỗi khách hàng có mục đích gửi tiết kiệm khác nhau.
Thông tin mẫu khảo sát theo giới tính và độ tuổi 13 37 45 32 21 113 176 75 0 20 40 60 80 100 120 140 160 180 200 Từ 18 đến dưới 25 Từ 25 đến dưới 40 Từ 40 đến dưới 60 Từ 60 trở lên Nam Nữ
Bảng 3.3: Thông tin mẫu khảo sát theo giới tính và độ tuổi
Độ tuổi Giới tính Tỷ lệ (%) Nam Nữ Từ 18 đến dƣới 25 13 21 6.6% Từ 25 đến dƣới 40 37 113 29.3% Từ 40 đến dƣới 60 45 176 43.2% Từ 60 trở lên 32 75 20.9% Tổng cộng 127 385 100% N ồ : K ề N ồ : K ề
Hình 3.1: Thông tin về giới tính và độ tuổi
Về thu nhập: mẫu khảo sát có 118 khách hàng có thu nhập bình quân tháng dƣới 5 triệu đồng (chiếm 23%), 272 khách hàng có thu nhập bình quân tháng từ 5 đến dƣới 10 triệu đồng (chiếm 53.1%), 112 khách hàng có thu nhập bình quân tháng từ 10 đến dƣới 50 triệu đồng triệu đồng (chiếm 21.9%), 10 khách hàng có thu nhập bình quân tháng trên 50 triệu đồng (chiếm 2%).
Bảng 3.4: Thông tin mẫu khảo sát theo thu nhập Thu nhập (triệu đồng) Số lƣợng Tỷ lệ Dƣới 5 118 23.0% Từ 5 đến dƣới 10 272 53.1% Từ 10 đến dƣới 50 112 21.9% Từ 50 trở lên 10 2.0% N ồ : K ề
Thực tế cho thấy hệ thống ngân hàng trên địa bàn TP Tuy Hòa phát triển khá nhanh, các ngân hàng có hệ thống mạng lƣới các phòng giao dịch, điểm giao dịch rộng khắp. Ngân hàng đƣợc khách hàng chọn gửi tiết kiệm nhiều nhất là Vietinbank, Agribank , BIDV và Dongabank.
Cũng theo số liệu khảo sát, trong số khách hàng cá nhân gửi tiết kiệm tại các ngân hàng trên địa bàn TP Tuy Hòa, phần lớn khách hàng gửi tiết kiệm không kỳ hạn và có kỳ hạn dƣới 3 tháng, có 132 khách hàng gửi tiết kiệm không kỳ hạn (chiếm 25.8%), 198 khách hàng gửi tiết kiệm có kỳ hạn dƣới 3 tháng (chiếm 25.8%), 127 khách hàng gửi tiết kiệm có kỳ hạn từ 3 đến 12 tháng (chiếm 24.8%), 55 khách hàng gửi tiết kiệm có kỳ hạn trên 12 tháng (chiếm 10.7%). Hiện nay, các sản phẩm tiền gửi tiết kiệm các kỳ hạn 1, 2, 3 tháng đều có mức lãi suất nhƣ nhau. Trong điều kiện nền kinh tế biến động làm ảnh hƣởng đến lãi suất tiền gửi. Do đó, khách hàng có xu hƣớng gửi tiền trong thời gian ngắn (dƣới 3 tháng). Khách hàng gửi kỳ hạn ngắn để dễ chuyển đổi kênh đầu tƣ khác khi kênh đầu tƣ này không còn hấp dẫn.
Bảng 3.5: Thông tin mẫu về kỳ hạn gửi tiết kiệm
Kỳ hạn Số lƣợng Tỷ lệ Không kỳ hạn 132 25.8% Dƣới 3 tháng 198 38.7% 3 - 12 tháng 127 24.8% Trên 12 tháng 55 10.7% N ồ : K ề
25.8% 38.7% 24.8% 10.7% Không kỳ hạn Dưới 3 tháng 3 - 12 tháng Trên 12 tháng N ồ : K ề Hình 3.2: Thông tin về kỳ hạn