6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.3.1. Nghiên cứu định tính
Ban đầu sau khi tổng hợp cơ sở nghiên cứu, từ định nghĩa và thang đo của nhà nghiên cứu trước để lựa chọn nhân tố ảnh hưởng sự gắn bó. Từ đó tác giả đưa lên mô hình nghiên cứu đề xuất và tạo thang đo nháp, tiếp theo có buổi thảo luận nhóm người đang làm việc tại công ty Cổ phần Thực phẩm Xuất nhập khẩu Lam Sơn để có điều chỉnh cho phù hợp để có thang đo chính thức. Sau khi có thang đo chính thức tác giả tiến hành nghiên cứu định lượng bằng việc lập bảng câu hỏi tiến hành khảo sát, tiến hành phân tích số liệu bao gồm phân tích nhân tố khám phá để nhân tố có phù hợp mô hình, Cronbach’s Alpha để đánh giá độ tin cậy các thang đo, phân tích hồi quy thống qua kiểm định T-test và Anova để chọn nhân tố nào phù hợp tác động từ đó có đóng góp tình hình thực tế cho công ty.
Đây là giai đoạn nghiên cứu sơ bộ, được thực hiện để điều chỉnh thang đo và bổ sung các biến quan sát. Phương pháp này được thực hiện bằng cách phỏng vấn sâu (n=10) theo một nội dung đã được chuẩn bị trước. Từ việc tham khảo các nghiên cứu của các nhà nghiên cứu trước, sau đó đem thảo luận về các biến số đo lường đơn vị để hình thành nên thang đo, rồi từ đó đưa ra mô hình nghiên cứu.
Các thông tin cần thu thập
Xác định xem người được phỏng vấn hiểu về nhu cầu của nhân viên đối với công ty như thế nào? Theo họ, yếu tố nào làm cho nhân viên gắn bó với công ty hơn? Kiểm tra xem người được hỏi có hiểu đúng ý câu hỏi hay không? Có điều gì mà bảng câu hỏi chưa được đề cập đến, cần bổ sung gì trong nội dung các câu hỏi? Ngôn ngữ trình bày trong bảng câu hỏi có phù hợp hay chưa?
văn phòng và 5 công nhân.
Kết quả nghiên cứu sơ bộ này là cơ sở cho việc thiết kế bảng câu hỏi để đưa vào nghiên cứu chính thức. Bảng câu hỏi trước khi phát ra sẽ được tham khảo qua ý kiến của trưởng phòng nhân sự.