Quá trình hình thành và phát triển

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự gắn bó của người lao động tại công ty cổ phần thực phẩm xuất nhập khẩu lam sơn (Trang 39 - 41)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Quá trình hình thành

Ngày 7/5/1995, UBND Tỉnh Bình Định căn cứ luật tổ chức HĐND và UBND được Quốc Hội khoá VIII thông qua ngày 30/6/1989, căn cứ vào qui chế việc thành lập và giải thể Doanh Nghiệp nhà nước ban hành kèm theo nghị định số 388/HĐBT ngày 20/11/1991, nghị định 156/HĐBT của Hội Đồng Bộ Trưởng (nay là chính Phủ) và công văn số 283/CV ngày 16/01/1993 của Văn Phòng Chính Phủ, căn cứ văn bản thẩm định số 04/HĐTĐ ngày 03/12/1993 của hội đồng thẩm định Doanh Nghiệp Nhà Nước tỉnh Bình Định về việc đồng ý thành lập doanh nghiệp của Đảng, UBND tỉnh Bình Định ra quyết định số 4137QĐ-UB về việc thành lập Công Ty Thực Phẩm XNK Lam Sơn với tên gọi giao dịch là LAMSON – IMPORT EXPORT FOODOTUF CORPORATION viết tắt là LAMSON FIMEXCO.

Một số thông tin cơ bản về Công Ty

Tên gọi: Công ty cổ phần Thực phẩm XNK Lam Sơn

Tên giao dịch: Lamson Fimexco

Đơn vị chủ quản: Văn phòng Tỉnh ủy Bình Định

Trụ sở chính: Đ.Tây Sơn, Phường Quang Trung, TP Quy Nhơn, Bình Định.

Điện thoại: 056.847 428 – Fax: 056.846 747

Vốn kinh doanh Xuất nhập khẩu của Công ty là:

Vốn cố định: 7.093.197.218 đồng

Vốn lưu động: 6.685.889.712 đồng

Vốn đầu tư xây dựng cơ bản: 389.776.598 đồng

Nếu phân chia theo nguồn vốn

Vốn ngân sách: 2.332.676.015 đồng

Vốn tự bổ sung: 57.030.908 đồng

Vốn vay ngân hàng: 4.703.490.295 đồng

Công Ty có:

Văn phòng đại diện tại Thành Phố Hồ Chí Minh

Xí nghiệp chế biến nông, lâm, khoáng sản, xuất khẩu tại An Nhơn

Phân xưởng chế biến hàng Hải sản, Súc sản với dây chuyền công nghệ hiện đại của Nhật Bản, đảm bảo điều kiện sản xuất hàng xuất khẩu theo tiêu chuẩn quốc tê.

Quá trình phát triển

Sau khi đất nước được hoàn toàn giải phóng năm 1975. Cả nước tiến hành khôi phục và xây dựng lại nền kinh tế với hàng loạt các ngành nghề ra đời. Trong tất cả các ngành nghề đó thì ngành công nghiệp chế biến đông lạnh súc sản xuất khẩu là một ngành nghề không thể thiếu được. Với vị trí địa lý địa lý trải dài giáp biển, nông nghiệp phát triển thuận lợi, Bình Định hoàn toàn có điều kiện thuận lợi phát triển ngành công nghiệp chế biến súc sản xuất khẩu. Vì vậy, năm 1989 UBND tỉnh Bình Định đã cho phép xây dựng NHÀ MÁY ĐÔNG LẠNH SÚC SẢN tại khu vực 4, phường Quang Trung, TP. Quy Nhơn nhằm khai thác tiềm năng súc hải sản của tỉnh. Việc đầu tư xây dựng nhà máy này được tiến hành ký kết giữa hai đơn vị là Liên hiệp XNK Bình Định và Ngân hàng ngoại thương Quy Nhơn.

Tháng 1 năm 2010 Công ty TNHH Thực Phẩm XNK Lam Sơn được chuyển thành Cty cổ phầnThực phẩm – XNK Lam Sơn.

Nhìn chung, sau hơn 20 năm hoạt động, trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm với sự chỉ đạo sáng suốt của Văn phòng tỉnh ủy, ban lãnh đạo công ty, sự gắn bó của tập thể cán bộ công nhân viên, công ty đã vượt qua khó khăn, đứng vững trên thị trường, trở thành doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả và là doanh nghiệp nhà nước kinh doanh hàng đầu của tỉnh Bình Định, tạo công ăn việc làm cho trên 100 lao động, thu nhập cán bộ công nhân viên từng bước ổn định và nâng cao hơn, đóng góp đáng kể cho ngân sách nhà nước. Hiện nay công ty đã tạo được uy tín trên thị trường trong và ngoài nước về sản xuất và chế biến hàng hải sản đông lạnh xuất khẩu. Công ty sản xuất kinh doanh thực sự có hiệu quả, đứng vững trên thị trường và được xếp hạng: DOANH NGHIỆP HẠNG II.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự gắn bó của người lao động tại công ty cổ phần thực phẩm xuất nhập khẩu lam sơn (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)