6. Tổng quan tài liệu
1.2.1 Nhân tố bên trong ngân hàng
Chính sách tín dụng của NHTM
Là một hệ thống các biện pháp nhằm đạt đƣợc các mục tiêu trong hoạt động tín dụng của NH, đồng thời đảm bảo giới hạn rủi ro trong hoạt động tín dụng ở mức cho phép. Nó là một hƣớng dẫn có tính bắt buộc và nhất quán của NH về các vấn đề sau: Quy mô cấp tín dụng tối đa, các giới hạn tín dụng; các loại hình mà NH có thể lựa chọn để cấp tín dụng; lĩnh vực có thể cấp tín dụng; kỳ hạn cấp tín dụng; chính sách đảm bảo tín dụng; cách thức xác định giá cả tín dụng (lãi suất).
Các ông chủ NH luôn có sự cân nhắc, lựa chọn trong bài toán giữa rủi ro và lợi nhuận. Phân tích sự đánh đổi giữa rủi ro và lợi nhuận trong từng thời kỳ có ý nghĩa rất quan trọng, đóng vai trò chủ đạo để đƣa ra chính sách tín dụng của các ngân hàng hiện nay. Chính sách tín dụng dành cho hoạt động cho vay doanh nghiệp cần rõ ràng, bao quát và đầy đủ hay nói cách khác một chính sách tín dụng phù hợp sẽ xác định những giới hạn áp dụng cho cho vay doanh nghiệp, bảo đảm rằng mỗi quyết định tín dụng đều tuân thủ quy định của ngân hàng, thiết lập môi trƣờng nhằm giảm bớt rủi ro tín dụng. Ngƣợc lại, một chính sách tín dụng không hợp lý, ví dụ nhƣ quá nhấn mạnh vào lợi nhuận ngân hàng hoặc do áp lực cạnh tranh cao mà các ngân hàng có chủ trƣơng đơn giản hoá việc phân tích, đánh giá đúng thực lực của doanh nghiệp, đặt mục tiêu lợi nhuận cao, nhắm đến việc thu hút đƣợc nhiều khách hàng đến với ngân hàng hơn là tìm kiếm các khoản cho vay lành mạnh… điều này sẽ gây nên những tổn thất tiềm ẩn trong hoạt động NH.
Quy trình tín dụng
Là biểu hiện cụ thể nhất của các hoạt động tác nghiệp của ngân hàng trong quá trình giao dịch giữa ngân hàng và khách hàng có quan hệ tín dụng. Một quy trình tín dụng tốt phải bảo đảm yêu cầu giải quyết đƣợc mâu thuẫn giữa nâng cao chất lƣợng dịch vụ, sự hài lòng của khách hàng với yêu cầu an toàn tài sản, giảm thiểu rủi ro của ngân hàng.
Khi vay vốn, doanh nghiệp thƣờng phát sinh nhiều nghiệp vụ liên quan đến nhiều bộ phận khác nhau, vì vậy để đảm bảo phục vụ khách hàng vừa nhanh chóng thuận tiện, vừa đảm bảo an toàn rủi ro thì ngân hàng cần phải có quy trình tín dụng rõ ràng, quy chuẩn.
Thông qua kiểm soát thực hiện quy trình tín dụng, nhà quản trị ngân hàng xác định những khâu, những công việc cần điều chỉnh, cũng nhƣ hƣớng đào tạo và phân công công đoạn trong tƣơng lai để từ đó kiểm soát đƣợc những rủi ro khi cấp tín dụng.
Một quy trình tín dụng hợp lý sẽ góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động quản trị, nhằm giảm thiểu rủi ro và nâng cao lợi nhuận cho ngân hàng. Các bƣớc trong quy trình cấp tín dụng nếu xảy ra vấn đề là nguyên nhân gây ra RRTD, trong đó chủ yếu liên quan đến quá trình thẩm định, theo dõi và giám sát tín dụng.
Nguồn nhân lực thực hiện hoạt động tín dụng
Chính sách và quy trình tín dụng đƣợc thực hiện thông qua tác nghiệp của các cán bộ tín dụng. Do đó, số lƣợng và chất lƣợng của nhân viên tín dụng là nhân tố có ảnh hƣởng rất quan trọng đến vấn đề rủi ro tín dụng của ngân hàng. Số lƣợng của các cán bộ tín dụng phải bảo đảm đáp ứng quy mô tín dụng trong từng thời kỳ. Chất lƣợng của các cán bộ tín dụng, phải đƣợc đảm bảo hai yếu tố năng lực và đạo đức. Ngay từ quá trình tiếp nhận hồ sơ và thẩm định hồ sơ cho vay doanh nghiệp đòi hỏi cán bộ ngân hàng vừa phải có kiến thức chuyên môn nghiệp vụ vững chắc, có sự phân tích đánh giá từ tổng
quát đến chi tiết; vừa phải nắm đƣợc các vấn đề liên quan đến những ngành nghề lĩnh vực mà doanh nghiệp đang hoạt động. Vì sự đòi hỏi cao trong chất lƣợng đội ngũ cán bộ thẩm định nên việc tuyển dụng, đào tạo và vận hành đội ngũ đó cũng rất tốn kém thời gian, chi phí, đó là chƣa kể đến việc rèn dũa đạo đức nghề nghiệp cá nhân, tạo môi trƣờng trong sạch, công bằng khi làm việc… Có thể thấy từ thực tiễn tín dụng của các NH, số lƣợng và chất lƣợng của đội ngũ cán bộ tín dụng quyết định một phần rất lớn đến vấn đề rủi ro tín dụng trong cho vay nói chung và trong cho vay doanh nghiệp nói riêng.
Tỷ trọng cho vay Doanh nghiệp của NHTM
Mỗi NHTM có những thế mạnh riêng để phát triển và NH đó sẽ có các định hƣớng, mục tiêu để khai thác những thế mạnh của mình. Điều này tạo nên tỷ trọng trong các sản phẩm dịch vụ của mỗi NHTM một khác nhau. Có những NHTM mạnh về mảng bán lẻ, có những NH mạnh về cho vay doanh nghiệp, có những NH chuyên về thanh toán quốc tế hay có những NH mạnh phát triển về thẻ và trả lƣơng qua tài khoản… Tuy nhiên, đi đôi với việc phát triển theo thế mạnh của từng NH là vấn đề rủi ro trong lĩnh vực có thế mạnh đó càng gia tăng. Nếu tỷ trọng dƣ nợ trong cho vay doanh nghiệp của một NH càng lớn thì rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp của NH đó sẽ càng tăng. Vậy tỷ trọng cho vay doanh nghiệp của NHTM là một nhân tố ảnh hƣởng rõ rệt đến rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp của NHTM đó.
Tình trạng thông tin bất đối xứng
“Thông tin bất đối xứng” là tình trạng chính dẫn đến rủi ro tín dụng của NHTM vì thông tin về khách hàng là cơ sở cho ngân hàng đánh giá và đƣa ra các quyết định tín dụng. Tuy nhiên, nếu thông tin sai lệch sẽ ảnh hƣởng trực tiếp đến việc cấp tín dụng và kéo theo hệ quả về lâu về dài sau đó.
Tình trạng thông tin hiện nay rất nhiễu, có nhiều kênh cung cấp thông tin tuy nhiên chất lƣợng thông tin chƣa đầy đủ, không đƣợc kiểm chứng…
gây ra nhiều khó khăn cho NH. Một khi thông tin bên ngoài chƣa đƣợc xử lý, không thể xác định hết đƣợc, hoặc thông tin bị che dấu hay cố ý không tiếp nhận thông tin có sẵn mà NH vẫn cho vay thì sẽ ảnh hƣởng đến chất lƣợng tín dụng của NH, nghiêm trọng hơn là RRTD tiềm ẩn ngay từ khi phát vay.
Trong hoạt động tín dụng, thông tin liên quan đến ngƣời vay đƣợc sử dụng ở tất cả các giai đoạn: giai đoạn thẩm định ngƣời vay, giai đoạn giám sát sau vay, giai đoạn xử lý rủi ro tín dụng... Vì vậy, NH cần phải biết lựa chọn, sắp xếp, kiểm chứng thông tin. Bằng công nghệ hiện đại nhƣ hiện nay có thể hỗ trợ ngân hàng rất nhiều trong việc cập nhật thông tin, hay áp dụng các phần mềm tiên tiến để hệ thống thông tin ngân hàng một cách logic, hợp lý, từ đó có thể trợ giúp nhiều khâu trong quản lý RRTD trên toàn hàng.