6. Tổng quan tài liệu
1.3.1 Nội dung và một số tiêu chí phân tích rủi ro tín dụng trong cho vay doanh
Cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng
Hiện nay, có rất nhiều các TCTD đang hoạt động trên toàn quốc, ngoài sự tham gia của các NH trong nƣớc thì sự xuất hiện của các NH có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài đã tạo nên sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các TCTD. Vì vậy, các NHTM phải luôn đổi mới, cải tiến công nghệ, cách thức để phục vụ khách hàng một cách tốt nhất. Bên cạnh đó, có nhiều NHTM bất chấp chạy theo khách hàng để giành giật thị phần, tăng trƣởng tín dụng nóng, làm cho thị trƣờng cạnh tranh không lành mạnh, tạo nên các khe hở để khách hàng có thể thao túng thực hiện hành vi xấu của mình. Sự cạnh tranh gay gắt giữa các TCTD dẫn đến rủi ro tín dụng gia tăng mặc dù tổng quan tăng trƣởng tín dụng của xã hội có thể không thay đổi.
1.3 NỘI DUNG, TIÊU CHÍ VÀ PHƢƠNG PHÁP PHÂN TÍCH RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY DOANH NGHIỆP CỦA NHTM TÍN DỤNG TRONG CHO VAY DOANH NGHIỆP CỦA NHTM
1.3.1 Nội dung và một số tiêu chí phân tích rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp của NHTM vay doanh nghiệp của NHTM
Nội dung cơ bản của phân tích rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp củ phân tích định tính và định lƣợng. Đối với những nội dung phân tích định tính về RRTD trong cho vay DN, tiêu chí đánh giá chủ yếu dựa vào trực quan, so sánh, suy luận logic từ thực tiễn. Đối với những phân tích định lƣợng về RRTD trong cho vay DN thì sử dụng các tiêu chí đánh giá cụ thể.
a. Phân tích bối cảnh của hoạt động cho vay DN có ảnh hưởng đến tình hình RRTD của NH
Bối cảnh bên ngoài (Môi trƣờng vĩ mô; Địa bàn hoạt động; Môi trƣờng cạnh tranh…) tạo ra môi trƣờng để NH hoạt động. Việc cho vay chịu
tác động rất lớn từ bối cảnh bên ngoài, nên hoạt động quản trị RRTD của NH phải đƣợc cân nhắc dựa trên hoàn cảnh môi trƣờng mà NH bị tác động.
Bối cảnh bên trong (Các nguồn lực NH; Chiến lƣợc hoạt động; Mạng lƣới khách hàng của NH…) hình thành nên đặc điểm cho vay của NH và các loại rủi ro mà NH phải đối diện. Do đó, bối cảnh bên trong cũng bao gồm các chính sách mà NH hoạch định cũng nhƣ hoạt động mà NH triển khai nhằm quản trị rủi ro cho chính NH.
b. Phân tích các hoạt động mà NH triển khai nhằm cải thiện tình hình rủi ro tín dụng
Quy trình tín dụng trong cho vay DN:
NHTM đƣa ra quy trình tín dụng trong cho vay DN hiện nay có thực sự chặt chẽ, hợp lý và đang đƣợc vận hành suôn sẻ hay không. Bất cứ bƣớc nào trong quy trình tín dụng có lỗ hổng đều có thể là nguyên nhân dẫn đến RRTD trong cho vay DN.
Công tác thẩm định khoản vay
Trong quy trình tín dụng, giai đoạn trƣớc khi RRTD xảy ra phải quan tâm nhất là quy trình thẩm định cho vay. Quy trình thẩm định có nêu đầy đủ, rõ ràng các bƣớc thẩm định từ hồ sơ pháp lý của DN đến hồ sơ chứng minh mục đích sử dụng vốn, phân tích thẩm định hồ sơ tài chính của khách hàng cũng nhƣ quy trình quy định về hồ sơ tài sản đảm bảo... hay không. Việc đánh giá sát sao khách hàng ngay từ thời điểm thẩm định sẽ hạn chế đƣợc những rủi ro tín dụng tiềm ẩn.
Công tác xếp hạng tín dụng nội bộ
NHTM đang áp dụng các tiêu chuẩn gì để xếp hạng khách hàng vay thông qua phân tích Công tác xếp hạng tín dụng nội bộ các khách hàng doanh nghiệp của NH đó, đây là việc tích lũy, xử lý thông tin đƣợc cập nhật thƣờng
xuyên của các NHTM để NH có thể sát sao đánh giá tình hình thực tế của các DN, đƣa ra danh sách xếp hạng các DN, từ đó có chiến lƣợc tiếp cận, quan hệ tín dụng với các khách hàng trên cơ sở dữ liệu đã có. Nếu NH có công tác xếp hạng tín dụng nội bộ tốt ngoài đạt hiệu quả kinh doanh cao hơn còn có đánh giá thƣờng xuyên về DN để giúp đo lƣờng trƣớc các RRTD và có cảnh báo rủi ro sớm về DN đó...
Các biện pháp bảo đảm tiền vay
NHTM đang áp dụng Các biện pháp bảo đảm tiền vay nào khi cho vay DN, nếu NH có cho vay DN bằng bảo đảm tiền vay không bằng tài sản thì biện pháp đang thực hiện có đủ chặt chẽ để giảm thiểu RRTD trong cho vay DN hay không; các biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản có quy định gì, có phù hợp với từng khách hàng, có đang đƣợc thực hiện đúng hay không, liệu có là nguyên nhân dẫn đến RRTD trong cho vay DN hay không…
Công tác kiểm tra, giám sát sau giải ngân các khoản cho vay doanh nghiệp
NHTM hiện nay đã chú trọng vào công tác kiểm tra giám sát sau cho vay bằng việc thành lập các bộ phận chuyên trách nhƣ Bộ phận kiểm soát sau, Kiểm soát nội bộ, Kiểm toán nội bộ, Bộ phận nhắc nhở từ xa… Tuy nhiên, mức độ hiệu quả, tính chất kiểm tra có thực sự thƣờng xuyên, sâu sát để kịp thời phát hiện ra sai sót, cảnh báo các RRTD có khả năng xảy ra, hay tìm các phƣơng án khắc phục sai sót, phối hợp với các bộ phận có liên quan kịp thời xử lý, để giảm thiểu RRTD trong cho vay DN hay không là tùy thuộc vào từng NH.
Công tác phân loại nợ và trích lập dự phòng
Hiện tại, NHTM có tiến hành phân loại nợ và trích lập dự phòng theo đúng quy định của NHNN hay không? Nếu mỗi NH nghiêm chỉnh chấp hành việc phân loại nợ theo đúng thực tế của khách hàng vay và cung cấp đầy đủ thông tin cho Trung tâm thông tin tín dụng của hệ thống ngân hàng của Quốc
gia thì sẽ thiết lập đƣợc một hệ thống tin cậy, phản ánh đúng lịch sử quan hệ tín dụng của khách hàng vay đó, tạo môi trƣờng bền vững cho hệ thống ngân hàng phát triển, các DN sẽ nâng cao quan điểm, ý thức trả nợ hơn và tạo điều kiện để giảm thiểu RRTD trong cho vay DN…
Công tác xử lý khi có rủi ro tín dụng trong cho vay DN xảy ra
NHTM áp dụng nhiều biện pháp xử lý khi có rủi ro tín dụng xảy ra thông qua bộ phận chuyên xử lý nợ để thực hiện theo dõi và tiếp tục quản lý các món vay có vấn đề. Khi đó, NH tiến hành cơ cấu nợ, sử dụng các biện pháp để thu hồi nợ có vấn đề, hoặc tiến hành các biện pháp thanh lý bán tài sản hay vận dụng một số công cụ chuyển giao rủi ro thông qua: bán nợ, chứng khoán hóa, bảo hiểm và các hợp đồng phái sinh nhƣ: Hợp đồng quyền tín dụng; Hợp đồng hoán đổi tín dụng; Hợp đồng hoán đổi các khoản tín dụng rủi ro; Hợp đồng hoán đổi tổng thu nhập… để xử lý các RRTD trong cho vay DN tồn tại ở NH. Đối với trƣờng hợp các khoản nợ có vấn đề, việc bán nợ và chứng khoán hóa về bản chất là việc chuyển giao việc thu hồi nợ cho những tổ chức có lợi thế hơn, giúp NH có dòng tiền ngay để có thể cơ cấu lại danh mục cho vay nhƣng nó không giúp giảm thiểu tổn thất của NH. NH cũng có thể giảm thiểu một phần thiệt hại thông qua chuyển giao tổn thất cho ngƣời bán hợp đồng bảo hiểm tín dụng. Các tổn thất từ RRTD cũng có thể đƣợc chuyển giao thông qua các hợp đồng phái sinh tín dụng đã thỏa thuận trƣớc đó.
c. Phân tích và đánh giá tình hình RRTD trong cho vay DN với một số tiêu chí đánh giá cụ thể
Bằng cách đánh giá mức độ RRTD trong cho vay DN và tiến hành phân tích sự biến động của các chỉ tiêu sau:
Tỷ lệ dƣ nợ cho vay DN từ nhóm 2 đến nhóm 5 (%) Tỷ lệ các khoản nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5 trong kỳ = Nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5 trong kỳ Tổng dƣ nợ cho vay DN X 100%
Cơ cấu nhóm nợ của tổng dƣ nợ cho vay DN (%) Ví dụ: Tỷ lệ dƣ nợ nhóm 2 trong kỳ = Nợ nhóm 2 trong kỳ Tổng dƣ nợ cho vay DN X 100%
Tỷ lệ nợ xấu cho vay DN
Tỷ lệ nợ xấu trong kỳ = Nợ xấu trong kỳ
Tổng dƣ nợ cho vay DN X 100% Tỷ lệ xóa nợ ròng cho vay DN
Tỷ lệ xóa nợ = Các khoản xóa nợ ròng
Tổng dƣ nợ cho vay DN X 100% Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro các khoản vay DN
Tỷ lệ trích lập dự phòng = Số đã trích lập dự phòng
Tổng dƣ nợ cho vay DN X 100% Mức giảm lãi treo trong cho vay DN
Lãi treo = Lãi treo phát sinh – Lãi treo thu đƣợc