Kiến nghị với Hội sở chính SeABank

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP đông nam á chi nhánh đà nẵng (Trang 92 - 99)

6. Tổng quan tài liệu

3.3.3.Kiến nghị với Hội sở chính SeABank

Cần hoàn thiện bộ máy, quy trình tín dụng ngày càng chặt chẽ hơn, hợp lý hơn, Nên chuyên môn hóa các nghiệp vụ tín dụng để có thể thực hiện một cách khách quan và hiệu quả hơn.

Cần đẩy mạnh việc kiểm tra, kiểm soát nội bộ trong toàn hệ thống, đặc biệt là mảng tín dụng.

Định hƣớng chiến lƣợc kinh doanh rõ ràng, hƣớng chú trọng theo hiệu quả kinh doanh (lợi nhuận) chứ không chạy theo chỉ tiêu tăng trƣởng nóng. Nên chọn lựa một số sản phẩm dịch vụ hạt nhân làm thế mạnh phát triển của Ngân hàng chứ không phát triển hoạt động Ngân hàng đa năng.

Cần tập trung phát triển nhóm khách hàng truyền thống của mình có rủi ro thấp. Tuy nhiên, song song với việc tăng trƣởng tín dụng cũng cần phải đảm bảo chỉ tiêu hiệu quả và an toàn vốn nhƣ: ROE, ROA…

Cần chú trọng đến việc xử lý nợ tồn đọng để thu hồi vốn và đồng thời hạn chế các khoản nợ xấu phát sinh để tăng tỷ lệ sinh lời các khoản vay.

Cần phối hợp thƣờng xuyên với các đơn vị có liên quan tổ chức các khóa học đào tạo và bồi dƣỡng kiến thức nghiệp vụ chuyên môn cho nguồn nhân lực, đặc biệt là đội ngũ cán bộ quản lý để nâng cao chủ động phòng ngừa, hạn chế RRTD.

Cần tăng cƣờng đẩy mạnh hiện đại hóa công nghệ Ngân hàng để phát triển đƣợc nhiều sản phẩm dịch vụ hiện đại đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng, đồng thời thu thập thêm nhiều thông tin khách hàng hiệu quả phục vụ cho công tác hạn chế rủi roc ho hoạt động Ngân hàng, đặc biệt là rủi ro tín dụng.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Trong chƣơng 3, trọng tâm của luận văn là đề xuất các giải pháp nhằm quản trị RRTD trong cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Đông Nam Á – Chi nhánh Đà Nẵng.

Luận văn đã căn cứ vào định hƣớng của SeABank Đà Nẵng về công tác tín dụng nói chung và hạn chế RRTD trong cho vay doanh nghiệp nói riêng để đề xuất một số các giải pháp có tính khả thi để có thể vận dụng đƣợc trong thực tế nhằm cải thiện tình hình RRTD trong cho vay doanh nghiệp hiện nay tại Ngân hàng.

Đồng thời, để tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai các giải pháp, luận văn cũng đã đề xuất các kiến nghị với Chính phủ, với Ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam và với Ngân hàng TMCP Đông Nam Á.

KẾT LUẬN

Trong bối cảnh hoạt động đầy cạnh tranh và với một áp lực ngày càng cao từ những đối thủ có tiềm lực mạnh hơn rất nhiều về tài chính một vấn đề đặt lên hàng đầu đối với SeABank đó là vừa đạt hiệu quả trong hoạt động kinh doanh vừa làm thế nào để hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất.

Trong thời gian qua, SeABank Đà Nẵng đã tiến hành nhiều biện pháp, cùng với sự nỗ lực, quyết tâm để đạt đƣợc những kết quả đáng kể trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp, góp phần nâng cao chất lƣợng cho vay, đảm bảo kinh doanh an toàn và ổn định trên thị trƣờng. Mặc dù vậy, rủi ro luôn luôn tiềm ẩn và là vấn đề buộc phải đối mặt giải quyết vì mức độ ảnh hƣởng không nhỏ đến lợi nhuận của NH, nên việc quản trị RRTD trong cho vay doanh nghiệp phải luôn đƣợc chú trọng. Những kết quả đạt đƣợc của Chi nhánh trong việc hạn chế RRTD trong cho vay doanh nghiệp đó là Chi nhánh đã chú trọng xử lý và thu hồi các khoản nợ xấu, quản lý chặt chẽ các khoản vay mới; theo dõi, đôn đốc để tăng cƣờng khả năng kiểm soát rủi ro tiềm ẩn; thực hiện nghiêm túc quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng RRTD…; thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao khả năng cảnh báo và phát hiện sớm rủi ro từ các khoản cho vay. Tuy nhiên cũng còn nhiều điểm hạn chế nhƣ: cho vay DN chƣa đúng định hƣớng; công tác thẩm định chƣa đƣợc chuyên môn hóa; công tác bảo đảm tiền vay còn một số bất cập; công tác xếp hạng tín dụng nội bộ đối với KH DN còn sơ sài; công tác kiểm tra, giám sát sau giải ngân chƣa đƣợc chú trọng; công tác xử lý nợ xấu tại Chi nhánh chƣa hiệu quả… Điều này đặt ra cho Chi nhánh nhiều thử thách nhằm cải thiện tình hình RRTD trong cho vay doanh nghiệp trong thời gian tới.

Từ việc tiếp cận lý luận và thực tiễn, luận văn đã hoàn thành đƣợc những nhiệm vụ sau:

- Trình bày cơ sở lý luận về RRTD và phân tích RRTD trong cho vay doanh nghiệp của NHTM.

- Phân tích tình hình RRTD trong cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Đông Nam Á – Chi nhánh Đà Nẵng, qua đó tìm hiểu thực trạng, có những đánh giá về những mặt thành công, một số hạn chế cần khắc phục cũng nhƣ nguyên nhân của những hạn chế đó.

- Trên cơ sở lý thuyết và thực tiễn đó, luận văn đã đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện quản trị RRTD trong cho vay doanh nghiệp tại chi nhánh.

Hy vọng qua nghiên cứu này, đề tài sẽ đóng góp một phần nhỏ vào việc giúp SeABank Đà Nẵng trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại chi nhánh, nhằm kiểm soát đƣợc các khoản nợ xấu, các khoản nợ có vấn đề, nhận diện đƣợc sớm những rủi ro để từ đó có biện pháp xử lý hiệu quả, từng bƣớc nâng cao năng lực cạnh tranh để có thể tồn tại và tiếp tục phát triển bền vững.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Đỗ Mạnh Cƣờng (2014), Hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam – Chi nhánh ĐakLak, Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Tài chính – ngân hàng, Đại học Đà Nẵng.

[2] PGS.TS Phan Thị Thu Hà (2006), Ngân hàng thương mại, NXB Thống kê.

[3] TS. Tô Ngọc Hƣng (2000), Nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng, NXB Thống kê.

[4] PGS.TS Ngô Hƣớng, TS Phan Đình Thế (2002), Quản trị và kinh doanh ngân hàng, NXB Thống kê.

[5] TS. Nguyễn Minh Kiều (2010), Quản trị rủi ro tài chính, Nhà xuất bản Thống kê.

[6] Đặng Thị Loan (2013), Hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Quân đội – CN Đà Nẵng, Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Đại học Đà Nẵng.

[7] Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam, Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 về việc ban hành quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng.

[8] Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam, Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22 tháng 04 năm 2005 về việc ban hành Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động Ngân hàng của tổ chức tín dụng.

[9] Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (2014), Quy định cấp tín dụng đối với khách hàng Doanh nghiệp.

[10] Ngân hàng TMCP Đông Nam Á Chi nhánh Đà Nẵng (2014), Sơ thảo lịch sử hình thành và phát triển.

[11] Ngân hàng TMCP Đông Nam Á Chi nhánh Đà Nẵng (2014 - 2016), Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

[12] TS. Nguyễn Hòa Nhân chủ biên (2011), Tài chính tiền tệ, Nhà xuất bản tài chính, Đà Nẵng.

[13] Quốc hội (2010), Luật các tổ chức tín dụng.

[14] Quốc hội (2015), Luật Doanh nghiệp.

[15] Mai Công Trung (2014), Hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay trung, dài hạn đối với doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam – Chi nhánh ĐakLak, Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Tài chính – ngân hàng, Đại học Đà Nẵng.

[16] Nguyễn Thị Tƣờng Vy (2012), Hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Đông Nam Á - Chi nhánh Đà Nẵng, Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Tài chính – ngân hàng, Đại học Đà Nẵng.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP đông nam á chi nhánh đà nẵng (Trang 92 - 99)