Kiến nghị với Chính phủ

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP đông nam á chi nhánh đà nẵng (Trang 87 - 89)

6. Tổng quan tài liệu

3.3.1.Kiến nghị với Chính phủ

a. Hoàn thiện khung pháp lý về hệ thông thu thập và cung ứng thông tin

Cần xây dựng chƣơng trình/hệ thống cổng thông tin kinh tế để truy cập đƣợc các nguồn thông tin kinh tế xã hội, ngành nghề kinh tế từ trung ƣơng đến địa phƣơng, thông tin doanh nghiệp cũng nhƣ số liệu thống kê chuẩn tắc… do Chính Phủ quản lý.

Xây dựng và hoàn thiện hệ thống báo cáo tín dụng Việt Nam với mô hình tổ chức và hoạt động CIC phù hợp hơn, ngày càng toàn diện hơn để đáp ứng việc cung cấp đầy đủ thông tin với nguồn thông tin thực sự tin cậy.

Thực tiễn cho thấy, sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế, đặc biệt là quy mô tăng trƣởng tín dụng của nền kinh tế, đã vƣợt ra ngoài khả năng kiểm soát các rủi ro tín dụng và năng lực đáp ứng yêu cầu về mặt thông tin tín dụng toàn diện, chất lƣợng và kịp thời của CIC. Chính NHNN cũng cho rằng tốc độ tăng trƣởng nhanh của tín dụng thì một cơ quan nhƣ CIC chƣa thể đáp ứng đầy đủ đƣợc. Việc ra đời các trung tâm thông tin tín dụng tƣ nhân có thể

bổ sung cho các trung tâm tín dụng công bằng cách mở rộng diện thu thập và lƣu giữ thông tin vay nợ sang nhiều loại đối tƣợng, công ty và cá nhân mà các trung tâm tín dụng hiện nay không thể đảm nhận hết đƣợc.

Theo ngân hàng thế giới, các trung tâm thông tin tín dụng tƣ nhân đƣợc hình thành do những nhu cầu của thị trƣờng, thƣờng hoạt động tốt hơn các trung tâm thông tin tín dụng công trong việc hỗ trợ cho các giao dịch tín dụng. Các trung tâm thông tin tín dụng tƣ nhận sẽ thu thập thông tin từ nhiều nguồn rộng rãi – các nhà cung cấp tín dụng thƣơng mại, ngƣời bán lẻ, toà án và các công ty cung ứng dịch vụ - và các thông tin này có thời hạn lƣu trữ dài hơn. Do đó, kiến nghị Chính phủ cần sớm hoàn thiện quy chế để thành lập các trung tâm thông tin tín dụng tƣ nhân, đặc biệt tập trung đối tƣợng doanh nghiệp và các cá nhân.

Việc xếp hạng tín dụng nội bộ tại các NH còn nhiều khó khăn vì việc tiếp cận các thông tin (nhƣ tình hình tài chính, kinh doanh, tài sản, uy tín…) còn nhiều hạn chế. Chính phủ cần sớm giao cho bộ tài chính ban hành khuôn khổ pháp lý cho hoạt động của công ty xếp hạng tín nhiệm.

b. Quy định kiểm toán đối với doanh nghiệp, giám sát chặt chẽ doanh nghiệp mới thành lập

Chính Phủ cần bổ sung quy định hậu kiểm kịp thời đối với các doanh nghiệp mới hoạt động. Từ khi luật doanh nghiệp ban hành và có hiệu lực đã có rất nhiều doanh nghiệp đăng ký kinh doanh, một mặt có tác dụng tích cực đối với quá trình phát triển kinh tế, bên cạnh đó cũng xuất hiện không ít những doanh nghiệp chuyên lừa đảo, ký hợp đồng ma để vay vốn ngân hàng, bán hóa đơn tài chính để các doanh nghiệp hợp thức hóa việc sử dụng vốn vay. Vì vậy, Chính Phủ cần bổ sung thêm quy định: sau thời gian cấp phép kinh doanh cho doanh nghiệp, cơ quan có thẩm quyền cấp phép phải kiểm tra và xác nhận doanh nghiệp thực sự kinh doanh có qui mô đúng nhƣ thực trạng tài chính.

Đây là cơ sở giúp ngân hàng tránh bị lừa đảo, bảo đảm vốn vay có thể thu hồi đƣợc.

Hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam thƣờng có 2-3 hệ thống kế toán sổ sách, 1 dành cho cơ quan thuế, 1 dành cho Ngân hàng và 1 báo cáo thực tế. Vì nhiều lý do: tâm lý muốn tránh thuế, sự quản lý yếu kém của cơ quan thuế, chế độ chứng từ hoá đơn chƣa phù hợp gây nhiều bất lợi cho doanh nghiệp, trình độ và đạo đức của cán bộ thuế… Do đó, Chính phủ cần hoàn thiện các quy định về thuế, chế độ kế toán, báo cáo tài chính, chế độ hoá đơn để giúp các doanh nghiệp tuân thủ đầy đủ, nâng cao tính chính xác cho báo cáo tài chính doanh nghiệp. Vừa tạo nguồn thu ngân sách, giúp tăng cƣờng công tác quản lý số liệu thống kê doanh nghiệp. Đồng thời, tạo điều kiện giám sát, đánh giá hoạt động doanh nghiệp, nhất là về tình hình tài chính, giúp việc xem xét cho vay của Ngân hàng có cơ sở và thuận lợi hơn.

Xây dựng hệ thống thống nhất về doanh nghiệp, một mặt giúp cho quá trình hậu kiểm hoạt động doanh nghiệp sau đăng kí kinh doanh, cung cấp thông tin cho các nhà tài trợ, cơ quan quản lý. Mặt khác cung cấp thông tin về thị trƣờng, pháp luật, chính sách, thông tin về công nghệ, nguồn nguyên liệu trong và ngoài nƣớc cho các doanh nghiệp, giúp các doanh nghiệp này tiếp cận nhanh, kịp thời các cơ hội kinh doanh.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP đông nam á chi nhánh đà nẵng (Trang 87 - 89)