7. Tổng quan đề tài
1.2.2. Mục tiêu kinh doanh thẻ của ngân hàng thƣơng mại
Cũng nhƣ các doanh nghiệp khác các ngân hàng đều xác định các mục tiêu kinh doanh trong các hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động kinh doanh thẻ nói riêng. Cụ thể hoạt động kinh doanh thẻ của ngân hàng bao gồm các mục tiêu kinh doanh cụ thể nhƣ sau:
a.Tăng quy mô dịch vụ cung ứng, phát triển sản phẩm, gia tăng tiện
ích và các dịch vụ đi kèm
Gia tăng thị phần trên thị trƣờng hoạt động: hoạt động kinh doanh thẻ phát triển đã mang đến cho các Ngân hàng một vị thế mới, một diện mạo mới.
Ngoài việc khẳng định sự phát triển về công nghệ, sản phẩm thẻ cũng làm tăng tính thuận tiện trong giao dịch từ đó làm tăng độ thân thiện của Ngân hàng trong con mắt của Khách hàng. Các sản phẩm dịch vụ thẻ với tính chuẩn hóa quốc tế cao là những sản phẩm dịch vụ có khả năng cạnh tranh cao trong quá trình hội nhập. Chính vì vậy hoạt động kinh doanh thẻ đã và đang đƣợc các Ngân hàng nhìn nhận là một lợi thế cạnh tranh hết sức quan trọng trong cuộc đua nâng cao vị thế của mình.
Là thành viên của một tổ chức thẻ quốc tế nhƣ Visa hay MasterCard, một Ngân hàng dù là nhỏ nhất trên thế giới cũng có thể cho khách hàng một phƣơng tiện thanh toán quốc tế có chất lƣợng nhƣ bất cứ đối thủ cạnh tranh lớn nào. Sau lợi nhuận, khả năng cung cấp dịch vụ toàn cầu là lợi ích lớn nhất cho Ngân hàng, tạo điều kiện cho Ngân hàng tham gia vào quá trình toàn cầu hoá, hội nhập với cộng đồng quốc tế.
Sự đa dạng của các loại hình sản phẩm dịch vụ góp phần đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của từng đối tƣợng khách hàng khác nhau. Đối tƣợng sử dụng thẻ rất đa dạng với nhiều nhóm khách hàng khác nhau về trình độ, thu nhập, sở thích, văn hóa....và với mỗi nhóm sẽ có những mong muốn, nhu cầu khác nhau mà ngân hàng cần nắm bắt và đáp ứng đƣợc.
Thẻ thanh toán ra đời, làm phong phú thêm các dịch vụ Ngân hàng, mang đến cho Ngân hàng một phƣơng tiện thanh toán đa tiện ích, thoả mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Không chỉ có vậy, ở các nƣớc phát triển, phát triển dịch vụ phát hành và thanh toán thẻ ngân hàng có thêm cơ hội để phát triển các dich vụ khác song song nhƣ: đầu tƣ hoặc bảo hiểm cho các sản phẩm. Thông tin về các loại hình dịch vụ này sẽ đƣợc gửi đến cho khách hàng sử dụng thẻ cùng với sao kê hàng tháng của ngân hàng.
b.Hỗ trợ phát triển các hoạt động khác của Ngân hàng
chính là số tiền ký quỹ và số dƣ tiền gửi trong tài khoản thẻ ghi nợ hoặc tiền ký quỹ để phát hành thẻ tín dụng của khách hàng và số dƣ tài khoản các ĐVCNT.
- Với việc đa dạng hóa các sản phẩm thẻ, trong đó có các sản phẩm thẻ tín chấp, thế chấp để phát hành hoặc thẻ có thể sử dụng thấu chi. Với các loại thẻ này khách hàng có thể chi tiêu trƣớc trả tiền sau với mức lãi suất công bố theo từng thời kỳ, thông thƣờng mức lãi suất này sẽ cao hơn mức lãi vay thông thƣờng. Khi khách hàng sử dụng và thanh toán một phần ngân hàng sẽ thu lãi trên dƣ nợ thực tế và khách hàng sẽ thanh toán hàng tháng theo sao kê thẻ. Việc đẩy mạnh phát triển hoạt động kinh doanh thẻ sẽ kéo theo việc tăng trƣởng dƣ nợ tín dụng cá nhân đáng kể.
c.Gia tăng thu nhập
Với tính chất là một dịch vụ, thẻ đã mang lại cho ngân hàng nhiều nguồn thu khác nhau: phí thƣờng niên, phí thu từ các đơn vị chấp nhận thẻ, phí do thực hiện thanh toán cho các tổ chức tín dụng khác hoặc cho các tổ chức phát hành thẻ…
d.Kiểm soát rủi ro
Quá trình phát triển hoạt động kinh doanh thẻ luôn đi kèm với những rủi ro phát sinh. Khi các Ngân hàng đạt ra các mục tiêu phát triển cũng đồng thời đặt ra các mục tiêu kiểm soát rủi ro.
1.2.3. Công tác tổ chức hoạt động kinh doanh thẻ của ngân hàng thƣơng mại
a.Cơ sở pháp lý
Các tổ chức phát hành và thanh toán thẻ thực hiện theo các hợp đồng đƣợc ký kết giữa ngân hàng thƣơng mại trong nƣớc với các tổ chức thẻ quốc tế, các quy định và luật lệ hiện hành của Ngân hàng Nhà nƣớc, các tổ chức thẻ quốc tế và luật lệ quốc gia.
Một hành lang pháp lý đầy đủ, hoàn thiện sẽ tạo ra một môi trƣờng kinh doanh thuận lợi cho hoạt động kinh doanh thẻ. Khuôn khổ pháp lý đó đƣợc thể hiện thông qua các quy chế, quy định cụ thể về lĩnh vực kinh doanh thẻ.
b.Cơ cấu tổ chức kinh doanh thẻ
Phòng quản lý thẻ Hội sở chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động kinh doanh mảng thẻ trên toàn hệ thống: ký kết hợp đồng với các tổ chức thẻ quốc tế, nghiên cứu sản phẩm, nhu cầu khách hàng, chƣơng trình khuyến mãi phù hợp với thị trƣờng.
Bộ phận thẻ tại các chi nhánh đảm nhiệm kinh doanh thẻ, phát triển thẻ thanh toán, phát triển hệ thống ATM, phát triển và kinh doanh các đơn vị chấp nhận thẻ, phát triển các chƣơng trình khuyến mãi và thực hiện các chƣơng trình ƣu đãi cho thẻ.
c.Quy trình thực hiện kinh doanh thẻ
Hoạt động thanh toán thẻ bao gồm hoạt động marketing, phát hành thẻ, thanh toán thẻ, quản lý rủi ro.