6. Tổng quan tài liệu
1.1.1. Một số khái niệm
a. Khái niệm công nghiệp
Công nghiệp, là một bộ phận của nền kinh tế, là lĩnh vực sản xuất hàng hóa vật chất mà sản phẩm đƣợc "chế tạo, chế biến" cho nhu cầu tiêu dùng hoặc phục vụ hoạt động kinh doanh tiếp theo. Đây là hoạt động kinh tế, sản xuất quy mô lớn, đƣợc sự hỗ trợ thúc đẩy mạnh mẽ của các tiến bộ công nghệ, khoa học và kỹ thuật .
Công nghiệp là ngành kinh tế thuộc lĩnh vực sản xuất vật chất. Bao gồm: - Kai thác tự nhiên: tạo ra nguyên liệu nguyên thủy.
- Sản xuất và chế biến sản phẩm của công nghiệp khai thác và nông nghiệp.
- Khôi phục giá trị sử dụng của sản phẩm. [17, tr. 7]
Theo cách phân ngành của tổng cục thống kê, công nghiệp đƣợc phân thành ba nhóm ngành: Công nghiệp khai thác, chế biến và công nghiệp điện – khí – nƣớc.
- Công nghiệp khai thác là ngành khai thác các tài nguyên thiên nhiên: Bao gồm các nguồn năng lƣợng ( dầu mỏ, khí đốt, than, ...)quặng kim loại ( sắt, thiếc, boxit) và vật liệu xây dựng (đá, cát, sỏi...). ngành này cung cấp các nguyên liệu đầu vào cho các ngành công nghiệp khác.
- Công nghiệp chế biến: Bao gồm các công nghiệp chế tạo các công cụ sản xuất (chế tạo máy, cơ khí, kỹ thuật điện và điện tử), công nghệ sản xuất vật phẩm tiêu dùng (dệt-may, chế biến thực phẩm – đồ uống, chế biến gỗ
giấy, chế biến thủy tinh – sành sứ) và công nghiệp sản xuất đối tƣợng lao động (hóa chất, hóa dầu, luyện kim và vật liệu xây dựng).
- Công nghiệp điện – khí – nƣớc: Bao gồm các ngành sản xuất và phân phối các nguồn điện (thủy điện và nhiệt điện), gas – khí đốt và nƣớc[2, tr 284].
Đối tƣợng của sản xuất công nghiệp chủ yếu là các tài nguyên khoáng sản, tài nguyên rừng biển và các sản phẩm do nông nghiệp sản xuất ra. Các đối tƣợng lao động của quá trình sản xuất công nghiệp sau mỗi chu kỳ sản xuất đƣợc thay đổi hoàn toàn về chất từ công dụng cụ thể này chuyển sang các sản phẩm có công dụng cụ thể khác, hoặc một loại nguyên liệu sau quá trình sản xuất có thể tạo ra nhiều loại sản phẩm có các công dụng khác nhau.
Sản phẩm công nghiệp có khả năng đáp ứng nhiều loại nhu cầu ở các trình độ và đòi hỏi tiêu dùng ngày càng cao của xã hội. Sản xuất công nghiệp là họat động sản xuất duy nhất tạo ra các sản phẩm thực hiện chức năng là các tƣ liệu lao động trong các ngành kinh tế. Đặc trƣng này cho thấy vị trí chủ đạo của công nghiệp trong nền kinh tế là một tất yếu khách quan, xuất phát từ bản chất của quá trình sản xuất đó. Do đặc điểm về mặt kỹ thuật sản xuất nên trong quá trình phát triển công nghiệp lu n là ngành có điều kiện phát triển về kỹ thuật, tổ chức sản xuất, lực lƣợng sản xuất nên quan hệ sản xuất có tính tiên tiến hơn; cần phân c ng lao động ngày càng sâu để thúc đẩy phát triển nền sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp.
b. Khái niệm phát triển công nghiệp
Theo lý thuyết của kinh tế học phát triển, tăng trƣởng kinh tế là một phạm trù diễn tả động thái biến đổi về mặt lƣợng của chủ thể kinh tế. Tăng trƣởng kinh tế kh ng đồng nghĩa với phát triển kinh tế. Tăng trƣởng kinh tế là sự gia tăng về quy m sản lƣợng của nền kinh tế (GDP) hay sản lƣợng của
nền kinh tế tính trên đầu ngƣời trong một thời gian nhất định, thƣờng đƣợc phản ánh qua mức tăng trƣởng và tỉ lệ tăng trƣởng trên đầu ngƣời 2, tr. 7-8].
Phát triển kinh tế có nội dung phản ánh rộng hơn so với khái niệm tăng trƣởng kinh tế. Ngoài việc bao hàm quá trình gia tăng về mặt lƣợng, phát triển còn phản ánh những biến đổi về mặt chất của nền kinh tế; trƣớc hết là sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa cùng một số tiêu chí nhƣ: thu nhập, trình độ của ngƣời lao động, trình độ ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, bảo vệ m i trƣờng…
Phát triển công nghiệp là sự gia tăng về số lƣợng và chất lƣợng tăng trƣởng công nghiệp gắn với việc chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo hƣớng tiến bộ, hợp lý. Về mặt lƣợng thể hiện ở sự gia tăng qui m các yếu tố đầu vào nhƣ vốn, lao động, kỹ thuật, số lƣợng cơ sở sản uất...từ đó gia tăng kết quả đầu ra của lĩnh vực c ng nghiệp. Về mặt chất thể hiện ở việc sử dụng có hiệu quả các yếu tố nguồn lực, gia tăng mức đóng góp của công nghiệp trong cơ cấu giá trị sản phẩm, thu nhập ngƣời lao động ngày càng tăng…Để phát triển công nghiệp, có 02 con đƣờng đó là phát triển theo chiều rộng và phát triển theo chiều sâu.
Quá trình phát triển công nghiệp thƣờng mang những đặc điểm chủ yếu sau:
Thứ nhất, phát triển công nghiệp có trình độ tập trung hoá, chuyên môn hoá và hợp tác hoá rất cao.
Sản xuất công nghiệp, trừ các ngành công nghiệp khai thác khoáng sản, khai thác gỗ, kh ng đòi hỏi những không gian rộng lớn. Tính chất tập trung thể hiện rõ ở việc tập trung tƣ liệu sản xuất, nhân công và sản phẩm. Trên một diện tích nhất định, có thể xây dựng nhiều xí nghiệp, thu hút nhiều lao động và tạo ra một khối lƣợng lớn sản phẩm. Tập trung hoá sản xuất giúp cho công
nghiệp có điều kiện phát huy hiệu quả kinh tế theo qui mô nhờ giảm chi phí cố định trên một đơn vị sản phẩm sản xuất và tiêu thụ.
Công nghiệp cũng là tập hợp của hệ thống nhiều phân ngành nhƣ khai thác, điện lực, luyện kim, chế tạo máy, hoá chất, thực phẩm… Các ngành nàykết hợp chặt chẽ với nhau trong quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm. Trong từng ngành công nghiệp, quy trình sản xuất cũng hết sức chi tiết, chặt chẽ. Chính vì vậy các hình thức chuyên môn hoá, hợp tác hoá có vai trò đặc biệt trong sản xuất công nghiệp. Chuyên môn hoá và hợp tác hoá mang tính toàn cầu hiện nay khiến cho mỗi quốc gia có thể lựa chọn một số loại sản phẩm hay một số khâu nhất định trong sản xuất sản phẩm hoặc một số chi tiết, bộ phận nhất định của sản phẩm... để tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu trong việc sản xuất một loại sản phẩm nhất định.
Thứ hai, phát triển công nghiệp đòi hỏi tiêu thụ các nguồn lực đầu vào lớn.
Do có thể phát triển với qui mô lớn nên công nghiệp là ngành tiêu thụ các nguồn lực đầu vào lớn. Tuỳ theo trình độ tập trung hoá sản xuất, đặc điểm sử dụng các nguồn lực đầu vào của các ngành công nghiệp chuyên môn hoá và trình độ công nghệ sản xuất mà mô hình tiêu thụ các nguồn lực đầu vào khác nhau. Những ngành công nghiệp may, giày dép, chế biến nông lâm thuỷ sản là những ngành sử dụng nhiều lao động, tốn ít vốn, trong khi các ngành công nghiệp i măng, sắt thép, lọc và hoá dầu.... lại là những ngành sử dụng nhiều vốn, ít lao động. Các ngành khai thác và chế biến các sản phẩm thô là ngành sử dụng nhiều tài nguyên hơn là các ngành c ng nghiệp chế biến có độ chế biến sâu hơn. Nhƣ vậy, việc lựa chọn cơ cấu các ngành công nghiệp chuyên môn hoá có ảnh hƣởng lớn đến việc thu hút và sử dụng các nguồn lực sản xuất của quốc gia.
Thứ ba, phát triển công nghiệp gắn liền với quá trình đổi mới nâng cao trình độ khoa học công nghệ.
Từ việc bắt đầu sản xuất các sản phẩm công nghiệp bằng những công cụ thủ công và những phƣơng pháp c ng nghệ đơn giản, ngƣời lao động tích lũy dần kinh nghiệm, cải tiến, sáng chế ra những công cụ và phƣơng pháp sản xuất có trình độ cao hơn. Đến lƣợt nó, những cải tiến, sáng chế về công nghệ, kỹ thuật lại thúc đẩy sản xuất công nghiệp phát triển với quy mô lớn và tốc độ nhanh hơn, sản xuất các sản phẩm có trình độ ngày càng tiên tiến hiện đại. Xu hƣớng chung là trình độ công nghệ của sản xuất công nghiệp luôn không ngừng đƣợc đổi mới, nâng lên trình độ hiện đại. Điều này xuất phát từ trình độ phát triển khoa học công nghệ nói chung và trong công nghiệp nói riêng cũng nhƣ những yêu cầu của thực tế sản xuất và đời sống xã hội, trực tiếp là yêu cầu nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả của sản xuất công nghiệp.
Thứ tư, công nghiệp có thể phát triển trên mọi vùng lãnh thổ.
Các ngành công nghiệp do điều kiện sản xuất ít phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, nên có thể phân bố trên mọi vùng không gian lãnh thổ (ngoại trừ các ngành công nghiệp khai khoáng đòi hỏi cần phải gắn liền với các mỏ khoáng sản đƣợc phân bố theo tự nhiên). Đây là điều kiện thuận lợi để trong qui hoạch phát triển công nghiệp có thể giải bài toán phát triển công nghiệp gắn với yêu cầu về hiệu quả kinh tế - xã hội và m i trƣờng.
Thứ năm, phát triển công nghiệp gắn liền với việc phát thải lớn.
Sản xuất công nghiệp luôn luôn là một quá trình bao gồm hai mặt. Một mặt, đó là quá trình khai thác và chế biến các nguồn tài nguyên thiên nhiên, mặt khác, đó cũng là quá trình phát thải. Việc phát thải nảy sinh không chỉ từ bản thân quá trình sản xuất công nghiệp, mà còn từ việc tiêu dùng các sản phẩm công nghiệp.
Thứ sáu, phát triển công nghiệp là quá trình nảy sinh nhiều vấn đề trực tiếp liên quan đến kinh tế - xã hội - môi trường; đến lợi ích kinh tế của nhiều bên: Chủ doanh nghiệp - Ngƣời lao động - Dân địa phƣơng sống gần doanh nghiệp - Nhà nƣớc.
Doanh nghiệp sản xuất công nghiệp vừa là đơn vị kinh tế; vừa là đơn vị xã hội tập trung một lực lƣợng lao động tƣơng đối lớn; vừa là nơi sử dụng tài nguyên thiên nhiên và phát thải. Mục tiêu tối đa hoá lợi ích của chủ doanh nghiệp có thể gây ra cách nhìn nhận và cách giải quyết phiến diện không đúng với trách nhiệm pháp lý của mình đối với ngƣời lao động (những vấn đề liên quan đến tiền lƣơng và bảo hiểm xã hội, chế độ làm việc, điều kiện vệ sinh, sức khoẻ và an toàn lao động, chế độ nhà ở và các lợi ích chính đáng khác...); thiếu trách nhiệm xã hội trong bảo vệ m i trƣờng, ảnh hƣởng tiêu cực đến thu nhập và điều kiện sống của nhân dân địa phƣơng; thiếu trách nhiệm trong việc thực thi nghĩa vụ với nhà nƣớc gây tổn hại nghiêm trọng đến PTBV...
Thứ bảy, phát triển công nghiệp có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy nông nghiệp phát triển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Công nghiệp là ngành kinh tế đƣợc tách ra từ nông nghiệp do sự phát triển của lực lƣợng sản xuất và phân c ng lao động xã hội. Công nghiệp phát triển trƣớc hết sẽ mở rộng thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Công nghiệp chế biến các sản phẩm của nông nghiệp để nâng cao giá trị của sản phẩm nông nghiệp, qua đó nâng cao khả năng tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp không chỉ ở thị trƣờng trong nƣớc mà còn mở rộng tiêu thụ ở thị trƣờng nƣớc ngoài. Mặt khác, công nghiệp cung cấp các yếu tố “đầu vào” cần thiết để nâng cao trình độ công nghệ sản xuất nông nghiệp, nhờ đó, nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành và nâng cao chất lƣợng sản phẩm nông nghiệp, tăng năng lực cạnh tranh của các sản phẩm nông nghiệp.