ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI TỈNH QUẢNG NGÃI

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh quảng ngãi (Trang 46 - 50)

6. Tổng quan tài liệu

2.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI TỈNH QUẢNG NGÃI

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên

- Về vị trí địa lý:

Tỉnh Quảng Ngãi nằm ở duyên hải Nam Trung Bộ, có tọa độ địa lý 14o32’ - 15o25’ vĩ Bắc, 108o06’ - 109o04’ kinh Đ ng; phía bắc giáp tỉnh Quảng Nam trên ranh giới các huyện Bình Sơn, Trà Bồng và Tây Trà; phía nam giáp tỉnh Bình Định trên ranh giới các huyện Đức Phổ, Ba Tơ; phía tây, tây bắc giáp tỉnh Quảng Nam và tỉnh Kon Tum trên ranh giới các huyện Tây Trà, Trà Bồng, Sơn Tây và Ba Tơ; phía tây nam giáp tỉnh Gia Lai trên ranh giới huyện Ba Tơ; phía đ ng giáp biển Đ ng.

Tỉnh Quảng Ngãi có diện tích tự nhiên 5.131,5km2, bằng 1,7% diện tích tự nhiên cả nƣớc, bao gồm 14 huyện, thành phố, trong đó có 1 thành phố, 6 huyện đồng bằng ven biển, 6 huyện miền núi và 1 huyện đảo.

Tỉnh Quảng Ngãi có vị trí chiến lƣợc, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung Việt Nam, có các vùng kinh tế rõ rệt: miền núi, đồng bằng đ thị và ven biển hải đảo, có thể đầu tƣ phát triển cả nông nghiệp, công nghiệp, du lịch dịch vụ và kinh tế biển đảo.

Quảng Ngãi có chiều dài bờ biển 130km, là nơi có nhiều tiềm năng phát triển du lịch, các bãi biển Bình Châu, Mỹ Khê, Sa Huỳnh,… Bãi biển Bình Châu là một trong những bãi biển đẹp nhất Việt Nam; huyện đảo Lý Sơn cùng với Bình Châu, có đủ điều kiện để đề nghị UNESCO công nhận là công viên địa chất toàn cầu. Khu vực núi Cà Đam cách thành phố Quảng Ngãi 65 km về phía Tây, có độ cao 1.431m so với mực nƣớc biển, quanh năm khí hậu mát

mẻ, nhiệt độ trung bình 21oC, nơi đây hội đủ điều kiện phát triển du lịch sinh thái, đồng thời sản xuất đƣợc các loại nông lâm sản, rau, củ, quả n đới.

- Về đất đai:

Đất đai trong địa bàn tỉnh đƣợc chia làm 9 nhóm đất chính với 25 đơn vị đất và 68 đơn vị đất phụ. Các nhóm đất chính là cồn cát, đất cát ven biển, đất mặn, đất phù sa, đất giây, đất ám, đất đỏ vàng, đất đen, đất nứt nẻ, đất xói mòn trơ trọi đá. Trong đó, nhóm đất xám có vị trí quan trọng với hơn 74,65% diện tích đất tự nhiên, thích hợp với cây công nghiệp dài ngày, cây đặc sản, dƣợc liệu, chăn nu i gia súc và nhóm đất phù sa thuộc hạ lƣu các s ng chiếm 19,3% diện tích đất tự nhiên, thích hợp với trồng lúa, cây công nghiệp ngắn ngày, rau đậu… Đất Quảng Ngãi có thành phần cơ giới nhẹ, hơi chặt, thích hợp với trồng mía và các cây công nghiệp ngắn ngày.

- Về khoáng sản:

Quảng Ngãi phong phú các loại khoáng sản kim loại, phi kim loại; nhiều mỏ,...

+ Khoáng sản kim loại ở Quảng Ngãi có quặng sắt, nh m, đồng, arsen, wolfram, molybden và vàng, nhƣng với quy mô nhỏ. Quặng sắt ở có nguồn phong hóa từ các đá biến chất, phân bố ở núi Vân Bân, núi Võng, núi Đồi và núi Khoáng thuộc huyện Mộ Đức. Thân quặng có dạng lớp phủ và lộ trên bề mặt. Quặng nhôm là loại quặng bauxit laterit, có nguồn gốc phong hóa từ bazan Neogen, Neogen - Đệ tứ, lộ thiên từng chỏm nhỏ, quy mô nhỏ, chất lƣợng trung bình. Ở Quảng Ngãi đã phát hiện 3 điểm quặng đồng ở suối Nùng, đèo Cóp và núi Xuân Thu thuộc ã Sơn Kỳ, huyện Sơn Hà. Quặng hóa arsen đi với các mạch hệ thạch anh nhỏ, phân bố theo các đới cà nát, đứt gãy kiến tạo phƣơng tây bắc - đ ng nam hoặc kinh tuyến trong nhiều loại đá khác nhau nhƣ trầm tích biến chất (xã Trà Thủy), granitogneis phức hệ Chu Lai (xã Trà Giang) và granit phức hệ Bà Nà (núi Xuân Thu)

+ Khoáng sản phi kim loại của Quảng Ngãi khá phong phú, có nhiều loại có giá trị nhƣ đá quý - bán quý, nguyên liệu sứ, nguyên liệu chịu lửa, nguyên liệu kỹ thuật và nguyên liệu phân bón. Các khoáng sản đá quý - bán quý vùng Quảng Ngãi ít phổ biến, đã phát hiện có rubi sa khoáng, thân cây silic hóa và cát kết tạc tƣợng trong hệ tầng Bình Sơn.

+ Vật liệu xây dựng: Các tài liệu điều tra nghiên cứu địa chất, khoáng sản đã phân vật liệu xây dựng vùng Quảng Ngãi ra 2 loại hình: vật liệu xây dựng tự nhiên và nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng.Vật liệu xây dựng tự nhiên rất phong phú và đa dạng, đã phát hiện 1 mỏ lớn cát kết; 8 mỏ lớn và 4 mỏ vừa granitoid; 5 điểm đá gabro; 3 mỏ lớn, 3 mỏ vừa, 4 mỏ nhỏ đá bazan; 2 mỏ lớn và 2 mỏ nhỏ laterit; 5 mỏ cát, sạn, sỏi, cuội. Tổng trữ lƣợng 18.870.000m3 cát, 46.160.500m3 cuội, sỏi. Quy mô mỏ lớn. Các nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng vùng Quảng Ngãi đƣợc đánh giá khá phong phú, đã phát hiện các mỏ sét gạch ngói, puzơlan, đá v i và đá v i san h .

- Về khí hậu:

Việt Nam nói chung, Quảng Ngãi nói riêng nằm ở trung tâm khu vực "Châu Á gió mùa", là nơi chịu ảnh hƣởng luân phiên của nhiều luồng không khí có nguồn gốc khác nhau tràn tới. Do vị trí địa lý và điều kiện địa hình khác nhau ở mỗi địa phƣơng, nên hệ quả khí hậu do hoàn lƣu gây ra cũng khác nhau rõ rệt. Hệ thống khí áp chính chi phối thời tiết bao gồm các trung tâm khí áp vĩnh cửu và các trung tâm khí áp hoạt động theo mùa.

Nằm trong vành đai nhiệt đới Bắc Bán Cầu, Quảng Ngãi có nền nhiệt độ cao và ít biến động trong năm.

Tổng lƣợng mƣa trung bình năm phổ biến ở đồng bằng từ 2.200 - 2.500mm, ở trung du, thung lũng thấp và vùng núi từ 3.000 - 3.600mm, vùng đồng bằng ven biển phía nam dƣới 2.000mm.

Độ ẩm tƣơng đối trung bình năm ở các vùng có giá trị xấp xỉ 85%, nhìn chung độ ẩm trong năm khá đồng đều trên các vùng của tỉnh. Trong mùa mƣa, vùng hải đảo có độ ẩm thấp hơn vùng đồng bằng. Phân bố không gian của độ ẩm tƣơng đối thể hiện quy luật chung là tăng theo địa hình và độ cao của địa hình. Vùng núi phía tây là nơi có độ ẩm cao nhất 90 - 92%. Vào giai đoạn đầu và giữa mùa khô, khi phần lớn các nơi khác trong tỉnh độ ẩm giảm dần và xuống dƣới 85%, thì ngƣợc lại vùng hải đảo độ ẩm tăng cao đến 90%.

- Về động - thực vật:

Quảng Ngãi là tỉnh có địa thế chủ yếu là núi đồi, dải đồng bằng hẹp, với địa hình nghiêng từ tây sang đ ng. Các dãy núi trong vùng có độ cao trên 300m hình thành nhiều đỉnh, với sƣờn núi hƣớng về các phía khác nhau, tạo nên nhiều vùng tiểu khí hậu. Do vậy, thảm thực vật cũng có những thành phần và số lƣợng thay đổi, kéo theo sự phân bố đặc trƣng của các loài động vật.

Cấu tạo phức tạp của các dãy núi ở Quảng Ngãi đã tạo nên nhiều khe suối, từ đó hình thành nên các s ng nhỏ với lƣu tốc nƣớc lớn. Ven bờ có nhiều loại cây bụi có tính chống chịu với chu kỳ ngập nƣớc, thực vật nổi kém phát triển, nên khu hệ động vật ở đây chủ yếu gặp các nhóm động vật bậc cao, những loài thích nghi với đời sống bơi lội giỏi hoặc hình thành giác bám để chống chịu với dòng nƣớc chảy xiết.

Rừng Quảng Ngãi hiện tại chủ yếu là rừng trung bình và rừng nghèo (phân loại theo trữ lƣợng gỗ) hoặc rừng tái sinh. Chỉ có một số diện tích rừng nguyên sinh và rừng già thứ sinh (rừng giàu) ít bị tác động của con ngƣời phân bố ở vùng núi cao, độ dốc lớn. Trong rừng có nhiều loài gỗ quý nhƣ: gõ, sơn, chò, giổi, lim, kiền, táu, quao, sao, trắc; có nhiều loại mây, tre, nứa, song, lá nón là những sản phẩm cung cấp nguyên liệu cho tiểu thủ công nghiệp; có các loại cây thuốc nhƣ: sa nhân, hà thủ ô, thiên niên kiện, ngũ gia bì.

Kết quả nghiên cứu về tính đa dạng loài thực vật ở Quảng Ngãi cho thấy mức độ đa dạng loài thực vật ở mức khá cao.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh quảng ngãi (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)