Đặc điểm của sản xuất công nghiệp

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh quảng ngãi (Trang 31 - 32)

6. Tổng quan tài liệu

1.1.2. Đặc điểm của sản xuất công nghiệp

- Tính chất hai giai đoạn của quá trình sản xuất

Quá trình sản xuất công nghiệp thƣờng đƣợc chia thành 2 giai đoạn: giai đoạn tác động vào đối tƣợng lao động để tạo ra nguyên liệu và giai đoạn chế biến các nguyên liệu thành tƣ liệu sản xuất hoặc sản phẩm tiêu dùng. Tất nhiên, trong mỗi giai đoạn lại bao gồm nhiều c ng đoạn sản xuất phức tạp và chúng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau.

Tính chất hai giai đoạn của quá trình sản xuất công nghiệp là do đối tƣợng lao động của nó đa phần không phải sinh vật sống, mà là các vật thể của tự nhiên, thí dụ nhƣ khoáng sản nằm sâu trong lòng đất hay dƣới đáy biển. Con ngƣời phải khai thác chúng để tạo ra nguyên liệu, rồi chế biến nguyên liệu đó để tạo nên sản phẩm.

- Sản xuất công nghiệp có khả năng thực hiện chuyên môn hoá sản xuất sâu và hiệp tác hoá sản xuất rộng

Do hai giai đoạn của sản xuất công nghiệp không phải theo trình tự bắt buộc nhƣ n ng nghiệp, mà có thể tiến hành đồng thời và thậm chí cách xa nhau về mặt không gian. Bởi vì sản xuất công nghiệp chủ yếu là quá trình tác động cơ, lý, hoá trực tiếp vào giới tự nhiên để lấy ra và biến đổi các vật thể tự nhiên thành các sản phẩm cuối cùng phục vụ cho nhân loại. Do đó, trong sản xuất công nghiệp, các nhà sản xuất có thể lựa chọn mức độ chuyên môn hoá phù hợp.

- Sản xuất công nghiệp có xu hướng phân bố ngày càng tập trung cao độ theo lãnh thổ

Phân bố tập trung theo lãnh thổ là quy luật phát triển của sản xuất công nghiệp thể hiện ở quy mô xí nghiệp và mật độ sản xuất các xí nghiệp công nghiệp trên một đơn vị lãnh thổ. Tính tập trung theo lãnh thổ của sản xuất công nghiệp có nhiều ƣu điểm, song cũng có nhiều nhƣợc điểm.

Công nghiệp phân bố tập trung theo lãnh thổ hình thành những điểm công nghiệp, khu công nghiệp, vùng công nghiệp sẽ tạo ra những điều kiện thuận lợi để thực hiện chuyên môn hoá sản xuất và hiệp tác hoá sản xuất, khai thác sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên, tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản xuất, đƣa lại hiệu quả kinh tế xã hội cao. Tuy nhiên nếu quy mô tập trung công nghiệp theo lãnh thổ quá mức,vƣợt quá sức chứa của lãnh thổ, sẽ gây ra rất nhiều khó khăn đó là: làm hình thành những khu công nghiệp lớn, những trung tâm dân cƣ đ ng đúc, những thành phố khổng lồ, tạo sức ép lớn lên hệ thống cơ sở hạ tầng, gây khó khăn phức tạp cho tổ chức, quản lý xã hội và m i trƣờng. Vì vậy cần nghiên cứu toàn diện những điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội trong từng địa phƣơng; từng vùng cũng nhƣ trên lãnh thổ cả nƣớc để lựa chọn quy mô phân bố công nghiệp cho phù hợp.

- Đặc điểm công nghệ sản xuất: công nghệ sản xuất trong công nghiệp do con ngƣời tạo ra. Quá trình tạo ra sản phẩm công nghiệp đƣợc thực hiện thông qua hệ thống máy móc, thiết bị với đội ngũ c ng nhân có trình độ tay nghề cao. Khi công nghệ ngày càng đƣợc cải tiến, hiện đại thì đổi hỏi trình độ lao động phải tăng theo và ngƣợc lại.

- Đặc điểm về sự biến đổi các đối tượng lao động: sau mỗi chu kỳ sản xuất từ một nguồn nguyên liệu với những công nghệ khác nhau có thể tạo ra nhiều sản phẩm với nhiều công dụng khác nhau; cùng một sản phẩm có thể tạo ra nhiều mẫu mã, kiểu dáng khác nhau. Đây là tính ƣu việt của sản xuất công nghiệp.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh quảng ngãi (Trang 31 - 32)