Hình thức tổ chức sản xuất

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh quảng ngãi (Trang 39)

6. Tổng quan tài liệu

1.2.4. Hình thức tổ chức sản xuất

Công nghiệp có nhiều hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh nhƣng chủ yếu là: doanh nghiệp Nhà Nƣớc, doanh nghiệp tƣ nhân, c ng ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài,...

Tiêu chí phản ảnh:

- Số lƣợng, tỷ trọng của các loại hình sản xuất công nghiệp. - Tốc độ tăng trƣởng của các loại hình sản xuất công nghiệp.

1.2. . Phát triển thị trƣờng tiêu thụ

Đối với các cơ sở sản xuất thì việc ác định thị trƣờng đầu ra của sản phẩm là khâu vô cùng quan trọng, sự tồn tại của cơ sở sản xuất phụ thuộc vào việc hàng hoá của doanh nghiệp có bán đƣợc không.

Thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm chi phối các khâu nghiệp vụ khác. Hoạt động sản xuất kinh doanh đòi hỏi phải đƣợc diễn ra liên tục và nhịp nhàng, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh đƣợc đánh giá bởi nhiều nhân tố, trong đó tốc độ quay vòng của vốn phụ thuộc vào tốc độ tiêu thụ của sản phẩm vì vậy nếu sản phẩm có thị trƣờng tiêu thụ( hay có đầu ra) tốt thì làm cho vòng quay vốn giảm.

Thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm tạo ra mối gắn kết giữa ngƣời tiêu dùng và nhà sản xuất. Sản phẩm sản xuất ra bán đƣợc sẽ góp phần nâng cao uy tín của cơ sở củng cố vị trí và thế lực của doanh nghiệp trên thị trƣờng.

Tiêu chí phản ánh:

- Thị trƣờng đầu ra chủ yếu

- Kênh tổ chức tiêu thụ sản phẩm.

1.2.6. Gia tăng kết quả sản xuất công nghiệp

Kết quả sản xuất kinh doanh phản ánh hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp, đo lƣờng khả năng đóng góp vào phát triển công nghiệp và chất lƣợng tăng trƣởng công nghiệp.

Nhóm chỉ tiêu phản ánh gia tăng kết quả sản xuất kinh doanh công nghiệp:

- Giá trị sản xuất công nghiệp: thƣờng đƣợc dùng để đo lƣờng toàn bộ kết quả sản xuất công nghiệp trong một thời kỳ nhất định. Giá trị sản xuất công nghiệp đƣợc tính theo giá cố định và giá hiện hành. Tốc độ tăng trƣởng giá trị sản xuất công nghiệp đƣợc tính bằng giá cố định.

- Giá trị gia tăng hay giá trị tăng thêm (VA) ngành c ng nghiệp là chỉ tiêu cốt lõi phản ánh tăng trƣởng về sản lƣợng công nghiệp, đồng thời là chỉ tiêu định lƣợng để phản ánh chất lƣợng tăng trƣởng. Giá trị gia tăng là một bộ phận của giá trị sản xuất (GO) và chi phí trung gian (IC) gồm : thu nhập của ngƣời lao động từ sản xuất, thuế sản xuất, khấu hao tài sản cố định và thặng dƣ sản xuất. Mối quan hệ giữa VA, GO, IC đƣợc biểu diễn nhƣ sau: VA=GO- IC; theo cách tính trên thì VA tỉ lệ thuận với GO và tỉ lệ nghịch với IC.

- Số lƣợng, sản lƣợng sản phẩm công nghiệp: phản ánh quy m , tính đa dạng trong sản xuất sản phẩm công nghiệp.

1.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG TỚI SỰ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP NGHIỆP

1.3.1. Điều kiện tự nhiên

Vị trí địa lý bao gồm vị trí tự nhiên, vị trí kinh tế, giao thông, chính trị. Tất cả những yếu tố thuộc về điều kiện tự nhiên vừa tạo điều kiện thuận lợi vừa tạo sức ép đối với việc phát triển công nghiệp. Đặc điểm của nƣớc ta ở nơi nào cũng có tài nguyên, nguyên liệu để có thể khai thác phục vụ cho sản xuất công nghiệp.

Vị trí địa lý tác động rất lớn tới việc lựa chọn địa điểm xây dựng xí nghiệp cũng nhƣ phân bố các ngành công nghiệp và các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp. Có thể thấy rõ hầu hết các cơ sở công nghiệp ở các quốc gia trên thế giới đều đƣợc bố trí ở những khu vực có vị trí thuận lợi nhƣ gần các trục đƣờng giao thông huyết mạch, gần sân bay, bến cảng, gần nguồn nƣớc, khu vực tập trung đ ng dân cƣ..

Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đƣợc coi là tiền đề vật chất không thể thiếu đƣợc để phát triển và phân bố công nghiệp. Nó ảnh hƣởng rõ rệt đến việc hình thành và ác định cơ cấu ngành công nghiệp. Một số ngành công nghiệp nhƣ khai khoáng, luyện kim, vật liệu xây dựng, công nghiệp chế

biến nông- lâm- thuỷ hải sản phụ thuộc nhiều vào tài nguyên thiên nhiên. Số lƣợng, chất lƣợng, phân bố và sự kết hợp của chúng trên lãnh thổ có ảnh hƣởng rõ rệt đến tình hình phát triển và phân bố của nhiều ngành công nghiệp.

Các nhân tố tự nhiên khác cũng có tác động tới sự phát triển và phân bố công nghiệp nhƣ đất đai, tài nguyên sinh vật biển:

+ Về mặt tự nhiên, đất ít có giá trị đối với công nghiệp. Suy cho cùng, đây chỉ là nơi để xây dựng các xí nghiệp công nghiệp, các khu vực tập trung công nghiệp. Quỹ đất dành cho công nghiệp và các điều kiện về địa chất công trình ít nhiều có ảnh hƣởng tới qui mô hoạt động và vốn kiến thiết cơ bản.

+ Tài nguyên sinh vật và tài nguyên biển cũng có tác động tới sản xuất công nghiệp. Rừng và hoạt động lâm nghiệp là cơ sở cung cấp vật liệu xây dựng (gỗ, tre, nứa…), nguyên liệu cho các ngành công nghiệp giấy, chế biến gỗ và các ngành tiểu thủ công nghiệp (tre, song, mây, giang, trúc…), dƣợc liệu cho công nghiệp dƣợc phẩm.

Sự phong phú của nguồn thuỷ, hải sản với nhiều loại động, thực vật dƣới nƣớc có giá trị kinh tế là cơ sở để phát triển ngành công nghiệp chế biến thuỷ hải sản.

Ngoài các dạng tài nguyên biển khác nhƣ dầu mỏ, khí đốt,.v.v. đƣợc con ngƣời biết đến và khai thác từ lâu, thì cùng với sự tiến bộ của khoa học thăm dò, khai thác con ngƣời ngày càng phát hiện nhiều hơn các loại khoáng sản, năng lƣợng từ đại dƣơng nhƣ năng lƣợng sóng, năng lƣợng thuỷ triều để tạo ra điện, hay các dạng kim loại quý nằm dƣới đáy biển là cơ hội, tiềm năng để phát triển các ngành công nghiệp mới trong tƣơng lai.

1.3.2. Điều kiện kinh tế

* Tình hình phát triển kinh tế

Sự phát triển của công nghiệp không thể tách rời với sự phát triển của kinh tế khu vực và kinh tế cả nƣớc. Vì sự phát triển kinh tế chính là sự phát triển của tất cả các ngành nghề, các lĩnh vực. Và trong quá trình phát triển kinh tế, sự phát triển của ngành này sẽ tạo điều kiện, tiền đề cho sự phát triển của các ngành nghề khác. Chẳng hạn nông nghiệp phát triển, sản phẩm nông nghiệp đƣợc tạo ra với năng suất cao, chất lƣợng đảm bảo sẽ làm nguyên liệu đầu vào cực kì tốt cho ngành công nghiệp chế biến.

* Cơ sở hạ tầng

Nếu kết cấu hạ tầng kém yếu kém có thể sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy, kiềm hãm sự phát triển của công nghiệp. Khi đó, chúng ta sẽ rất khó khăn trong việc phát triển các vùng nguyên liệu tập trung, tăng chi phí, bảo quản, làm giảm chất lƣợng hàng hóa, khó khăn trong c ng tác bảo vệ m i trƣờng, giảm tính hấp dẫn về m i trƣờng đầu tƣ, khó khăn trong thu hút vốn đầu tƣ từ đó ảnh hƣởng đến việc mở rộng quy m cũng nhƣ phát triển của công nghiệp.

1.3.3. Điều kiện xã hội

* Dân số và lao động

Dân cƣ và nguồn lao động là nhân tố quan trọng hàng đầu cho sự phát triển và phân bố công nghiệp, đƣợc em ét dƣới hai góc độ sản xuất và tiêu thụ. Lao động đáp ứng đầy đủ về số lƣợng và chất lƣợng sẽ có tác dụng tích cực trong quá trình phát triển của công nghiệp. Cơ cấu dân số hợp lý sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong phát triển nguồn nhân lực. Nơi nào có nguồn lao động dồi dào thì ở đó có khả năng để phân bố và phát triển các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động nhƣ dệt- may, giày- da, công nghiệp thực phẩm. Những nơi có đội ngũ lao động kỹ thuật cao và đ ng đảo công nhân lành nghề thƣờng gắn với các ngành công nghiệp hiện đại, đòi hỏi hàm lƣợng

công nghệ và chất xám cao trong sản phẩm nhƣ kỹ thuật điện, điện tử- tin học, cơ khí chính ác…

Quy m , cơ cấu và thu nhập của dân cƣ có ảnh hƣởng lớn đến quy mô và cơ cấu của nhu cầu tiêu dùng. Đó cũng là cơ sở để phát triển các ngành công nghiệp, nhất là các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng để đáp ứng nhu cầu ngày càng phát triển của dân cƣ. Bên cạnh đó, phong tục tập quán, lịch sử truyền thống cũng ảnh hƣởng rất lớn đến phát triển công nghiệp mỗi quốc gia nói chung và từng địa phƣơng nói riêng. Khi tập quán và nhu cầu tiêu dùng thay đổi sẽ làm biến đổi về quy m và hƣớng chuyên môn hoá của các ngành và xí nghiệp công nghiệp. Từ đó dẫn đến sự mở rộng hay thu hẹp của không gian công nghiệp cũng nhƣ cơ cấu ngành của nó.

* Văn hóa, truyền thống

Thực tế cho thấy nơi nào có trình độ văn hóa cao nơi ấy dễ dàng sử dụng các tiến bộ kỹ thuật, sản phẩm làm ra có năng suất cao và ngƣợc lại. Truyền thống cũng là nhân tố tác động đến sự phát triển của công nghiệp. Địa phƣơng nào có truyền thống phát triển ngành nghề, tƣơng trợ lẫn nhau, yêu nghề nghiệp…thƣờng sẽ dễ dàng phát triển kinh tế trong đó có phát triển công nghiệp.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nƣớc do Đảng và Nhà nƣớc ta khởi ƣớng đã và đang đạt đƣợc những thành tựu đáng khích lệ, nổi bật là trên lĩnh vực phát triển công nghiệp. Công nghiệp là một trong những ngành sản xuất quan trọng, tạo động lực và định hƣớng cho các ngành kinh tế khác. Để bắt đầu cho quá trình nghiên cứu, chƣơng này đã trình bày về những vấn đề mang tính chất khái quát, tổng quan về của phát triển công nghiệp.

Từ những nội dung cơ bản của phát triển công nghiệp về khái niệm, đặc điểm và vai trò của công nghiệp, luận văn đã đề xuất các tiêu chí để đánh giá phát triển công nghiệp và các yếu tố ảnh hƣởng tới sự phát triển công nghiệp. Công nghiệp chịu ảnh hƣởng của nhiều nhân tố khác nhau: nhân tố tự nhiên, tình hình phát triển kinh tế, cở sở hạ tầng, dân số, lao động, văn hóa, truyền thống,... Tùy điều kiện của mỗi địa phƣơng mà nền công nghiệp phát triển theo những hƣớng khác nhau, tạo ra những sản phẩm khác nhau mang tính đặc trƣng của địa phƣơng.

Với cơ sở lý luận và tổng quan về tình hình nghiên cứu hiện nay sẽ là nền tảng để đề tài tiếp tục nghiên cứu thực trạng phát triển và đề ra giải pháp cho phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đƣợc trình bày ở chƣơng 2 và chƣơng 3.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỈNH QUẢNG NGÃI

2.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI TỈNH QUẢNG NGÃI 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên

- Về vị trí địa lý:

Tỉnh Quảng Ngãi nằm ở duyên hải Nam Trung Bộ, có tọa độ địa lý 14o32’ - 15o25’ vĩ Bắc, 108o06’ - 109o04’ kinh Đ ng; phía bắc giáp tỉnh Quảng Nam trên ranh giới các huyện Bình Sơn, Trà Bồng và Tây Trà; phía nam giáp tỉnh Bình Định trên ranh giới các huyện Đức Phổ, Ba Tơ; phía tây, tây bắc giáp tỉnh Quảng Nam và tỉnh Kon Tum trên ranh giới các huyện Tây Trà, Trà Bồng, Sơn Tây và Ba Tơ; phía tây nam giáp tỉnh Gia Lai trên ranh giới huyện Ba Tơ; phía đ ng giáp biển Đ ng.

Tỉnh Quảng Ngãi có diện tích tự nhiên 5.131,5km2, bằng 1,7% diện tích tự nhiên cả nƣớc, bao gồm 14 huyện, thành phố, trong đó có 1 thành phố, 6 huyện đồng bằng ven biển, 6 huyện miền núi và 1 huyện đảo.

Tỉnh Quảng Ngãi có vị trí chiến lƣợc, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung Việt Nam, có các vùng kinh tế rõ rệt: miền núi, đồng bằng đ thị và ven biển hải đảo, có thể đầu tƣ phát triển cả nông nghiệp, công nghiệp, du lịch dịch vụ và kinh tế biển đảo.

Quảng Ngãi có chiều dài bờ biển 130km, là nơi có nhiều tiềm năng phát triển du lịch, các bãi biển Bình Châu, Mỹ Khê, Sa Huỳnh,… Bãi biển Bình Châu là một trong những bãi biển đẹp nhất Việt Nam; huyện đảo Lý Sơn cùng với Bình Châu, có đủ điều kiện để đề nghị UNESCO công nhận là công viên địa chất toàn cầu. Khu vực núi Cà Đam cách thành phố Quảng Ngãi 65 km về phía Tây, có độ cao 1.431m so với mực nƣớc biển, quanh năm khí hậu mát

mẻ, nhiệt độ trung bình 21oC, nơi đây hội đủ điều kiện phát triển du lịch sinh thái, đồng thời sản xuất đƣợc các loại nông lâm sản, rau, củ, quả n đới.

- Về đất đai:

Đất đai trong địa bàn tỉnh đƣợc chia làm 9 nhóm đất chính với 25 đơn vị đất và 68 đơn vị đất phụ. Các nhóm đất chính là cồn cát, đất cát ven biển, đất mặn, đất phù sa, đất giây, đất ám, đất đỏ vàng, đất đen, đất nứt nẻ, đất xói mòn trơ trọi đá. Trong đó, nhóm đất xám có vị trí quan trọng với hơn 74,65% diện tích đất tự nhiên, thích hợp với cây công nghiệp dài ngày, cây đặc sản, dƣợc liệu, chăn nu i gia súc và nhóm đất phù sa thuộc hạ lƣu các s ng chiếm 19,3% diện tích đất tự nhiên, thích hợp với trồng lúa, cây công nghiệp ngắn ngày, rau đậu… Đất Quảng Ngãi có thành phần cơ giới nhẹ, hơi chặt, thích hợp với trồng mía và các cây công nghiệp ngắn ngày.

- Về khoáng sản:

Quảng Ngãi phong phú các loại khoáng sản kim loại, phi kim loại; nhiều mỏ,...

+ Khoáng sản kim loại ở Quảng Ngãi có quặng sắt, nh m, đồng, arsen, wolfram, molybden và vàng, nhƣng với quy mô nhỏ. Quặng sắt ở có nguồn phong hóa từ các đá biến chất, phân bố ở núi Vân Bân, núi Võng, núi Đồi và núi Khoáng thuộc huyện Mộ Đức. Thân quặng có dạng lớp phủ và lộ trên bề mặt. Quặng nhôm là loại quặng bauxit laterit, có nguồn gốc phong hóa từ bazan Neogen, Neogen - Đệ tứ, lộ thiên từng chỏm nhỏ, quy mô nhỏ, chất lƣợng trung bình. Ở Quảng Ngãi đã phát hiện 3 điểm quặng đồng ở suối Nùng, đèo Cóp và núi Xuân Thu thuộc ã Sơn Kỳ, huyện Sơn Hà. Quặng hóa arsen đi với các mạch hệ thạch anh nhỏ, phân bố theo các đới cà nát, đứt gãy kiến tạo phƣơng tây bắc - đ ng nam hoặc kinh tuyến trong nhiều loại đá khác nhau nhƣ trầm tích biến chất (xã Trà Thủy), granitogneis phức hệ Chu Lai (xã Trà Giang) và granit phức hệ Bà Nà (núi Xuân Thu)

+ Khoáng sản phi kim loại của Quảng Ngãi khá phong phú, có nhiều loại có giá trị nhƣ đá quý - bán quý, nguyên liệu sứ, nguyên liệu chịu lửa, nguyên liệu kỹ thuật và nguyên liệu phân bón. Các khoáng sản đá quý - bán quý vùng Quảng Ngãi ít phổ biến, đã phát hiện có rubi sa khoáng, thân cây silic hóa và cát kết tạc tƣợng trong hệ tầng Bình Sơn.

+ Vật liệu xây dựng: Các tài liệu điều tra nghiên cứu địa chất, khoáng sản đã phân vật liệu xây dựng vùng Quảng Ngãi ra 2 loại hình: vật liệu xây dựng tự nhiên và nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng.Vật liệu xây dựng tự nhiên rất phong phú và đa dạng, đã phát hiện 1 mỏ lớn cát kết; 8 mỏ lớn và 4 mỏ vừa granitoid; 5 điểm đá gabro; 3 mỏ lớn, 3 mỏ vừa, 4 mỏ nhỏ đá bazan; 2 mỏ lớn và 2 mỏ nhỏ laterit; 5 mỏ cát, sạn, sỏi, cuội. Tổng trữ lƣợng 18.870.000m3 cát, 46.160.500m3 cuội, sỏi. Quy mô mỏ lớn. Các nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng vùng Quảng Ngãi đƣợc đánh giá khá phong phú, đã phát hiện các mỏ sét gạch ngói, puzơlan, đá v i và đá v i san h .

- Về khí hậu:

Việt Nam nói chung, Quảng Ngãi nói riêng nằm ở trung tâm khu vực "Châu Á gió mùa", là nơi chịu ảnh hƣởng luân phiên của nhiều luồng không khí có nguồn gốc khác nhau tràn tới. Do vị trí địa lý và điều kiện địa hình

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh quảng ngãi (Trang 39)