6. Tổng quan tài liệu
2.2.5. Thị trƣờng đầu ra của sản phẩm công nghiệp
Thị trƣờng đầu ra đã và đang là một vấn đề của các cơ sở sản xuất công nghiệp nói riêng và của mọi doanh nghiệp sản xuất nói chung. Muốn có đƣợc lợi nhuận thì sản phẩm làm ra phải bán đƣợc và phải đáp ứng đƣợc nhu cầu, thị hiếu của khách hàng. Khi khối lƣợng sản phẩm tiêu thụ tăng lên kh ng chỉ có nghĩa là sản phẩm sản xuất ra đƣợc ngƣời tiêu dùng chấp nhận mà nó còn có ý nghĩa là thị trƣờng đã đƣợc mở rộng cùng với sự tăng lên của uy tín của họ. Hiện nay các sản phẩm công nghiệp sản uất ra rất đa dạng, có sức cạnh tranh cao. Các doanh nghiệp đã mở rộng thị trƣờng trên khắp tỉnh và bắt đầu tiêu thụ ở các địa phƣơng khác trong nƣớc và tham gia uất khẩu.
Việc tổ chức, tham gia các hoạt động xúc tiến thƣơng mại là cách nhanh nhất để tuyên truyền, quảng bá thƣơng hiệu sản phẩm hàng hóa giúp các các cơ sở sản uất duy trì, củng cố các mối quan hệ với các khách hàng truyền thống và tạo cơ hội tìm kiếm thêm các bạn hàng mới. Trong điều kiện ngân sách Nhà nƣớc hỗ trợ cho các hoạt động xúc tiến thƣơng mại hạn hẹp, để có thể tồn tại và phát triển trên thị trƣờng cạnh tranh ngày càng gay gắt, đã có một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã tự chủ động đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thƣơng mại nhằm tiếp tục mở rộng thị trƣờng, tìm kiếm đối tác để nhằm tìm kiếm nhiều đơn hàng lớn: thƣờng xuyên gửi các mẫu hàng mới, nâng cấp chất lƣợng để đối tác có điều kiện cập nhật đƣợc sức phát triển mới của đơn vị; dành thời gian, nhân lực tham gia nhiều hội chợ lớn trong tỉnh, trong nƣớc và tiến a hơn đến các hội chợ quốc tế. Đồng thời, để mở rộng thị trƣờng tiêu thụ cho sản phẩm của mình các nhà sản xuất ở địa phƣơng đã sử dụng các hình thức quảng cáo, tiếp thị sản phẩm, tìm cách liên doanh với các cơ sở ở các đ thị lớn. Đây cũng là điểm khởi đầu cho việc mở rộng, tìm kiếm đầu ra của sản phẩm.
Đi đầu trong việc mở rộng thị trƣờng có thể kể tới Nhà máy Sữa đậu nành Việt Nam VinaSoy với công suất 300 triệu lít/năm và là đơn vị dẫn đầu ngành hàng sữa đậu nành, với 82,7% thị phần trên toàn quốc. Vinasoy đạt đƣợc sự phát triển ấn tƣợng trong 5 năm trở lại đây chính là nhờ VinaSoy đã tiên phong và tập trung duy nhất vào đậu nành, không ngừng nghiên cứu nhằm thấu hiểu đƣợc giá trị, khai phá tiềm năng v tận của hạt đậu nành truyền thống.
Còn với Doosan Vina, sau 6 năm chính thức đi vào sản xuất, doanh nghiệp FDI này đã gặt hái đƣợc nhiều thành công. Hiện nay, Doosan Vina không chỉ là doanh nghiệp xuất khẩu hàng, mà đến nay một phần lớn sản phẩm của c ng ty cũng đã đƣợc cung ứng cho các dự án cơ khí trọng điểm quốc gia nhƣ Nhà máy Nhiệt điện M ng Dƣơng II ở Quảng Ninh (công suất
1.200MW), Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 4 ở Bình Thuận (1.200 MW), cảng Đà Nẵng và đặc biệt là Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn tại Thanh Hóa…