Số lƣợng các cơ sở sản xuất

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh quảng ngãi (Trang 54 - 58)

6. Tổng quan tài liệu

2.2.1. Số lƣợng các cơ sở sản xuất

Năm 2015 toàn tỉnh có 326 doanh nghiệp trong đó có 81,29% doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực chế biến, chế tạo. Số lƣợng doanh nghiệp ít biến động trong giai đoạn 2011 - 2015. Về u hƣớng phát triển, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo có u hƣớng tăng số lƣợng doanh nghiệp.

Bảng 2.5. Số lƣợng doanh nghiệp tham gia sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi

ĐVT: doanh nghiệp

Ngành 2011 2012 2013 2014 2015

Khai khoáng 29 31 28 27 26

Công nghiệp chế biến, chế tạo 247 247 235 264 265 Công nghiệp điện – khí – nƣớc 28 27 30 35 35

Biểu đồ 2.1. Tốc độ tăng trưởng số lượng doanh nghiệp hằng năm

Từ biểu đồ 2.1 ta nhận thấy tốc độ tăng trƣởng nhanh nhất là các doanh nghiệp công nghiệp điện - khí - nƣớc. Trong khi đó ngành c ng nghiệp chế biến, chế tạo và ngành khai khoáng có u hƣớng tăng trƣởng âm.

Về quy mô doanh nghiệp có 52,15% doanh nghiệp có dƣới 10 lao động điều này cho thấy nền công nghiệp Quảng Ngãi tuy có tăng trƣởng nhƣng quy mô còn nhỏ lẻ, các doanh nghiệp nhỏ còn chiếm tỷ trọng cao. Trong đó ngành khai khoáng không có doanh nghiệp nào có trên 200 lao động, ngành công nghiệp khai khoáng ở Quảng Ngãi còn yếu kém, khai thác nhỏ lẻ kh ng đạt hiệu quả cao. Ngành công nghiệp chế biến là ngành công nghiệp mũi nhọn của tỉnh, có 16 doanh nghiệp trên 200 lao động, cần mở rộng quy mô doanh nghiệp để khai thác hết tiềm năng của tỉnh.

Bảng 2.6. Số doanh nghiệp hoạt động tại thời điểm 31/12/2015 phân theo quy mô lao động

ĐVT: doanh nghiệp Ngành Dƣới 10 lao động Từ 10 đến 49 lao động Từ 0 đến 199 lao động Trên 200 lao động Khai khoáng 13 9 4 0

Công nghiệp chế biến, chế tạo 139 75 35 16 Công nghiệp điện – khí – nƣớc 18 9 6 2

(Nguồn Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ngãi)

Quảng Ngãi có 59,8% doanh nghiệp có vốn từ dƣới 5 tỷ đồng. Số doanh nghiệp có vốn đầu tƣ từ 50 tỷ trở lên chiếm 12,27% tuy kh ng cao nhƣng cũng là một tín hiệu đáng mừng cho Quảng Ngãi, chứng minh tỉnh đã thu hút đƣợc nhiều nguồn vốn đầu tƣ cho các doanh nghiệp của tỉnh.

Bảng 2.7. Số doanh nghiệp hoạt động tại thời điểm 31/12/2015 phân theo quy mô vốn ĐVT: doanh nghiệp Ngành Dƣới 1 tỷ Từ 1 tỷ đến dƣới 5 tỷ Từ 5 tỷ đến dƣới 50 tỷ Từ 50 tỷ trở lên Khai khoáng 7 11 6 2 Công nghiệp chế biến, chế tạo 45 116 78 26

Công nghiệp điện –

khí – nƣớc 2 14 7 12

(Nguồn Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ngãi)

Đến nay tỉnh Quảng Ngãi đã có 4 khu công nghiệp để đáp ứng nhu cầu nhà đầu tƣ, gồm: khu công nghiệp Tịnh Phong, Quảng Phú, Phổ Phong và

Đồng Dinh. Trong số các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh thì hai khu công nghiệp Quảng Phú (TP.Quảng Ngãi) và Tịnh Phong (Sơn Tịnh) hoạt động có hiệu quả nhất. Theo thống kê của Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh, đến thời điểm này có gần 100 dự án đăng ký đầu tƣ vào các khu công nghiệp tỉnh (chủ yếu ở khu công nghiệp Tịnh Phong và Quảng Phú), với tổng vốn đăng ký đạt trên 6.750 tỷ đồng; giải quyết việc làm cho trên 15.000 lao động.

Theo báo cáo của Sở Công thƣơng Quảng Ngãi, đến nay, toàn tỉnh đã quy hoạch 18 cụm công nghiệp với tổng diện tích theo quy hoạch trên 229 ha, nằm trên địa bàn 11 huyện, thành phố; thu hút đƣợc 96 dự án đăng ký đầu tƣ, trong đó 60 dự án đã đi vào hoạt động sản xuất, kinh doanh với tổng số vốn trên 175 tỷ đồng; giải quyết việc làm thƣờng xuyên cho trên 2.000 lao động nông thôn. Nhiều địa phƣơng cũng đã phát triển nhiều mô hình làng nghề sản xuất có hiệu quả. Hiện có 22 làng nghề theo các tiêu chí mới. Trong đó, UBND tỉnh đã quyết định công nhận 5 làng nghề truyền thống; Tổ chức Kỷ lục Việt Nam đã xác lập công nhận kỷ lục Việt Nam cho 4 đặc sản Quảng Ngãi gồm cá bống Sông Trà, kẹo gƣơng, don và quế Trà Bồng. Đến năm 2016, vùng nông thôn của tỉnh có trên 9.200 cơ sở sản xuất, kinh doanh nằm rải rác trong các khu dân cƣ, thôn, xóm giải quyết việc làm cho khoảng 24.000 lao động nông thôn

Nhiều cụm công nghiệp đã đƣợc đầu tƣ hạ tầng kỹ thuật, cây xanh khá tốt nên đã thu hút đƣợc doanh nghiệp vào làm ăn. Hiện nay, tại các cụm công nghiệp Quán Lát, Thạch Trụ (Mộ Đức), Bình Nguyên (Bình Sơn), Tịnh Ấn Tây (TP.Quảng Ngãi), Đồng Dinh (Nghĩa Hành)… đã có những bƣớc phát triển đáng kể, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tăng thu ngân sách cho địa phƣơng. Riêng cụm công nghiệp La Hà (Tƣ Nghĩa) là một điểm sáng trong tỉnh đang hoạt động hiệu quả, mang tính tập trung cao.

Bên cạnh những khu, cụm công nghiệp hoạt động hiệu quả, thì trên địa bàn tỉnh có khá nhiều cụm công nghiệp hoạt động chƣa thật sự mang lại hiệu quả. Việc đầu tƣ ây dựng cơ sở hạ tầng các khu, cụm công nghiệp cũng chƣa đƣợc quan tâm đúng mức. Ngay cả Cụm công nghiệp Tịnh Ấn Tây, mặc dù hoạt động khá hiệu quả, nhƣng hiện nay cơ sở hạ tầng cụm công nghiệp đã xuống cấp nghiêm trọng do quá trình đầu tƣ chƣa đồng bộ và chƣa có hệ thống xử lý nƣớc thải tập trung. Phần lớn các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tự xây dựng hệ thống xử lý nƣớc thải và thải ra m i trƣờng, nhƣng đa số nƣớc thải sau khi xử lý chƣa đảm bảo tiêu chuẩn cho phép

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh quảng ngãi (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)