Biến nghiên cứu

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu mối quan hệ giữa quản trị vốn lưu động và khả năng sinh lời của các doanh nghiệp vật liệu xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 54 - 58)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.4.1. Biến nghiên cứu

a.Biến phụ thuộc: GROSS Tỷ suất lợi nhuận gộp (Gross Profit Margin)

Tỷ suất lợi nhuận gộp GROSS là biến phụ thuộc đƣợc dùng để đo lƣờng khả năng sinh lời của công ty. Lợi nhuận gộp là một trong các chỉ báo đầu tiên về khả năng sinh lời của doanh nghiệp, gắn với thành công hay thất bại của hoạt động kinh doanh. Chỉ tiêu này thể hiện nhiều đặc thù ngành kinh doanh và cơ cấu mặt hàng kinh doanh của doanh nghiệp hơn là vấn đề về kiểm soát chi phí do mỗi ngành nghề về mặt hàng kinh doanh thƣờng có khoảng chênh lệch giữa giá vốn và giá bán khác nhau. Chính vì vậy chỉ tiêu này đặc biệt quan trọng đối với các nhà quản trị doanh nghiệp, nhằm giúp họ điều chỉnh cơ cấu mặt hàng kinh doanh sao cho tối ƣu hóa tỉ suất lợi nhuận gộp bình quân, từ đó tối ƣu hóa tỉ suất lợi nhuận thuần.

b.Biến độc lập:

Các biến sau đƣợc hầu nhƣ tất cả các công trình nghiên cứu trƣớc đây xem là biến giải thích cho mô hình:

- Biến kỳ thu tiền bình quân: Đây là một chỉ số đƣợc tính bằng số ngày

trung bình mà một công ty cần để thu hồi lại tiền bán hàng sau khi đã bán đƣợc hàng. Nếu nhƣ kỳ thu tiền bình quân ở mức thấp thì công ty chỉ cần ít ngày để thu hồi đƣợc tiền khách còn nợ. Nếu tỷ lệ này cao thì có nghĩa là công ty chủ yếu bán chịu cho khách hàng, thời gian nợ dài hơn. Biến này đƣợc sử dụng bởi nhiều nhà nghiên cứu nhƣ Deloof (2003), Sharma va Kumar (2011) , Gul và ctg (2013) …Dấu âm đƣợc kỳ vọng giữa AR và khả năng sinh lợi của công ty.

- Chu kỳ chuyển hóa hàng tồn kho: Đây là thƣớc đo thể hiện khả năng

về mặt tài chính của công ty. Chỉ số này cho biết về các khoảng thời gian cần thiết để công ty có thể bán, thanh lý đƣợc hết số lƣợng hàng tồn kho của mình. Mối quan hệ giữa INV và GOR đƣợc kỳ vọng là âm. Nhiều nhà nghiên cứu nhƣ Deloof (2003), Sharma va Kumar (2011), Gul và ctg (2013)… đều sử dụng biến Chu kỳ chuyển hóa hàng tồn kho trong nghiên cứu của họ.

- Kỳ thanh toán bình quân: Là chỉ số thể hiện số ngày trung bình mà

công ty cần để trả tiền cho nhà cung cấp. Chỉ số này cao nghĩa là công ty có quan hệ tốt với nhà cung cấp và có khả năng kéo giãn thời gian trả tiền cho ngƣời bán. Cũng nhƣ biến AR, INV, biến AP đƣợc sử dụng bởi nhiều nhà nghiên cứu nhƣ Deloof (2003), Sharma va Kumar (2011), Gul và ctg (2013)…Giữa AP và GOR dấu kỳ vọng là âm

- Chu kỳ chuyển hóa tiền mặt: Chu kỳ chuyển đổi tiền mặt đƣợc tính từ

khi chi trả cho các nguyên liệu thô tới khi nhận đƣợc tiền mặt trong bán hàng. Chỉ số này cao thì lƣợng tiền mặt của doanh nghiệp càng khan hiếm cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hay nói cách khác là doanh

nghiệp phải thuê thêm vốn trong khi phải chờ khách hàng trả tiền cho mình. Biến này cũng đƣợc sử dụng bởi nhiều nhà nghiên cứu nhƣ Deloof (2003), Sharma va Kumar (2011), Gul và ctg (2013)…Dấu kỳ vọng cho mối quan hệ giữa CCC và GOR là âm.

Ngoài ra, tác giả sử dụng các biến nhƣ LOS, DR, CR làm biến kiểm soát vì các biến này đƣợc cho rằng có ảnh hƣởng đến khả năng sinh lời của công ty:

- Logarit tự nhiên của doanh thu (Quy mô công ty): Quy mô công ty tác

động tích cực đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp. LOS càng lớn thì sản xuất hàng hóa đƣợc nhiều và mạng lƣới kinh doanh càng rộng, dẫn đến lợi nhuận càng tăng (Gul và ctg, 2013). Kỳ vọng dấu cho mối quan hệ này là dƣơng.

- Tỷ lệ nợ: Tổng số nợ ở đây bao gồm nợ ngắn hạn và nợ dài hạn phải

trả. Tỷ lệ nợ thấp thì công ty có khả năng trả nợ cao hơn. Có nghiên cứu nhƣ Gul và ctg (2013), … đã cho thấy rằng có mối quan hệ ngƣợc chiều giữa tỷ số nợ và khả năng sinh lời. Kỳ vọng dấu cho mối quan hệ này là âm

- Hệ số khả năng thanh toán hiện hành: Tỷ số này cho biết khả năng

của một công ty trong việc dùng các tài sản ngắn hạn nhƣ tiền mặt, hàng tồn kho hay các khoản phải thu để chi trả cho các khoản nợ ngắn hạn của mình. Kỳ vọng dấu cho mối quan hệ này là âm.

Bảng 2.2: Biến và công thức tính biến

Biến Viết tắt Công thức

Tỷ suất lợi nhuận gộp GROSS (Doanh thu thuần-Giá vốn hàng bán)/ Doanh thu thuần

Chu kỳ chuyển hóa hàng tồn

kho INV

(Số hàng tồn kho bình quân trong kỳ/ Giá vốn hàng bán) *360

Kỳ thu tiền bình quân AR (Các khoản phải thu bình quân/ Doanh thu thuần)*360

Kỳ thanh toán bình quân AP (Các khoản phải trả bình quân/ Giá vốn hàng bán) *360

Chu kỳ chuyển hóa tiền mặt CCC INV + AR - AP

Tỷ lệ nợ DR Tổng nợ/ Tổng tài sản Quy mô công ty LOS Ln (Doanh thu thuần) Hệ số khả năng thanh toán hiện

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu mối quan hệ giữa quản trị vốn lưu động và khả năng sinh lời của các doanh nghiệp vật liệu xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)