7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.4.2. Mô hình nghiên cứu đề nghị cho đề tài
Trong bài nghiên cứu này, tác giả sử dụng bảng dữ liệu hồi quy cắt ngang và chuỗi dữ liệu theo thời gian. Tác giả sử dụng mô hình hồi quy các nhân tố cố định để phân tích bảng dữ liệu. Mô hình nhƣ sau:
GROSSit = β0 + β1(ARit) + β2(APit) + β3(INVit) + β4(CCCit) + β5(DRit) + β6(LOSit) + β7(CRit) + ε
Tham khảo các nghiên cứu của các tác giả trƣớc đây, tác giả đã xây dựng 4 mô hình hồi quy:
Mô hình 1: Phân tích mối quan hệ giữa kỳ thu tiền bình quân và khả năng sinh lời.
GROSSit = β0 + β1(ARit) + β2(DRit) + β3(LOSit) + β4(CRit) + ε
Mô hình 2: Phân tích mối quan hệ giữa kỳ thanh toán bình quân và khả năng sinh lời.
GROSSit = β0 + β1(APit) + β2(DRit) + β3(LOSit) + β4(CRit) + ε
Mô hình 3: Phân tích mối quan hệ giữa chu kỳ chuyển hóa hàng tồn kho và khả năng sinh lời.
GROSSit = β0 + β1(INVit) + β2(DRit) + β3(LOSit) + β4(CRit) + ε
Mô hình 4: Phân tích mối quan hệ giữa chu kỳ chuyển hóa tiền mặt và khả năng sinh lời.
GROSSit = β0 + β1(CCCit) +β2(DRit) + β3(LOSit) + β4(CRit) + ε Trong đó, i ký hiệu cho các công ty, t ký hiệu cho năm và ε là sai số.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
Tác giả thực hiện nghiên cứu về mối quan hệ giữa các chỉ tiêu quản trị vốn lƣu động và khả năng sinh lời của các doanh vật liệu xây dựng niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam dựa trên một nghiên cứu đã đƣợc thực hiện ở Mỹ : “The Relationship Between Working Capital Management And Profitability:Evidence From The United States” của các tác giả Amarjit Gill, Nahum Biger và Neil Mathur và một số nghiên cứu khác đƣợc trình bày trong phần tổng quan nghiên cứu.
Tác giả sử dụng Tỷ suất lợi nhuận gộp (GROSS) là thƣớc đo khả năng sinh lời của công ty nhƣ là một biến phụ thuộc và các biến độc lập (biến giả thích và biến đƣợc giải thích), trong đó, biến đƣợc giải thích bao gồm kỳ thu tiền bình quân (AR), chu kỳ chuyển hóa hàng tồn kho (INV), kỳ thanh toán bình quân (AP), và chu kỳ chuyển hóa tiền mặt (CCC); các biến nhƣ Quy mô công ty (LOS), tỷ lệ nợ (DR), và hệ số khả năng thanh toán hiện hành (CR) làm biến đƣợc giải thích.
CHƢƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU