Sơ lƣợc về ngành vật liệu xây dựng

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu mối quan hệ giữa quản trị vốn lưu động và khả năng sinh lời của các doanh nghiệp vật liệu xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 47 - 51)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.1.1. Sơ lƣợc về ngành vật liệu xây dựng

Đặc trƣng của ngành vật liệu xây dựng là một ngành kinh tế thâm dụng vốn, các tài sản của nó là những tài sản nặng vốn, và chi phí cố định của ngành khá cao.

Đặc tính nổi bật của ngành là nhạy cảm với chu kỳ kinh doanh của nền kinh tế vĩ mô. Khi nền kinh tế tăng trƣởng, doanh số và lợi nhuận của các công ty trong ngành sẽ tăng cao. Sở dĩ nhƣ vậy vì ngành vật liệu xây dựng là đầu vào của các ngành khác. Chẳng hạn, sắt, thép, xi măng là đầu vào cho các công trình nhƣ cầu cống, nhà cửa, cao ốc... của ngành xây dựng. Khi ngành xây dựng làm ăn phát đạt thì ngành vật liệu xây dựng cũng có cơ hội để tăng trƣởng.

Ngƣợc lại, tình hình sẽ tồi tệ khi nền kinh tế suy thoái, các công trình xây dựng sẽ bị trì trệ vì ngƣời dân không còn bỏ nhiều tiền ra để xây dựng nhà cửa, chính phủ không mở rộng đầu tƣ vào các công trình cơ sở hạ tầng nhƣ cầu cống, sân bay, bến cảng, trƣờng học, bệnh viện... Điều này làm cho doanh số, lợi nhuận của các công ty vật liệu xây dựng sụt giảm nhanh chóng.

Một lý do khác để giải thích cho sự nhạy cảm của ngành xây dựng đối với chu kỳ kinh doanh của nền kinh tế là do cách thức tăng lợi nhuận của các công ty trong ngành dựa chủ yếu vào tăng trƣởng doanh số và các công ty thƣờng sử dụng đòn bẩy hoạt động để tăng lợi nhuận. Nhƣng khi thực hiện điều này thì cũng có nghĩa rằng, các công ty vật liệu xây dựng sẽ phải sản xuất ở quy mô lớn và do đó, chi phí cố định sẽ bị đẩy lên cao. Lúc này, chi phí cố định cao trở thành vấn đề sống còn đối với các công ty. Chỉ công ty nào có chi phí cố định thấp hơn so với đối thủ ở cùng một quy mô sản xuất thì

mới có thể gia tăng lợi nhuận và vƣợt qua khó khăn trong thời kỳ nền kinh tế suy thoái. Chi phí thấp sẽ là thế mạnh kinh tế của ngành, công ty nào có chi phí sản xuất thấp sẽ tạo đƣợc ƣu thế cạnh tranh bền vững.

Một đặc tính khác của ngành vật liệu xây dựng là có mối tƣơng quan rõ rệt với thị trƣờng bất động sản. Khi thị trƣờng bất động sản đóng băng thì ngành vật liệu xây dựng gặp khó khăn và ngƣợc lại. Lý do đơn giản là thị trƣờng bất động sản phản ánh nhu cầu cho ngành.

Một công ty thành công trong ngành vật liệu xây dựng thì xem xét đến hiệu quả sử dụng tài sản của nó. Để có đƣợc lợi nhuận cao thì lợi nhuận biên phải cao hoặc có vòng quay tài sản cao. Do đó, các công ty có kết quả hoạt động tốt thƣờng là những công ty tạo ra doanh số cao từ tài sản.

Bên cạnh tài sản cố định, công ty sản xuất vật liệu xây dựng cần quản lý vốn lƣu động một cách có hiệu quả. Do công ty thƣờng dự trữ hàng tồn kho ở một mức nhất định nên quan sát xu hƣớng biến động của giá trị hàng tồn kho hoặc theo dõi thời gian thu hồi các khoản phải thu có thể biết đƣợc nhiều điều về hoạt động của một công ty. Chẳng hạn, hàng tồn kho tăng nhanh cho thấy công ty đang sản xuất nhiều hơn so với mức nó có thể bán chỉ để duy trì hoạt động bình thƣờng của nhà máy. Điều này có thể tạo ra các cú sốc cho công ty khi phải bán hàng bằng cách hạ giá đến mức thấp nhất. Tƣơng tự, một công ty có thời gian thu hồi các khoản phải thu cao có thể chỉ ra rằng công ty đang đẩy hàng tồn kho về phía khách hàng để ngụy trang cho sự sụt giảm trong nhu cầu. Tức là thay vì tồn kho, công ty bán chịu cho khách hàng, chấp nhận thời gian thu nợ chậm hơn để níu kéo khách hàng.

Hầu hết các công ty trong ngành có đòn bẩy hoạt động cao, điều này có nghĩa là tất cả các chi phí của chúng là cố định, bất kể công ty đang sản xuất ở quy mô và doanh số nào. Nếu một công ty có thể gia tăng đƣợc doanh số bán cao hơn, thì lợi nhuận biên của công ty sẽ gia tăng. Và ngƣợc lại, khi doanh

số giảm thì lợi nhuận biên của nó cũng giảm đi rất nhanh. Từ góc nhìn của V1000:

Số liệu thống kê từ BXH V1000 năm 2013 cho thấy:

Nguồn: Vietnam Report Hình 2.1: Cơ cấu đóng góp của các nhóm ngành trong BXH V1000 năm

2013 (Đơn vị: %)

Xét về số lƣợng doanh nghiệp, ngành vật liệu xây dựng có đông doanh nghiệp lọt vào BXH V1000 năm 2013 với hơn 16%, tuy nhiên đo lƣờng khả năng sinh lời - dẫn đầu lại là ngành viễn thông, ngành vật liệu xây dựng không nằm top 10 doanh nghiệp có chỉ số ROA, ROE trung bình cao nhất.

Nguồn: Vietnam Report Hình 2.2: 10 ngành có chỉ số ROE, ROA trung bình cao nhất trong BXH

V1000 năm 2013

Khi phân tích hệ số nợ/ Tổng tài sản, có thể nhận thấy, hệ số này tƣơng đối cao (từ 50% đến 65%) đồng nghĩa với việc phần lớn các doanh nghiệp vật liệu xây dựng vẫn phải dựa vào nguồn vốn vay để duy trì hoạt động, do đó mức độ rủi ro tài chính của các doanh nghiệp này là khá cao.

Hình 2.3: 10 ngành có hệ số Nợ/ Tổng tài sản trung bình lớn nhất trong BXH V1000 năm 2013

Bảng xếp hạng V1000 đã phần nào cho thấy ngành vật liệu xây dựng vẫn khá ì ạch với nỗi ám ảnh đƣợc mang tên “nợ vay” trong bối cảnh kinh doanh ngày càng khó khăn hiện nay. Tuy nhiên, nghịch cảnh đó càng khẳng định không ai có thể phủ nhận những nỗ lực vƣợt khó và đóng góp rất có ý nghĩa vào nguồn thu ngân sách quốc gia của các đại diện có tên trong Bảng xếp hạng V1000 năm 2013

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu mối quan hệ giữa quản trị vốn lưu động và khả năng sinh lời của các doanh nghiệp vật liệu xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)