BÌNH LUẬN KẾT QUẢ

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu mối quan hệ giữa quản trị vốn lưu động và khả năng sinh lời của các doanh nghiệp vật liệu xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 88 - 98)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.3. BÌNH LUẬN KẾT QUẢ

- Mối tƣơng quan giữa AR và GROSS tỷ suất lợi nhuận gộp là tƣơng quan ngƣợc chiều. Kết quả này phù hợp với giả thuyết đặt ra. Điều này sẽ phù hợp với thực tế: Khi số ngày khoản phải thu càng ngắn thì càng có nhiều tiền mặt có sẵn để bổ sung thêm hàng tồn kho, do đó doanh thu sẽ nhiều hơn dẫn đến mức tỷ suất sinh lợi cao hơn cho công ty. Nghiên cứu thực nghiệm này cho thấy hệ số âm của AR chỉ ra rằng một sự gia tăng số ngày trong kỳ phải thu sẽ dẫn đến một sự giảm đi trong tỷ suất sinh lợi. Điều này có nghĩa là các công ty đƣợc quan sát không đƣợc hƣởng lợi từ chính sách thu tiền chậm của mình. Điều này có thể là do trong thời gian quan sát từ năm 2012 – 2016 nền kinh tế còn khó khăn, sức mua giảm, nên việc bán hàng gặp nhiều khó khăn, hàng hóa tồn đọng nhiều, nên các công ty có thể đã nới lỏng chính sách tín

dụng bán hàng với điều kiện tài chính không đổi. Tác động ngƣợc chiều này đƣợc tìm thấy trong phần lớn các nghiên cứu nhƣ: Deloof (2003), Gul et al. (2013), Afeef (2011), Mumtaz et al. (2011) , Sharma va Kumar (2011), …

- Đối với kỳ thanh toán bình quân: Mối tƣơng quan giữa kỳ thanh toán bình quân và khả năng sinh lợi là ngƣợc chiều. Kết quả này phù hợp với giả thuyết đặt ra. Có thể do đặc thù của ngành, ngành vật liệu xây dựng có kỳ thanh toán bình quân khá lớn, việc thanh toán trễ sẽ mang lại nhiều bất lợi cho Công ty cũng nhƣ bỏ qua các mức chiết khấu khi trả tiền ngay. Bên cạnh đó, sẽ làm giảm uy tín và tốn các chi phí quản lý những khoản phải trả. Tuy nhiên một số ngành nghề. Tuy nhiên trong thực tế không thể phủ nhận lợi ích của ngƣời mua khi mua chịu hàng hóa, nghĩa là sử dụng nguồn lực để tạo ra lợi nhuận mà không phải trả tiền ngay. Nhƣng cũng không thể lạm dụng vì sẽ làm giảm uy tín của công ty và ảnh hƣởng đến sản xuất kinh doanh, không hƣởng đƣợc lợi ích của việc thanh toán sớm.

- Chu kỳ chuyển hóa hàng tồn kho tác động ngƣợc chiều lên khả năng sinh lời. Điều này cho thấy tồn kho ở mức cao làm cho chi phí lƣu kho, bảo quản, hƣ hỏng…tăng làm lợi nhuận giảm. Ngoài ra việc công ty duy trì mức tồn kho cao sẽ không hấp dẫn nhà đầu tƣ cổ phiếu vì họ cho rằng công ty kinh doanh kém hiệu quả không bán đƣợc hàng, nên lợi nhuận không cao.

- Mối tƣơng quan giữa chu kỳ chuyển hóa tiền mặt và khả năng sinh lợi là tƣơng quan âm. Nếu công ty kéo dài thời gian chuyển đổi tiền mặt thì công ty phải huy động thêm vốn từ các nguồn khác để đảm bảo các hoạt động ngắn hạn không bị gián đoạn. Việc huy động thêm vốn làm phát sinh thêm các chi phí nhƣ chi phí lãi vay, chi phí giao dịch, thƣơng lƣợng..., nhƣ vậy sẽ làm giảm lợi nhuận của công ty. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Shin và Soenen (1998), Deloof (2003), …Shin và Soenen (1998) lập luận rằng mối quan hệ ngƣợc chiều giữa lợi nhuận và chu kỳ chuyển đổi tiền mặt có thể

đƣợc giải thích bằng sức mạnh thị trƣờng hay thị phần, tức là, chu kỳ chuyển đổi tiền mặt (CCC) ngắn hơn là vì khả năng thƣơng lƣợng của các nhà cung cấp hoặc khách hàng cũng nhƣ khả năng sinh lợi cao hơn là do sự thống trị thị trƣờng.

- Quy mô của các công ty có quan hệ dƣơng với khả năng sinh lời. Quy mô công ty tác động tích cực đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp. LOS càng lớn thì sản xuất hàng hóa đƣợc nhiều và mạng lƣới kinh doanh càng rộng, dẫn đến lợi nhuận càng tăng. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Gul và ctg, 2013.

- Tỷ lệ nợ có tác động rất lớn đến tỷ suất lợi nhuận gộp, do đó tƣơng quan giữa chúng là âm. Hệ số âm của DR cho thấy một mối quan hệ ngƣợc chiều giữa nợ trên tổng tài sản với lợi nhuận của một công ty. Điều này phù hợp với nghiên cứu của Raheman và Nasr (2007, Gill và ctg (2010). Tỷ số nợ trên tài sản đƣợc sử dụng nhƣ một đại diện của đòn bẩy. Khi đòn bẩy tăng, nó ảnh hƣởng tiêu cực hoặc tích cực đến khả năng sinh lợi, nếu công ty sử dụng đòn bẩy hiệu quả thì sẽ gia tăng khả năng sinh lợi và ngƣợc lại.

- Tƣơng quan giữa khả năng thanh toán hiện hành và tỷ suất lợi nhuận gộp là tƣơng quan âm. Hệ số này càng nhỏ thì khả năng sinh lợi càng cao. Hai mục tiêu đảm bảo tính thanh khoản và gia tăng tỷ suất sinh lợi luôn đối nghịch nhau, khi một công ty hƣớng tới mục tiêu gia tăng tính thanh khoản thì chắc chắn sẽ làm giảm tỷ suất sinh lợi.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Trong chƣơng 3, tác giả trình bày kết quả nghiên cứu dựa trên mô hình đƣợc lựa chọn ở chƣơng 2 bằng phƣơng pháp phân tích thống kê mô tả, tƣơng quan và phân tích hồi quy.

Qua kết quả nghiên cứu tác giả thấy rằng kỳ thu tiền bình quân AR, chu kỳ chuyển hóa hàng tồn kho INV, kỳ thanh toán bình quân AP, chu kỳ chuyển hóa tiền mặt CCC, tỷ lệ nợ DR và hệ số khả năng thanh toán hiên hành CR có mối tƣơng quan âm với tỷ suất lợi nhuận gộp GROSS. Logarit tự nhiên của doanh thu LOS có mối tƣơng quan dƣơng với tỷ suất lợi nhuận gộp. Bên cạnh đó tác giả cũng sử dụng các kiểm định về tính bền vững của mô hình và thấy rằng các mô hình có sự phù hợp và có ý nghĩa về mặt thống kê, tuân theo quy luật phân phối chuẩn và đều không xảy ra hiện tƣợng đa cộng tuyến cũng nhƣ hiện tƣợng tự tƣơng quan.

CHƢƠNG 4

HÀM Ý CHÍNH SÁCH VÀ KIẾN NGHỊ

4.1. HÀM Ý CHÍNH SÁCH

4.1.1.Chính sách thu nợ

Từ kết quả phân tích tƣơng quan và phân tích hồi quy thể hiện mối tƣơng quan giữa kỳ thu tiền bình quân AR và tỷ suất lợi nhuận gộp GROSS là tƣơng quan âm thì điều này hàm ý rằng nhà quản trị có thể gia tăng tỷ suất sinh lời bằng cách cố gắng làm giảm số ngày thu đƣợc tiền từ khách hàng. Nếu làm giảm số ngày thu đƣợc tiền thì lúc đó nguồn tiền mặt của công ty dồi dào, có thể đầu tƣ mới, góp phần làm tăng lợi nhuận. Công tác quản trị khoản phải thu bao gồm các công việc xây dựng chính sách tín dụng hiệu quả; xây dựng bộ sƣu tập về tín dụng của khách hàng; thiết lập chính sách thu hồi nợ nhanh chóng, chính xác và cuối cùng là đánh giá lại công tác quản trị khoản phải thu nhằm hoàn thiện công tác quản trị của DN.

Tín dụng cho khách hàng là một phƣơng thức quan trọng để đảm bảo

doanh số bán hàng (Berry và Jarvis, 2006). Trong thực tế, hầu hết các DN đều có hoạt động mua bán chịu (thực hiện chính sách tín dụng thƣơng mại), theo hình thức đƣa ra thời hạn bán chịu, chẳng hạn đƣợc nợ 30 ngày, 45 ngày…. Ngoài ra, chính sách tín dụng thƣơng mại cũng đề cập đến thời hạn trả để hƣởng chiết khấu. Doanh nghiệp thực hiện chính sách tín dụng thƣơng mại nhằm mục đích tăng doanh thu, mở rộng thị phần, tăng giá bán; đổi lại, doanh nghiệp bị tăng các chi phí liên quan. Do đó, cần phải phân tích và so sánh giữa chi phí phát sinh với lợi ích mang lại từ chính sách tín dụng thƣơng mại. Thông thƣờng, những chi phí phát sinh có liên quan đến việc thực hiện chính sách tín dụng thƣơng mại bao gồm: chi phí cơ hội của khoản phải thu, chi phí cơ hội của giá vốn mua hàng, chiết khấu thanh toán, chi phí thu tiền, nợ xấu không thu đƣợc.

Lý do DN thực hiện chính sách tín dụng thƣơng mại là tạo điều kiện cho nhiều khách hàng có thể mua hàng và tăng giá bán, nhƣng thực tế việc thu tiền bán hàng thƣờng bị trì hoãn theo thời gian tín dụng mà doanh nghiệp cung cấp cho khách hàng. Vì vậy, doanh nghiệp phải cân nhắc tới chi phí cơ hội sử dụng tiền trong khoảng thời gian tín dụng của chính sách, thực hiện chính sách tín dụng khiến các khoản phải thu xuất hiện và doanh nghiệp phải bố trí nhân sự theo dõi khoản phải thu nhằm đảm bảo các khoản nợ đƣợc thu đúng hạn. Ngoài ra, doanh nghiệp cần thực hiện những thông báo nhắc khách hàng đến hạn thanh toán, thƣ cảm ơn vì đã thanh toán, phí nhận tiền nếu doanh nghiệp thực hiện dịch vụ nhờ thu hộ. Đây là những chi phí thu tiền sẽ xuất hiện khi doanh nghiệp thực hiện chính sách tín dụng linh hoạt.

Xây dựng bộ sƣu tập về tín dụng của khách hàng

Doanh nghiệp sử dụng những thông tin tín dụng của khách hàng từ những số liệu lịch sử tại bộ phận kế toán và bộ phận kinh doanh. Những thông tin cần đƣợc thể hiện trong bộ sƣu tập là: thời gian giao dịch với doanh nghiệp; các chỉ tiêu thể hiện năng lực tài chính của khách hàng nhƣ: khả năng thanh toán, tỷ lệ khoản phải trả trong trong tổng nợ ngắn hạn, doanh thu, lợi nhuận; thông tin về thời hạn trả nợ đúng hạn, quá hạn; doanh số nợ; thông tin về ngƣời giới thiệu (nếu có). Doanh nghiệp cũng có thể đánh giá tín dụng khách hàng theo 5 tiêu chí áp dụng đối với khách hàng của các ngân hàng thƣơng mại nhƣ: năng lực, vốn, thế chấp hay bảo lãnh, điều kiện kinh tế tổng thể và môi trƣờng ảnh hƣởng đến khả năng kinh doanh của khách hàng, uy tín của khách hàng.

Tăng cƣờng công tác thu hồi nợ

Thông thƣờng ở các doanh nghiệp, bộ phận kế toán có trách nhiệm theo dõi khoản phải thu và đôn đốc, ghi nhận thời hạn trả nợ của khách hàng. Bộ phận kế toán có thể kết hợp với bộ phận kinh doanh trong việc gửi thƣ thông

báo thời hạn trả nợ hoặc điện thoại với khách hành xác nhận thời hạn trả nợ, vì thực tế khách hàng biết rõ nhân viên kinh doanh hơn là nhân viên kế toán. Hơn nữa, nói chuyện thanh toán nợ với “ngƣời quen” dễ hơn nhiều so với nói chuyện với ngƣời mới biết lần đầu.

Để xây dựng bộ sƣu tập thông tin về khoản nợ, bộ phận kế toán cần có thông tin chi tiết về các khoản: khách nợ, ngày mua hàng, hạn thanh toán, số tiền nợ, điện thoại khách hàng... để có thể thông báo nhắc nợ, đối chiếu công nợ nhanh nhất. Muốn thế, doanh nghiệp nên chủ động liên hệ với khách hàng sớm, thay vì chờ đến ngày hoá đơn hết hạn thanh toán. Điều này không chỉ giúp doanh nghiệp quản lý tốt các khoản phải thu, mà còn giúp doanh nghiệp giữ đƣợc mối quan hệ tốt với khách hàng. Đối với những công ty có mạng lƣới bán hàng rộng, khoản phải thu lớn, công tác quản lý công nợ trở nên phức tạp và khó khăn hơn. Các doanh nghiệp này có thể đầu tƣ phần mềm quản lý công nợ, giúp việc theo dõi khoản nợ nhanh chóng, chính xác, hiệu quả và giảm bớt nhân sự trong công tác quản lý công nợ.

Khi doanh nghiệp có khoản phải thu lớn, sử dụng dịch vụ thu hộ sẽ giúp doanh nghiệp thu nợ nhanh, hiệu quả. Dịch vụ thu hộ có tác dụng nhƣ một nhân viên quản lý khoản phải thu của doanh nghiệp, giúp theo dõi, thu tiền, tất toán các khoản, thông báo với khách hàng về tình trạng thu tiền. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể giảm bớt nhân viên thu nợ, hƣởng lợi ích từ dịch vụ thu hộ chuyên nghiệp, tuy nhiên doanh nghiệp phải trả chi phí sử dụng dịch vụ.

Khi khách hàng chậm thanh toán một khoản nợ, doanh nghiệp có thể tìm hiểu thông tin và sẵn sàng trợ giúp. Chẳng hạn, khách hàng chậm thanh toán do bản thân họ không giải quyết đƣợc lƣợng hàng tồn kho, doanh nghiệp có thể giúp khách hàng bằng cách thu hồi lại một phần hàng đã cung cấp và qua kênh phân phối của doanh nghiệp tìm phƣơng án giúp giải tỏa lƣợng tồn kho để có tiền để trả nợ cho doanh nghiệp.

Đánh giá hiệu quả quản trị khoản phải thu

Định kỳ doanh nghiệp nên xem xét, đánh giá hiệu quả quản trị các khoản phải thu qua các chỉ tiêu sau: Doanh thu thuần đƣợc lấy từ báo cáo kết quả kinh doanh, khoản phải thu bình quân là số bình quân đầu kỳ và cuối kỳ đƣợc lấy từ bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp. Kết quả là, số lần trong năm doanh thu tồn tại dƣới khoản phải thu. Vòng quay khoản phải thu cao là một điều tốt, có nghĩa là khách hàng thanh toán tiền đúng hoặc ngắn hơn thời hạn của chính sách tín dụng thƣơng mại. Tuy nhiên, nếu vòng quay khoản phải thu quá cao so với mức trung bình ngành, có nghĩa là doanh nghiệp có chính sách tín dụng thƣơng mại thắt chặt (thời hạn bán chịu ngắn) và không mở rộng đủ tín dụng cho khách hàng. Do đó, doanh nghiêp cần đánh giá mức độ hợp lý vòng quay các khoản phải thu của mình qua việc so sánh với vòng quay các khoản phải thu của các doanh nghiệp cùng ngành hoặc trung bình của ngành.

Kỳ thu tiền bình quân cho biết trung bình mất bao nhiêu ngày để một khoản phải thu đƣợc thanh toán. Để có thể đánh giá hiệu quả thu tiền qua kỳ thu tiền bình quân, doanh nghiệp có thể so sánh với kỳ thu tiền bình quân của các năm trong quá khứ. Nếu kỳ thu tiền ngày càng tăng, có nghĩa là các khoản phải thu không đƣợc chuyển đổi thành tiền mặt nhanh chóng; ngƣợc lại kỳ thu tiền bình quân có xu hƣớng giảm, cho thấy hiệu quả của công tác quản trị khoản phải thu mà doanh nghiệp đang thực hiện là khả quan. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần so sánh kỳ thu tiền bình quân với thời hạn của chính sách tín dụng thƣơng mại. Nếu kỳ thu tiền bình quân, ví dụ là 50 ngày, nhƣng chính sách tín dụng của doanh nghiệp cho phép thời hạn nợ 30 ngày. Điều này cho thấy, doanh nghiệp cần xem lại công tác quản trị khoản phải thu của mình.

Nhằm xác định xác đáng tỷ lệ các khoản phải thu hƣởng chiết khấu thanh toán, tỷ lệ các khoản trả đúng hạn của chính sách tín dụng và tỷ lệ

khoản phải thu trả chậm so với qui định của chính sách, doanh nghiệp phải tiến hành đánh giá tuổi nợ của khoản phải thu, từ đó nắm bắt những thông tin tín dụng tổng quát về khách hàng và điều chỉnh các yếu tố của chính sách tín dụng cho phù hợp.

Trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi: Đây là vấn đề cần thiết trong

công tác quản trị doanh nghiệp, nhƣng nếu khoản này phát sinh ngày càng nhiều, thể hiện một số lớn các khoản phải thu quá hạn trả nợ so với chính sách, đồng nghĩa với bộ sƣu tập tín dụng khách hàng của doanh nghiệp có vấn đề, hoặc một chính sách tín dụng quá nới lỏng (thời gian bán chịu dài) đã chấp nhận một số khách hàng có khả năng tài chính kém.

Một chính sách tín dụng thƣơng mại đƣợc xây dựng cẩn thận dựa trên việc so sánh lợi ích tăng thêm từ doanh thu tăng, giá bán cao với các chi phí liên quan đến thực hiện chính sách tín dụng tăng tƣơng ứng, sẽ làm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. Đồng thời, một bộ sƣu tập tín dụng khách hàng đƣợc xây dựng nghiêm túc, sẽ khiến chính sách tín dụng tạo ra một khoản phải thu có tính thu hồi cao, giảm thiểu sự xuất hiện của nợ khó đòi. Công tác thu tiền hợp lý, giúp các khoản phải thu nhanh chóng đƣợc thu hồi, tăng cơ hội xoay nhanh đồng vốn. Cuối cùng, doanh nghiệp có thể xem xét lại toàn bộ công tác quản trị khoản phải thu của mình thông qua các chỉ tiêu tổng hợp. Các chỉ tiêu đánh giá khoản phải thu giúp doanh nghiệp nhận thấy rõ những vấn đề nào cần phải chấn chỉnh, cải thiện cho kỳ sau và những hiệu quả tốt cần duy trì, phát triển. Quản trị tốt các khoản phải thu, doanh nghiệp có cơ hội xoay nhanh đồng vốn hiện có và giảm áp lực vốn vay. Trong tình hình tiếp

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu mối quan hệ giữa quản trị vốn lưu động và khả năng sinh lời của các doanh nghiệp vật liệu xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 88 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)