Đánh giá công tác quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay đối vớ

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP công thương việt nam – CN kon tum (Trang 71 - 77)

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.3.6. Đánh giá công tác quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay đối vớ

với khách hàng doanh nghiệp tại VIETINBANK Kon Tum

a. Những kết quả đạt được

Hoạt động quản trị rủi ro tín dụng doanh nghiệp đã tổ chức thực hiện một cách độc lập, tách biệt phòng khách hàng, phòng thẩm định và bộ phận kiểm tra nội bộ, do đó đảm bảo tách bạch công tác tiếp thị khách hàng với thẩm định rủi ro và ra quyết định cho vay. Điều đó làm cho hoạt động cho vay và hoạt động quản trị rủi ro cho vay Doanh nghiệp tại chi nhánh đảm bảo đƣợc tính hiệu quả và khách quan. Đồng thời, các biện pháp quản trị rủi ro tín dụng Doanh nghiệp đã đƣợc chi nhánh thực hiện một cách nghiêm chỉnh và đạt đƣợc một số hiệu quả nhƣ sau:

- Chi nhánh đã quan tâm đến công tác kiểm soát nguyên nhân rủi ro do ngân hàng, doanh nghiệp , môi trƣờng bên ngoài gây ra để từ đó có các biện pháp chủ động nhằm phòng ngừa, hạn chế nguy cơ xảy ra và khắc phục hậu quả nếu rủi ro xảy ra. Cùng với việc chấp hành tốt chính sách quản trị rủi ro tín dụng doanh nghiệp mà Vietinbank Kon Tum xây dựng. Cho nhánh đã quán triệt tốt tinh thần làm việc cho tất cả Cán bộ công nhân viên là không ngừng trao đổi kinh nghiệm, nâng cao trình độ chuyên môn và phẩm chất đạo đức ngƣời cán bộ trong thời kỳ đổi mới.

quyền hạn của các phòng, ban đƣợc quy định cụ thể, bám sát với thực tế hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.

- Cơ cấu dƣ nợ đủ tiêu chuẩn chiếm tỷ trọng lớn trên tổng dƣ nợ, chất lƣợng tín dụng chuyển biến tích cực.

- Tỷ lệ nợ xấu đƣợc kiềm chế dƣới mức 3%, đảm bảo thực hiện đúng kế hoạch đề ra.

- Chi nhánh chủ động kiểm soát chất lƣợng tín dụng, sớm phát hiện rủi ro tiềm ẩn nợ xấu có thể phát sinh, dự kiến và lập đƣợc kế hoạch số dự phòng rủi ro phải trích để Ngân hàng chủ động trong kế hoạch tài chính ngay từ đầu năm. Hiện nay, chi nhánh đã trích đúng quỹ dự phòng rủi ro tín dụng trên tổng dƣ nợ, trích đủ theo quy định về trích lập dự phòng rủi ro của Ngân hang nhà nƣớc, đảm bảo quỹ dự phòng để xử lý tổn thất tín dụng qua các năm.

b. Những mặt còn hạn chế và nguyên nhân

- Công tác nhận diện rủi ro còn nhiều bất cập, mang tính chủ quan của Cán bộ tín dụng. Với cách nhận dạng rủi ro hiện đang thực hiện chƣa thể giúp chi nhánh xác định đối tƣợng, nguyên nhân gây ra Rủi ro tín dụng. Nhiều dạng rủi ro mới xuất hiện đã làm cho chi nhánh chƣa thể lƣờng trƣớc đƣợc. Điều này đòi hỏi chi nhánh cần có mô hình nhận dạng rủi ro hoàn chỉnh hơn, có khả năng nhận diện rủi ro một cách toàn diện, chứ không để rủi ro xảy ra rồi mới tiền hành phòng ngừa.

- Công tác đo lƣờng rủi ro tín dụng chƣa đánh giá đƣợc xác suất rủi ro hay tổn thất dự kiến do chƣa có công cụ chuyên biệt, chỉ tiêu, số liệu thống kê đầy đủ hay sử dụng mô hình riêng để đánh giá rủi ro khoản vay. Đa số, việc đo lƣờng dựa trên đánh giá khách hàng, trên phƣơng án vay vốn, dựa trên báo cáo tài chính, phƣơng án kinh doanh đƣợc khách hàng cung cấp. Tình hình thực tế là các Cán bộ tín dụng không thể kiểm tra tính khớp đúng của số liệu đƣợc cung cấp. Ngoài ra, hệ thống xếp hạng tín dụng chỉ dừng lại ở mức độ

đo lƣờng đúng nghĩa.

- Tính đa dạng hoá trong cho vay còn thấp, mới chỉ tập trung vào một số ngành nghề. Sự tập trung quá mức vào một nhóm ngành sẽ tiềm ẩn rủi ro cao vì khi thị trƣờng ngành đó khó khăn sẽ làm gia tăng rủi ro tín dụng đối với chi nhánh.

- Công tác thẩm định vẫn còn một số bất cập:

Công tác thẩm định do thiếu thông tin nên chỉ mới chú trọng vào việc thẩm định dựa trên các báo cáo tài chính, chƣa đi sâu vào phân tích dòng tiền, phân tích ngành, trình độ công nghệ của phƣơng án Sản xuất kinh doanh, phân tích thị trƣờng đầu vào và đầu ra của doanh nghiệp nên chƣa đánh giá hết những rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động kinh doanh của khách hàng.

Tải sản bảo đảm đƣợc định giá chƣa phù hợp với thực tế dẫn đến mức độ tài trợ tín dụng cao hơn mức độ đảm bảo bằng tài sản. Cán bộ thẩm định chất lƣợng tín dụng đôi khi chƣa đƣợc đào tạo bài bản, còn thiếu trình độ nghiệp vụ, dẫn đến định giá cho vay khách hàng cao so với nhu cầu thực tế, gây nguy cơ tiềm ẩn rủi ro tín dụng.

Quá trình tổng hợp phân tích đánh giá khách hàng của Vietinbank Kon Tum còn sơ sài, chƣa thực sự đề cập đến sự thay đổi của chính sách, môi trƣờng kinh tế,… ảnh hƣởng đến hoạt động của khách hàng.

- Chất lƣợng và tổ chức khai thác thông tin tín dụng vẫn còn hạn chế: Thông tin khách hàng hiện nay của Vietinbank Kon Tum còn thiếu, chƣa đƣợc cập nhật đầy đủ, chƣa đáp ứng kịp thời, có hiệu quả cho việc phân tích, đánh giá và dự báo tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp. Ngoài ra, các thông tin lấy từ trung tâm thông tin phòng ngừa rủi ro của Ngân hàng nhà nƣớc cũng thƣờng xuyên không đƣợc cập nhật đầy đủ do sự thiếu hợp tác trong việc chia sẻ các thông tin về khách hàng của các Ngân hàng thƣơng mại, chất lƣợng cung cấp thông tin khách hàng còn nghèo nàn không đáp ứng

cho nhu cầu thẩm định và giám sát khách hàng sử dụng vốn vay của Ngân hàng.

- Sự lỏng lẻo trong công tác kiểm soát nội bộ ngân hàng:

Hoạt động kiểm soát nội bộ của Chi nhánh trong thời gian qua chƣa theo kịp với tốc độ tăng trƣởng tín dụng. Công tác này chƣa thực hiện đúng nhiệm vụ của nó mà mang nặng tính hình thức. Các báo cáo kiểm soát nội bộ thƣờng chỉ là phân tích, tổng hợp, thống kê các số liệu từ báo cáo của bộ phận tín dụng nên chƣa thể hiện đƣợc tính độc lập, tính kiểm tra và cảnh báo của mình.

- Công tác xử lý nợ xấu tại chi nhánh chƣa hiệu quả:

Chi nhánh thực hiện xử lý nợ quá hạn bằng cách gia hạn nợ hoặc cơ cấu lại thời hạn trả nợ nên nợ gốc lãi tồn đọng nhiều, làm ảnh hƣởng đến năng lực tài chính của chi nhánh, chƣa phản ánh đúng hiệu quả hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng tiềm ẩn.

Hiện nay, Ngân hàng nhận tài sản thế chấp là bất động sản, thực tế việc xử lý tài sản loại này gặp nhiều khó khăn, thời gian xử lý chậm, làm phát sinh nhiều chi phí. Ngân hàng có thể thoả thuận để khách hàng tự bán tài sản, tuy nhiên khó khăn là ngƣời vay và ngƣời thế chấp không phải là một, đôi lúc xảy ra xung đột về quyền lợi, dẫn đến kéo dài thời gian xử lý. Theo quy định nếu khách hàng không trả đƣợc nợ, Ngân hàng có quyền xử lý tài sản đảm bảo nợ vay, nhƣng thực tế Ngân hàng là tổ chức kinh tế chứ không phải cơ quan quyền lực nhà nƣớc, không có chức năng cƣỡng chế buộc khách hàng bàn giao tài sản đảm bảo cho ngân hàng để xử lý hoặc việc chuyển tài sản đảm bảo nợ vay để toà án xử lý qua con đƣờng tố tụng.

- Mô hình quản trị rủi ro tín dụng còn nhiều yếu tố cảm tính:  Mô hình phụ thuộc nhiều vào báo cáo tài chính của khách hàng:

dụng quan trọng, thông qua việc chấm điểm, xếp hạng khách hàng. Về Nguyên nhân:

+ Nguyên nhân chủ quan:

- Môi trƣờng cung cấp thông tin còn hạn chế và khó kiểm chứng; ngân hàng rất thiếu và khó khăn trong việc tìm kiếm thông tin về tình hình hoạt động của khách hàng, tính chất ngành nghề, giá cả thị trƣờng, các định mức kỹ thuật, công nghệ, chính sách quy hoạch vùng miền, chiến lƣợc phát triển ngành… để phục vụ cho công tác thẩm định phƣơng án kinh doanh, do đó nó sẽ tác động đến chất lƣợng thẩm định trong cho vay. Nguồn thông tin từ CIC của Ngân hàng nhà nƣớc chủ yếu để cung cấp các thông tin về tình hình nợ vay và lịch sử quan hệ tín dụng của khách hàng, chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu cần thiết của ngân hàng.

Ngoài ra, doanh nghiệp vì muốn đƣợc vay không muốn ngân hàng biết các thông tin không có lợi đối với họ, nhiều khách hàng còn tìm cách che dấu. Hiện nay thông tin về doanh nghiệp bao gồm thông tin tài chính và phi tài chính; các thông tin lấy từ báo cáo tài chính và qua việc phỏng vấn khách hàng. Tuy nhiên, báo cáo tài chính của khách hàng chƣa thật sự trung thực, phần lớn chƣa qua kiểm toán; nguồn thông tin phỏng vấn chƣa đạt đƣợc hiệu quả do chƣa xây dựng đƣợc mẫu câu hỏi logic, trình độ phỏng vấn của nhân viên ngân hàng chƣa cao. Do đó, đã làm cho Vietinbank Kon Tum gặp khó khăn về tính chính xác của thông tin do khách hàng cung cấp để thẩm định hiệu quả khoản vay, cũng nhƣ quá trình kiểm tra kiểm soát quá trình vay vốn của khách hàng.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Trên cơ sở phân tích, nhận xét và đánh giá về thực trạng hoạt động cho vay, công tác quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp giai đoạn 2013 - 2015 của VIETINBANK Kon Tum có thể thấy rằng công tác quản trị rủi ro tín dụng của VIETINBANK Kon Tum vẫn còn bất cập và chƣa phát huy hiệu quả. Từ đó, tác giả đƣa ra những định hƣớng, mục tiêu và các giải pháp khắc phục, hạn chế rủi ro tín dụng trong chƣơng 3 làm căn cứ để đề xuất giải pháp quản trị rủi ro một cách có hiệu quả.

CHƢƠNG 3

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP công thương việt nam – CN kon tum (Trang 71 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)