Đối với Ngân hàng Nhà nƣớc

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP công thương việt nam – CN kon tum (Trang 93 - 95)

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.3.1. Đối với Ngân hàng Nhà nƣớc

- NHNN cần có những chỉ đạo để các NHTM thấy đƣợc tính cần thiết của bảo hiểm đối với sự an toàn của các khoản vay và sớm hình thành môi trƣờng pháp lý cho việc ra đời của bảo hiểm tiền vay.

- Thành lập các tổ chức định mức tín nhiệm, cơ chế giám sát hoạt động các NHTM nên hỗ trợ khuyến khích việc thành lập các tổ chức này, thiết lập hệ thống thông tin minh bạch về các DN để NH có thể lấy làm căn cứ quyết định cho vay của mình.

- NHNN cần phải thiết lập môi trƣờng nhằm tạo ra cơ chế quản trị hữu hiệu RRTD là kiểm soát thị trƣờng, KH và các tổ chức kinh doanh khác thông qua cạnh tranh chứ không phải chỉ là cơ chế hành chính nhƣ hiện nay. Nhƣng phải nhìn nhận rằng các NH phải tự nâng cao năng lực quản trị của mình, không chỉ là sự khống chế từ trên xuống theo các tỷ lệ và chỉ tiêu nhất định.

- Ban hành các văn bản quy định hƣớng dẫn nâng cao năng lực quản trị RRTD tại các NHTM và cố gắng đƣa ra những tiêu chuẩn phù hợp và sát với tiêu chuẩn quốc tế. Phối hợp với chính phủ để đẩy nhanh tiến trình cổ phần hoá

các NHTM.

- Phối hợp với chính phủ để đƣa ra các hành lang pháp lý cho hoạt động phái sinh cũng nhƣ hoạt động chứng khoán hoá, tạo điều kiện để phát triển thị trƣờng phái sinh tại Việt Nam . Phát triển thị trƣờng vốn theo hƣớng hiện đại, hoàn chỉnh về cấu trúc vận hành theo các thông lệ quốc tế. NHNN cần đƣa ra các chính sách điều tiết thị trƣờng phái sinh sao cho phù hợp với nhu cầu và sự biến động của thị trƣờng vốn.

- Nâng cao hơn nữa chất lƣợng thông tin tín dụng vì hoạt động thông tin tín dụng mang lại rất nhiều lợi ích cho các NHTM, vấn đề thông tin đang là vấn đề nan giải đối với các NHTM. Hiện nay, đã có một trung tâm thông tin tín dụng NHNN ( CIC), đây là nguồn cung cấp thông tin duy nhất đối với các NHTM hiện nay. Trong khi các NHTM chƣa xây dựng đƣợc mô hình lƣợng hoá rủi ro và xác định mức cho vay tối đa, tối ƣu đối với KH thì thêm vào đó, thông tin “ đầu vào” vô cùng cần thiết phục vụ việc ra quyết định của NH chƣa đƣợc lƣu trữ, thu thập và xử lý hiệu quả. Trung tâm thông tin tín dụng – NHNN hầu nhƣ mới chỉ cung cấp số liệu dƣ nợ của các doanh nghiệp , chƣa có thông tin phi tài chính , khả năng quản lí của lãnh đạo doanh nghiệp. Thông tin của các NH nhiều khi phải lấy từ các nguồn phi chính thức. Vì vậy, NHNN cần có những biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của trung tâm CIC.

- Ngoài ra, tính công khai, minh bạch trong các thông tin liên quan đến tài chính còn ít nên vai trò giám sát của công chúng đối với hệ thống NHTM còn hạn chế. Trong nhiều trƣờng hợp, ngƣời dân chỉ biết đƣợc thông tin này thông qua tin đồn nên trong nhiều trƣờng hợp gây hoang mang, ảnh hƣởng đến tâm lý của KH ( KH ồ ạt rút tiền khi biết các thông tin một cách bất ngờ và không chính xác về tình trạng tài chính của NH).

- Về hệ thống kiểm tra, giám sát hoạt động quản trị rủi ro: Do NHNN chƣa có văn bản hƣớng dẫn chi tiết về quản trị rủi ro tín dụng nên công tác thanh

tra, giám sát rủi ro tín dụng chƣa phát huy hiệu qủa . Các NH chƣa có hệ thống giám sát tự động; do vậy, việc giám sát phụ thuộc vào cán bộ làm công tác giám sát nên không thể tránh đƣợc các sai sót. Chính vì vậy NHNN phải nhanh chóng đƣa ra những văn bản hƣớng dẫn chi tiết về quản trị RRTD để viêc thanh tra , giám sát RRTD hiệu quả, giảm thiểu rủi ro cho các hệ thống NHTM.

- Các cơ chế quản trị rủi ro cho hệ thống NH Việt Nam đang tiến dần tới thông lệ quốc tế và đƣợc đánh giá là khá chặt chẽ. Tuy nhiên, giải pháp hữu hiệu nhất chính là nâng cao năng lực tự quản trị rủi ro của các NH chứ không phải là khống chế từ trên NHNN xuống theo các tỷ lệ, chỉ tiêu nhất định, để từ đó NHTM cố gắng làm mọi việc để đạt chỉ tiêu đó, kể cả chuyện bóp méo số liệu. Việc đảm bảo an toàn chỉ có mỗi yêu cầu từ NHNN dội xuống thì vô cùng mỏng manh, bởi cơ chế đó do NHNN đƣa ra, rồi chính mình kiểm soát và đánh giá.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP công thương việt nam – CN kon tum (Trang 93 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)