7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.2. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI HUYỆN BUÔN ĐÔN
2.2.5. Thực trạng về kết quả, hiệu quả và đóng góp của trang trại cho
cho phát triển kinh tế xã hội địa phƣơng
Nền kinh tế của huyện chủ yếu phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp, tuy vậy so với tiềm năng, kinh tế trang trại chƣa trở thành mô hình kinh tế mũi nhọn, đóng vai trò quyết định sự phát triển của ngành này. Sản lƣợng các sản phẩm của trang trại qua các năm từ 2011-2013 có xu hƣớng tăng cả về cây trồng và vật nuôi. Năm 2013, tổng giá trị sản lƣợng hàng hóa của trang trại là 38.333,6 triệu đồng, trong đó giá trị sản lƣợng hàng hóa từ trang trại chăn nuôi là chủ yếu, với 34.040,85 triệu đồng, chiếm 88,18 %; tiếp đến là các loại hình trang trại khác nhƣ: trang trại tổng hợp (2.314,75 triệu đồng), trang trại trồng trọt (2.277,99 triệu đồng). Thu nhập bình quân/trang trại năm 2013 là 233,91 triệu đồng cao hơn so với năm 2012 là 185,92 triệu đồng và năm 2011 là 179,58 triệu đồng.
Bên cạnh đó, trong từng loại hình trang trại, ngoài nguồn thu chính từ loại hình của trang trại mình, các chủ trang trại còn tận dụng các lợi thế về đất đai, mặt nƣớc,…để sản xuất sản phẩm khác, tạo thêm thu nhập cho trang trại, nguồn thu nhập này có ý nghĩa rất lớn để tạo ra sản phẩm phục vụ tại chỗ cho trang trại nhƣ các loại thực phẩm, lƣơng thực, cũng có trang trại tự sản xuất một phần phân bón phục vụ cho sản xuất.
Trang trại chăn nuôi: Trong 03 loại hình trang trại cơ bản trên địa bàn huyện Buôn Đôn, trang trại chăn nuôi có quy mô sản xuất kinh doanh lớn hơn nhiều so với 02 loại hình trang trại còn lại với giá trị sản lƣợng hàng hóa năm 2013 là: 34.040,85 triệu đồng, bình quân mỗi trang trại là 1.620 triệu đồng, loại
hình trang trại này có thu nhập bình quân cao nhất với 251,64 triệu đồng/01 trang trại, thể hiện đƣợc tính đa dạng và hiệu quả trong kinh doanh cũng nhƣ giảm thiểu rủi ro trong lĩnh vực sản xuất. Thu nhập chính từ chăn nuôi chỉ chiếm 80% tổng thu nhập của trang trại, ngoài ra chủ trang trại tận dụng diện tích trồng các loại cây ngắn và ngày dài, đào ao thả cá để tạo thêm thu nhập.
Trang trại trồng trọt: Mặc dù tập trung đầu tƣ thâm canh các loại cây công nghiệp dài ngày nhƣng trang trại đã tận dụng tối đa nguồn lực, tăng thu nhập, các trang trại ít nhiều cũng quan tâm đến chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản và trồng rừng (phân tán làm cây che bóng). Nhìn chung, dù sản xuất hàng hoá ở mức độ cao trang trại vẫn mang dáng dấp của hộ nông dân (sản xuất phục vụ nhu cầu thị trƣờng và nhu cầu bản thân gia đình).
Trang trại tổng hợp: Giá trị sản lƣợng hàng hóa chủ yếu là từ trồng trọt 55%, chăn nuôi chiếm 30% và thủy sản chiếm 15%. Nhƣ vậy loại trang trại kết hợp tỏ ra phù hợp với điều kiện đất đai và điều kiện sản xuất của địa phƣơng. Tuy trồng trọt là nguồn thu chủ lực nhƣng các chủ trang trại đã biết tận dụng nguồn lực để phát triển thêm chăn nuôi: lợn, gà,... chăn nuôi tạo ra nguồn phân chuồng tại chỗ bón cho cây trồng, nhằm tổ chức sản xuất hợp lý, tiết kiệm đƣợc chi phí đầu vào.
Trang trại trồng trọt và tổng hợp là loại hình có giá trị sản lƣợng hàng hóa và thu nhập khá thấp, trung bình mỗi trang trại trồng trọt đạt giá trị sản lƣợng hàng hóa là 759,33 triệu đồng, với thu nhập đạt 175,5 triệu đồng/01 trang trại. Trang trại tổng hợp, trung bình mỗi trang trại đạt doanh thu là 2.314,75 triệu đồng, với thu nhập đạt 168,22 triệu đồng/01 trang trại.
Năm 2013, chi phí đầu tƣ cho trang trại 32.018,05 triệu đồng, bình quân trang trại 1.185,85 triệu đồng, chiếm tỷ trọng lớn trong giá trị sản xuất bình quân của trang trại. Loại trang trại có chi phí bình quân cao nhất là trang trại chăn nuôi (1.369,35 triệu đồng), tiếp đến là trang trại tổng hợp (603,4
triệu đồng); thấp nhất là trang trại trồng trọt (583,83 triệu đồng). Trong từng loại trang trại chi phí đầu tƣ cũng có sự khác nhau lớn, cụ thể trang trại trồng tiêu, cao su có chi phí lớn hơn trồng cà phê. Điều này đặt ra cho các chủ trang trại phải lựa chọn loại cây trồng vật nuôi khi lƣợng vốn lƣu động hạn hẹp. Qua số liệu cho thấy qui mô và loại hình trang trại có ảnh hƣởng rất lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của các trang trại. Với một qui mô thích hợp và lựa chọn cơ cấu cây trồng vật nuôi hợp lý sẽ cho hiệu quả kinh tế cao. Trong điều kiện cho phép mở rộng quy mô sản xuất để nâng cao thu nhập thì trang trại cao su, tiêu có lợi hơn so với các loại hình trang trại khác.
Tổng thu nhập trang trại trên địa bàn năm 2013 đạt 6.315,55 triệu đồng, bình quân thu nhập 233,91 triệu/trang trại. Thu nhập bình quân trang trại trên địa bàn huyện chiếm 16,48% giá trị sản xuất.
Bảng 2.15. Sản lượng các sản phẩm của trang trại giai đoạn 2011-2013
Mô hình trang trại ĐVT Năm
2011 Năm 2012 Năm 2013 1. Cây trồng Cà phê tấn 27,7 31,4 33,1 Tiêu tấn 32,4 36,1 37,8 Cao su tấn 19,3 23,0 24,7 Ca cao tấn 13 16,7 18,4 Điều tấn 10,1 13,8 15,5
Cây ăn quả tấn 8,8 12,5 14,2
Lúa tấn 38,55 42,3 43,95
Ngô tấn 57,9 61,6 63,3
Đậu tƣơng tấn 5 8,7 10,4
Lạc tấn 7 10,7 12,4
Đậu các loại tấn 6,8 10,5 10,2 Rau thực phẩm tấn 3,7 7,4 5,6 2. Vật nuôi Trâu con 75 56 68 Bò con 187 236 282 Lợn con 8.743 11.947 9.564 Lợn rừng con 88 153 78 Gà con 30.543 43.543 51.543 Vịt con 6.537 5.537 8.537 Cá tấn 27 36 29
Cây ăn quả tấn 6 4 5
Trứng gà, vit 1000 quả 75.800 94.300 81.200
Nguồn: Phòng NN&PTNT huyện Buôn Đôn qua các năm
Bảng 2.16.Kết quả sản xuất của trang trại giai đoạn 2011-2013 và phân theo loại hình sản xuất năm 2013
Đvt: Triệu đồng STT Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tổng (BQ) Chăn nuôi Trồng trọt Tổng hợp 1 Tổng giá trị SLHH 32.765,91 34.567,31 38.333,60 34.040,85 2.277,99 2.314,75 - BQ/TT 1.310,64 1.280,27 1.419,76 1.620,99 759,33 771,6 2 Tổng chi phí 28.276,45 29.547,42 32.018,05 28.756,45 1.751,49 1.810,10 - BQ/TT 1.131,06 1.094,35 1.185,85 1.369,35 583,83 603,4 3 Tổng thu nhập 4.489,46 5.019,89 6.315,55 5.284,40 526,5 504,65 - BQ/TT 179,58 185,92 233,91 251,64 175,5 168,22
Nguồn: Tính toán từ SL Phòng NN&PTNT huyện Buôn Đôn qua các năm
Thông qua biểu bảng 2.17, cho chúng ta đánh giá hiệu quả chi phí, năng suất lao động, hiệu quả sử dụng đất của các loại hình trang trại.
Nhìn chung qua các năm từ 2011-2013 việc phát triển kinh tế trang trại đã mang lại một số hiệu quả thiết thực. tùy vào từng mô hình kinh tế trang trại mà có sự hiệu quả khác nhau. Bình quân chung nhận thấy năm 2013 là năm các mô hình trang trại hoạt động tƣơng đối hiệu quả hơn so với năm 2011 và 2012 trên cơ sở GTSX tạo ra nhiều hơn, thu nhập cũng cao hơn nguyên nhân chủ yếu cũng từ giá cả cây trồng nhƣ cà phê, hồ tiêu, cây ăn quả (bơ, mít) khá cao, giá trâu bò thịt, heo cũng có phần cao và ổn định hơn.
Bảng 2.17. Hiệu quả sản xuất của trang trại
Stt Mô hình trang trại DT/CP (lần) TN/CP (lần) DT/LĐ (tr.đồng) TN/LĐ (tr.đồng) DT/D.tích (tr.đồng) TN/D.tích (tr.đồng) Năm 2013 1 TT trồng trọt 1,3 0,3 253,11 58,5 474,58 109,69 2 TT chăn nuôi 1,18 0,18 447,91 69,53 505,21 78,43 3 TT tổng hợp 1,28 0,28 165,34 36,05 287,9 62,77 Tổng (BQ) 1,25 0,25 288,79 54,69 422,56 83,63 Năm 2012 1 TT trồng trọt 1,22 0,22 147,43 18,67 365,83 48,95 2 TT chăn nuôi 1,09 0,13 155,78 25,65 477,17 75,67 3 TT tổng hợp 1,19 0,17 138,63 18,76 325,54 47,65 Tổng (BQ) 1,17 0,17 147,72 21,45 388,83 56,47 Năm 2011 1 TT trồng trọt 1,08 0,2 127,54 17,65 351,92 41,24 2 TT chăn nuôi 1,16 0,15 175,43 23,54 453,67 71,43 3 TT tổng hợp 1,23 0,15 143,34 19,43 310,32 44,87 Tổng (BQ) 1,16 0,16 150,30 20,59 379,10 51,94
Nguồn: Tính toán từ SL Phòng NN&PTNT huyện Buôn Đôn qua các năm
Xét về hiệu quả sử dụng một đồng chi phí với các loại hình trang trại có sự khác nhau lớn. Một đồng chi phí bình quân của các trang trại tạo ra 1,25
đồng giá trị sản xuất. Loại hình kinh tế trang trại trồng trọt đạt cao nhất là một đồng chi phí đầu tƣ thu đƣợc 1,3 đồng giá trị sản xuất, tiếp đến là trang trại tổng hợp với 1,28 đồng giá trị sản xuất, trang trại chăn nuôi đạt là một đồng chi phí đầu tƣ chăn nuôi thu đƣợc 1,18 đồng giá trị sản xuất.
Xét về năng suất lao động của trang trại đƣợc thể hiện ở việc giá trị sản xuất của một lao động tạo ra trong một năm. Bình quân một lao động sử dụng trong trang trại tạo ra giá trị sản xuất 288,79triệu đồng/năm và tạo ra thu nhập là 54,69 triệu đồng/năm. Trong đó, trang trại chăn nuôi tạo giá trị sản xuất cao nhất là 447,91 triệu đồng/lao động/năm và thu nhập 69,53 triệu đồng/lao động/năm, tiếp đến trồng trọt tạo ra giá trị sản xuất 253,11 triệu đồng/lao động/năm thu nhập 58,5 triệu đồng/lao động/năm. Lao động của trang trại tổng hợp thấp nhất khoảng 36,05 triệu đồng/lao động/năm.
Xét về hiệu quả sử dụng đất của các trang trại, một ha đất sử dụng của trang trại tạo giá trị sản xuất là 422,56 triệu đồng/năm và thu nhập là 83,63 triệu đồng/năm. Đất đai sử dụng trong trang trại trồng trọt tạo ra thu nhập cao nhất là 109,69 triệu đồng/ha/năm. Đất đai sử dụng của trang trại tổng hợp tạo thu nhập thấp nhất là 62,77 triệu đồng/ha/năm.
Mức độ đóng góp của phát triển KTTT còn rất thấp. Giá trị sản xuất tạo ra chỉ chiếm 4,87% trong tổng GTSX của ngành nông nghiệp và chiếm 2,22% trong tổng GTSX các ngành kinh tế của huyện.
Phát triển kinh tế trang trại góp phần tạo việc làm cho lao động địa phƣơng, tuy nhiên vì quy mô và số lƣợng các trang trại còn hạn chế vì vậy chủ yếu là lao động của chủ trang trại. Ngoài ra tùy vào đặc thù của từng loại cây trồng vật nuôi mà các chủ trang trại thuê mƣớn thêm lao động thƣờng xuyên và thời vụ. Tổng số lao động sử dụng của các trang trại là 221 ngƣời trong đó trang trại trồng trọt 57 ngƣời, chăn nuôi 125 ngƣời, tổng hợp 39 ngƣời.