Thực trạng về liên kết sảnxuất

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện buôn đôn tỉnh đăk lăk (Trang 77)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI HUYỆN BUÔN ĐÔN

2.2.3. Thực trạng về liên kết sảnxuất

Kinh tế trang trại là mô hình kinh tế sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp. Việc giải quyết yếu tố đầu ra đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự phát triển ổn định của trang trại. Chƣơng trình liên kết 4 "nhà" (nhà nƣớc, nhà khoa học, doanh nghiệp, nông dân) vẫn chƣa thực sự cho hiệu quả nhƣ mong muốn. Một số chƣơng trình khuyến nông, lâm, ngƣ đã đƣợc triển khai đến từng xã và các chủ trang trại; tuy nhiên do nhiều yếu tố khách quan nên nhiều trang trại chƣa đƣợc hƣởng lợi từ chƣơng trình này.

Các chính sách của Nhà nƣớc về phát triển kinh tế trang trại về tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn thực sự chƣa đƣợc triển khai một cách triệt để đến trang trại...

thể, mối liên kết giữa doanh nghiệp (DN) và nông dân, nông dân và nông dân trong các trang trại, tổ hợp tác, câu lạc bộ khuyến nông vẫn khá lỏng lẻo, không gắn kết đƣợc lợi ích và trách nhiệm của các bên với nhau… Mối liên kết thiếu chặt chẽ đã khiến nông dân, doanh nghiệp không an tâm đầu tƣ, sản xuất. Nhìn chung, các trang trại trên địa bàn huyện chƣa có sự gắn kết chặt chẽ giữa sản xuất với tiêu thụ. Đây là vấn đề đã tồn tại trong thời gian dài nhƣng có hƣớng giải quyết triệt để. Tình trạng sản phẩm nông sản hàng hóa do các trang trại sản xuất ra không tiêu thụ đƣợc hoặc phải bán với giá thấp hơn rất nhiều so với giá thị trƣờng ở những địa bàn thuận lợi, trong khi giá các yếu tố đầu vào phải mua với giá cao đang nổi lên là một trong những vấn đề bức xúc mà các chủ trang trại đang phải chấp nhận, chƣa có giải pháp khắc phục.

Ngoài ra, việc liên kết sản xuất của các trang trại trên địa bàn huyện trong thời gian qua chƣa phát triển. Vấn đề liên kết sản xuất kinh doanh giữa các trang trại với nhau, giữa trang trại với các nông lâm trƣờng, với các hợp tác xã nông nghiệp đƣợc các chủ trang trại quan tâm đúng mức. Vì thế các trang trại gặp khó khăn trong việc mở rộng quy mô sản xuất, cũng nhƣ giải quyết các yếu tố đầu vào, đầu ra của trang trại còn nhiều bất cập, gây nhiều thiệt hại cho các chủ trang trại.

2.2.4. Thực trạng về thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm

Đa số các trang trại cho rằng với cơ chế thị trƣờng thì việc mua các yếu tố đầu vào là khá dễ dàng đặc biệt là việc tìm mua vật tƣ nông nghiệp, thuê lao động và tìm kiếm thông tin khoa học kỹ thuật. Điều này thể hiện tính sẵn có và mức độ cạnh tranh cao ở thị trƣờng. Đối với việc tiêu thụ sản phẩm còn gặp nhiều khó khăn, việc tiếp cận thông tin thị trƣờng chƣa đƣợc kịp thời.

Tỷ lệ trang trại phân theo khả năng tiếp cận thị trƣờng nhận thấy có khó khăn mà trang trại đang gặp phải là nắm bắt thông tin thị trƣờng (65%), tiêu thụ sản phẩm (53%).

Bảng 2.11. Tỷ lệ trang trại phân theo khả năng tiếp cận thị trường

Đvt: %

Stt Chỉ tiêu Mức độ tiếp cận

Dễ dàng Khó khăn

1 Thông tin thị trƣờng 35 65

2 Thông tin khoa học kỹ thuật 76 24

3 Tiêu thụ sản phẩm 47 53

Nguồn: Phòng NN&PTNT huyện Buôn Đôn năm 2013

Đối với thông tin thị trƣờng về giá cả hàng hóa có đến 61% số trang trại đƣợc cho là có thông tin đầy đủ còn lại hầu hết các thông tin khác họ chỉ tiếp nhận không đầy đủ hoặc không đƣợc tiếp nhận. những thông tin về quy mô thị trƣờng, chất lƣợng sản phẩm đòi hỏi và nơi tiêu thụ là rất hạn chế.

Bảng 2.12. Tỷ lệ trang trại phân theo mức độ tiếp cận thông tin thị trường

Đvt: %

Stt Loại thông tin Đầy đủ Có mức

độ Không tiếp nhận đƣợc 1 Giá cả hàng hóa 61 33 6 2 Nơi tiêu thụ 20 38 42 3 Quy mô thị trƣờng 0 10 90 4 Chất lƣợng sản phẩm đòi hỏi 22 33 45 5 Phƣơng thức mua bán 28 36 36

Nguồn: Phòng NN&PTNT huyện Buôn Đôn năm 2013

Một khi thông tin thị trƣờng không đầy đủ về hàng hóa nông sản thì việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của các trang trại sẽ hết sức khó khăn. Nguồn thông tin thị trƣờng rất đa dạng phong phú cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ thông tin.

nguồn thông tin đƣợc tiếp cận rất đa dạng trong đó cao nhất là từ truyền hình (85%), kế đến là hoạt động khuyến nông, sách báo tạp chí, loa đài...

Xét về khía cạnh chất lƣợng hàng hóa dịch vụ nhận thấy hầu hết các trang trại có cơ hội lựa chọn tuy nhiên chỉ riêng có nhiên liệu, thức ăn chăn nuôi, thủy nông và điện là rất ít có cơ hội lựa chọn chất lƣợng. các trang trại phải chấp nhận thực tế này và do vậy ảnh hƣởng đến khả năng tăng năng suất sản lƣợng và quy mô sản xuất kinh doanh của trang trại đồng thời làm giảm khả năng cạnh tranh về sản phẩm đầu ra.

Bảng 2.13. Tỷ lệ trang trại phân theo mức độ tiếp cận nguồn thông tin

Đvt: %

Stt Nguồn thông tin Tỷ lệ TT tiếp cận Lƣợng và tính chất thông tin Đầy đủ Có mức độ Nghèo nàn 1 Truyền hình 85 20 60 20 2 Sách, báo, tạp chí 45 52 40 8 3 Loa đài 35 49 38 13 4 Tổ hợp tác 30 18 25 57 5 Khuyến nông 76 22 43 35 6 Thƣơng lái 18 27 39 34 7 Bạn bè, ngƣời thân 22 10 22 68

Nguồn: Phòng NN&PTNT huyện Buôn Đôn qua các năm

Nhận thấy sản phẩm hàng hoá của các trang trại chủ yếu tiêu thụ ở trên địa bàn huyện và tỉnh là chủ yếu, ngoài ra cung cấp cho nhà máy chế biến công nghiệp chiếm 75% số lƣợng hàng hoá. Xét về nhóm hàng hoá nông sản của trang trại phục vụ cho nguyên liệu công nghiệp chế biến nhƣ cà phê, tiêu, điều, ngô, sắn tiêu thụ qua trung gian và trực tiếp cho nhà máy nhƣng cũng gặp nhiều khó khăn do quy mô kinh doanh còn nhỏ lẻ. Trang trại chăn nuôi lợn tiêu thụ qua trung gian hoặc nhà máy bao tiêu sản phẩm theo hình thức

nuôi gia công.

Phần lớn sản phẩm của các trang trại là chƣa qua chế biến, tỷ trọng sản phẩm đã qua sơ chế và tinh chế rất thấp, dẫn tới giá trị sản phẩm từ trang trại là không cao. Mặc khác, sản phẩm bán là đối tƣợng tƣơi sống mà các trang trại không có đủ điều kiện để bảo quản vụ nên vấn đề liên kết trong tiêu thụ là khâu rất quan trọng để tạo ra nguồn hàng hoá lớn, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của trang trại. Hiện nay, trên địa bàn huyện chƣa có trang trại nào có sản phẩm đủ tiêu chuẩn để xuất khẩu.

Bảng 2.14. Thị trường tiêu thụ sản phẩm của các trang trại năm 2013

Đvt: Trang trại Stt Thị trƣờng tiêu thụ SP Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tổng TT trồng trọt TT chăn nuôi TT tổng hợp Tổng số trang trại 25 27 27 3 21 3

1 Tiêu thụ SP tại địa bàn trang trại 25 27 27 3 21 3

2 Tiêu thụ SP phạm vi trong tỉnh 21 21 23 3 18 2

3 Tiêu thụ SP phạm vi trong nƣớc 14 15 15 1 12 2

4 Xuất khẩu - - - - - -

Nguồn: Phòng NN&PTNT huyện Buôn Đôn qua các năm

Các sản phẩm nông sản của trang trại bán qua trung gian và làm nguyên liệu cho nhà máy chế biến là chủ yếu, thông tin thị trƣờng nông sản đến với trang trại gặp nhiều khó khăn, bị các thƣơng lái ép cấp, ép giá khi bán nông sản.Các chủ trang trại liên kết trong tiêu thụ sản phẩm ở huyện còn rất yếu. Đến nay, các chủ trang trại chỉ trao đổi thông tin về giá cả thị trƣờng để mua nguyên liệu đầu vào và bán sản phẩm. Hầu hết các chủ trang trại chƣa có hợp đồng với các nhà máy chế biến tiêu thụ sản phẩm, để các chủ trang trại

yên tâm đầu tƣ thâm canh, nâng cao năng suất cây trồng – vật nuôi, nhà máy chủ động nguồn nguyên liệu đầu vào. Mặc khác, các chủ trang trại chƣa liên kết với nhau để tạo ra chuỗi giá trị nông sản, nâng cao năng lực cạnh tranh và giảm sự ép giá, ép cấp của ngƣời mua.

2.2.5. Thực trạng về kết quả, hiệu quả và đóng góp của trang trại cho phát triển kinh tế xã hội địa phƣơng cho phát triển kinh tế xã hội địa phƣơng

Nền kinh tế của huyện chủ yếu phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp, tuy vậy so với tiềm năng, kinh tế trang trại chƣa trở thành mô hình kinh tế mũi nhọn, đóng vai trò quyết định sự phát triển của ngành này. Sản lƣợng các sản phẩm của trang trại qua các năm từ 2011-2013 có xu hƣớng tăng cả về cây trồng và vật nuôi. Năm 2013, tổng giá trị sản lƣợng hàng hóa của trang trại là 38.333,6 triệu đồng, trong đó giá trị sản lƣợng hàng hóa từ trang trại chăn nuôi là chủ yếu, với 34.040,85 triệu đồng, chiếm 88,18 %; tiếp đến là các loại hình trang trại khác nhƣ: trang trại tổng hợp (2.314,75 triệu đồng), trang trại trồng trọt (2.277,99 triệu đồng). Thu nhập bình quân/trang trại năm 2013 là 233,91 triệu đồng cao hơn so với năm 2012 là 185,92 triệu đồng và năm 2011 là 179,58 triệu đồng.

Bên cạnh đó, trong từng loại hình trang trại, ngoài nguồn thu chính từ loại hình của trang trại mình, các chủ trang trại còn tận dụng các lợi thế về đất đai, mặt nƣớc,…để sản xuất sản phẩm khác, tạo thêm thu nhập cho trang trại, nguồn thu nhập này có ý nghĩa rất lớn để tạo ra sản phẩm phục vụ tại chỗ cho trang trại nhƣ các loại thực phẩm, lƣơng thực, cũng có trang trại tự sản xuất một phần phân bón phục vụ cho sản xuất.

Trang trại chăn nuôi: Trong 03 loại hình trang trại cơ bản trên địa bàn huyện Buôn Đôn, trang trại chăn nuôi có quy mô sản xuất kinh doanh lớn hơn nhiều so với 02 loại hình trang trại còn lại với giá trị sản lƣợng hàng hóa năm 2013 là: 34.040,85 triệu đồng, bình quân mỗi trang trại là 1.620 triệu đồng, loại

hình trang trại này có thu nhập bình quân cao nhất với 251,64 triệu đồng/01 trang trại, thể hiện đƣợc tính đa dạng và hiệu quả trong kinh doanh cũng nhƣ giảm thiểu rủi ro trong lĩnh vực sản xuất. Thu nhập chính từ chăn nuôi chỉ chiếm 80% tổng thu nhập của trang trại, ngoài ra chủ trang trại tận dụng diện tích trồng các loại cây ngắn và ngày dài, đào ao thả cá để tạo thêm thu nhập.

Trang trại trồng trọt: Mặc dù tập trung đầu tƣ thâm canh các loại cây công nghiệp dài ngày nhƣng trang trại đã tận dụng tối đa nguồn lực, tăng thu nhập, các trang trại ít nhiều cũng quan tâm đến chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản và trồng rừng (phân tán làm cây che bóng). Nhìn chung, dù sản xuất hàng hoá ở mức độ cao trang trại vẫn mang dáng dấp của hộ nông dân (sản xuất phục vụ nhu cầu thị trƣờng và nhu cầu bản thân gia đình).

Trang trại tổng hợp: Giá trị sản lƣợng hàng hóa chủ yếu là từ trồng trọt 55%, chăn nuôi chiếm 30% và thủy sản chiếm 15%. Nhƣ vậy loại trang trại kết hợp tỏ ra phù hợp với điều kiện đất đai và điều kiện sản xuất của địa phƣơng. Tuy trồng trọt là nguồn thu chủ lực nhƣng các chủ trang trại đã biết tận dụng nguồn lực để phát triển thêm chăn nuôi: lợn, gà,... chăn nuôi tạo ra nguồn phân chuồng tại chỗ bón cho cây trồng, nhằm tổ chức sản xuất hợp lý, tiết kiệm đƣợc chi phí đầu vào.

Trang trại trồng trọt và tổng hợp là loại hình có giá trị sản lƣợng hàng hóa và thu nhập khá thấp, trung bình mỗi trang trại trồng trọt đạt giá trị sản lƣợng hàng hóa là 759,33 triệu đồng, với thu nhập đạt 175,5 triệu đồng/01 trang trại. Trang trại tổng hợp, trung bình mỗi trang trại đạt doanh thu là 2.314,75 triệu đồng, với thu nhập đạt 168,22 triệu đồng/01 trang trại.

Năm 2013, chi phí đầu tƣ cho trang trại 32.018,05 triệu đồng, bình quân trang trại 1.185,85 triệu đồng, chiếm tỷ trọng lớn trong giá trị sản xuất bình quân của trang trại. Loại trang trại có chi phí bình quân cao nhất là trang trại chăn nuôi (1.369,35 triệu đồng), tiếp đến là trang trại tổng hợp (603,4

triệu đồng); thấp nhất là trang trại trồng trọt (583,83 triệu đồng). Trong từng loại trang trại chi phí đầu tƣ cũng có sự khác nhau lớn, cụ thể trang trại trồng tiêu, cao su có chi phí lớn hơn trồng cà phê. Điều này đặt ra cho các chủ trang trại phải lựa chọn loại cây trồng vật nuôi khi lƣợng vốn lƣu động hạn hẹp. Qua số liệu cho thấy qui mô và loại hình trang trại có ảnh hƣởng rất lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của các trang trại. Với một qui mô thích hợp và lựa chọn cơ cấu cây trồng vật nuôi hợp lý sẽ cho hiệu quả kinh tế cao. Trong điều kiện cho phép mở rộng quy mô sản xuất để nâng cao thu nhập thì trang trại cao su, tiêu có lợi hơn so với các loại hình trang trại khác.

Tổng thu nhập trang trại trên địa bàn năm 2013 đạt 6.315,55 triệu đồng, bình quân thu nhập 233,91 triệu/trang trại. Thu nhập bình quân trang trại trên địa bàn huyện chiếm 16,48% giá trị sản xuất.

Bảng 2.15. Sản lượng các sản phẩm của trang trại giai đoạn 2011-2013

Mô hình trang trại ĐVT Năm

2011 Năm 2012 Năm 2013 1. Cây trồng Cà phê tấn 27,7 31,4 33,1 Tiêu tấn 32,4 36,1 37,8 Cao su tấn 19,3 23,0 24,7 Ca cao tấn 13 16,7 18,4 Điều tấn 10,1 13,8 15,5

Cây ăn quả tấn 8,8 12,5 14,2

Lúa tấn 38,55 42,3 43,95

Ngô tấn 57,9 61,6 63,3

Đậu tƣơng tấn 5 8,7 10,4

Lạc tấn 7 10,7 12,4

Đậu các loại tấn 6,8 10,5 10,2 Rau thực phẩm tấn 3,7 7,4 5,6 2. Vật nuôi Trâu con 75 56 68 Bò con 187 236 282 Lợn con 8.743 11.947 9.564 Lợn rừng con 88 153 78 Gà con 30.543 43.543 51.543 Vịt con 6.537 5.537 8.537 Cá tấn 27 36 29

Cây ăn quả tấn 6 4 5

Trứng gà, vit 1000 quả 75.800 94.300 81.200

Nguồn: Phòng NN&PTNT huyện Buôn Đôn qua các năm

Bảng 2.16.Kết quả sản xuất của trang trại giai đoạn 2011-2013 và phân theo loại hình sản xuất năm 2013

Đvt: Triệu đồng STT Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tổng (BQ) Chăn nuôi Trồng trọt Tổng hợp 1 Tổng giá trị SLHH 32.765,91 34.567,31 38.333,60 34.040,85 2.277,99 2.314,75 - BQ/TT 1.310,64 1.280,27 1.419,76 1.620,99 759,33 771,6 2 Tổng chi phí 28.276,45 29.547,42 32.018,05 28.756,45 1.751,49 1.810,10 - BQ/TT 1.131,06 1.094,35 1.185,85 1.369,35 583,83 603,4 3 Tổng thu nhập 4.489,46 5.019,89 6.315,55 5.284,40 526,5 504,65 - BQ/TT 179,58 185,92 233,91 251,64 175,5 168,22

Nguồn: Tính toán từ SL Phòng NN&PTNT huyện Buôn Đôn qua các năm

Thông qua biểu bảng 2.17, cho chúng ta đánh giá hiệu quả chi phí, năng suất lao động, hiệu quả sử dụng đất của các loại hình trang trại.

Nhìn chung qua các năm từ 2011-2013 việc phát triển kinh tế trang trại đã mang lại một số hiệu quả thiết thực. tùy vào từng mô hình kinh tế trang trại mà có sự hiệu quả khác nhau. Bình quân chung nhận thấy năm 2013 là năm các mô hình trang trại hoạt động tƣơng đối hiệu quả hơn so với năm 2011 và 2012 trên cơ sở GTSX tạo ra nhiều hơn, thu nhập cũng cao hơn nguyên nhân chủ yếu cũng từ giá cả cây trồng nhƣ cà phê, hồ tiêu, cây ăn quả (bơ, mít) khá cao, giá trâu bò thịt, heo cũng có phần cao và ổn định hơn.

Bảng 2.17. Hiệu quả sản xuất của trang trại

Stt Mô hình trang trại DT/CP (lần) TN/CP (lần) DT/LĐ (tr.đồng) TN/LĐ (tr.đồng) DT/D.tích (tr.đồng) TN/D.tích (tr.đồng) Năm 2013 1 TT trồng trọt 1,3 0,3 253,11 58,5 474,58 109,69 2 TT chăn nuôi 1,18 0,18 447,91 69,53 505,21 78,43 3 TT tổng hợp 1,28 0,28 165,34 36,05 287,9 62,77 Tổng (BQ) 1,25 0,25 288,79 54,69 422,56 83,63 Năm 2012 1 TT trồng trọt 1,22 0,22 147,43 18,67 365,83 48,95 2 TT chăn nuôi 1,09 0,13 155,78 25,65 477,17 75,67

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện buôn đôn tỉnh đăk lăk (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)