7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ
2.3.2. Những mặt hạn chế trong quá trình phát triển KTTT
Thực trạng các trang trại trên địa bàn huyện hình thành chủ yếu do điều kiện đất đai của từng vùng, trang trại bố trí phân tán, việc phát triển kinh tế trang trại vẫn còn mang tính tự phát, không tuân thủ theo quy hoạch của Nhà nƣớc, việc phát triển các loại cây trồng, vật nuôi trong trang trại chủ yếu còn phụ thuộc giá cả thị trƣờng; ở các xã chƣa có kế hoạch phát triển kinh tế trang trại, không tạo đƣợc sự liên kết giữa phát triển trang trại với sự hình thành các vùng sản xuất tập trung và sự phát triển chung của vùng về thủy lợi, giao thông, điện, thông tin thị trƣờng...Vấn đề ô nhiễm môi trƣờng tại các trang trại chăn nuôi và trang trại kết hợp với chăn nuôi chƣa đƣợc khắc phục, việc thâm canh cây cà phê , tiêu ở mức độ cao, phần nào đã ảnh hƣởng không tốt đến môi trƣờng, nhƣ nƣớc ngầm, ô nhiễm không khí…
Đối với hầu hết các trang trại gia đình trên địa bàn, trình độ quản lý của chủ trang trại còn nhiều hạn chế, sản xuất chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, chƣa chú trọng vào việc áp dụng các tiến bộ khoa học vào sản xuất. Hầu hết lao đông làm thuê cho các trang trại thiếu kiến thức về khoa học kỹ thuật chƣa đƣợc đào tạo qua các trƣờng lớp.
Nhiều trang trại còn lúng túng về phƣơng hƣớng sản xuất, thu nhập chƣa cao, mới chú trọng đến đầu tƣ phát triển cây cà phê nên chƣa ổn định, nhất là khi giá cả cà phê lên xuống thất thƣờng.
Quan hệ giữa trang trại với chính quyền địa phƣơng, các chủ thể kinh tế (nông trƣờng, lâm trƣờng) và các hội nông dân trên địa bàn còn chƣa rõ ràng, cả về quyền lợi và nghĩa vụ. Ranh giới giữa trang trại và hộ nông sản xuất chƣa đƣợc phân định đúng với thực tế và nói chung là chƣa rõ ràng.
Thiếu vốn đầu tƣ nhƣng Nhà nƣớc chƣa có chính sách tín dụng để hỗ trợ các trang trại nhất là trong nhƣng năm đầu thành lập. Nguồn vốn vay trung hạn quá ít không đảm bảo cho chủ trang trại phát huy khả năng về hoạt động sản xuất kinh doanh nhất là đối với trang trại trồng cây lâu năm do thời gian kiến thiết cơ bản dài nhƣng thời hạn vay lại ngắn.
Thiếu kỹ thuật, hoạt động sản xuất của trang trại còn dựa chủ yếu vào kinh nghiệm hơn là áp dụng khoa học kỹ thuật, thiếu máy móc, nông cụ và thiếu lao động lành nghề, nhƣng bản thân các trang trại không có điều kiện đào tạo, bồi dƣỡng trong khi Nhà nƣớc chƣa quan tâm.
Cơ sở hạ tầng yếu kém, gây khó khăn cho phát triển và mở rộng sản xuất. Hầu hết các trạng trại hiện nay đƣợc hình thành ở vùng khá xa, địa hình phức tạp, giao thông, thủy lợi, điện đều khó khăn. Do đó sản phẩm làm ra nhiều đang mâu thuẫn với khả năng vận chuyển chế biến và tiêu thụ.
Các loại sản phẩm hàng hoá của chủ trang trại tuy bƣớc đầu tăng cả về số lƣợng và chất lƣợng, đƣợc thị trƣờng chấp nhận. Tuy nhiên, thị trƣờng và
giá cả nông sản chƣa ổn định, việc tiêu thụ sản phẩm chủ yếu theo hình thức đơn lẻ, mạnh ai nấy bán nên chƣa tạo đƣợc sự liên kết, hình thành thị trƣờng tiêu thụ nông sản trên địa bàn các huyện một cách ổn định, chƣa chủ động điều tiết đƣợc đầu ra cho sản phẩm trang trại.