7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.2. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI HUYỆN BUÔN ĐÔN
2.2.2. Thực trạng các yếu tố nguồn lực
a. Đất đai.
* Tình hình sử dụng đất: Tổng diện tích đất của các trang trại trên địa bàn huyện đến năm 2013 là 80,22 ha (chỉ chiếm 0,36% diện tích đất nông
nghiệp của huyện); trong đó đất sản xuất nông nghiệp 76,6 ha, chiếm 95,49% diện tích đất trang trại; đất nuôi trồng thuỷ sản 3,62 ha, chiếm 4,51%. Diện tích đất trang trại những năm trƣớc đây tăng cao do sự tích tụ ruộng đất và một số khu vực vùng sâu, vùng xa đã khai thác những vùng đất hoang hoá, đất trống đồi núi trọc để canh tác. Tuy nhiên, việc khai thác sử dụng vẫn còn mang tính tự phát, chƣa phát huy hết tiềm năng đất đai, hiện nay việc phát triển theo chiều rộng về quy mô đã hạn chế.
Bảng 2.7. Diện tích đất của trang trại giai đoạn 2011 - 2013 và phân theo địa bàn năm 2013
Đvt: Ha Stt Loại đất Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tổng Ea Nuôl Ea Bar Tân Hòa Cuôr Knia Ea Wer Ea Huar Krông Na Tổng diện tích của TT 86,4 88,9 80,2 14,1 2,1 7,6 2,1 4,8 21,0 28,5 1 Đất sản xuất nông nghiệp 82,2 84,7 76,6 14,1 1,5 6,6 2,1 4,8 19,5 28,1 - Đất trồng cây hàng năm 28,5 28,5 26,6 2,7 0,4 0,2 - - 16,0 7,3 - Đất trồng cây lâu năm 47,7 47,7 39,9 5,6 0,3 5,7 2,1 4,8 2,0 19,4 - Đất dùng cho chăn nuôi 5,7 7,9 9,2 5,5 0,8 0,6 1,5 0,9 - Đất khác 0,4 0,5 0,9 0,4 0,0 - 0,5 2 Đất lâm nghiệp - - - - - - - - - - - Rừng khoanh nuôi (tự nhiên) - - - - Rừng trồng - - - - Đất trống, đồi núi trọc - - - 3 Mặt nƣớc NTTS 4,2 4,2 3,6 - 0,6 1,0 - - 1,5 0,5
- Diện tích đất giai đoạn 2011-2013 không có sự biến động động do ít có sự thay đổi về số lƣợng các loại hình trang trại. Từ 05 trang trại trồng trọt năm 2011 và 2012 giảm xuống còn 03 trang trại, đồng thời có 1 vài trang trại chăn nuôi mới hình thành trong năm 2013.
- Đất sản xuất nông nghiệp: Năm 2013 có 76,6 ha, chiếm 95,49 % tổng diện tích đất các loại hình trang trại, nhƣng chỉ chiếm 0,34% diện tích đất sản xuất nông nghiệp toàn huyện và 0,86% đất trồng cây lâu năm.
Bảng 2.8. Thực trạng đất nông nghiệp của các mô hình trang trại huyện Buôn Đôn năm 2013
Đvt:Ha Stt Loại hình TT Phân loại đất Chăn nuôi Trồng trọt Tổng Hợp Tổng 1 Tổng diện tích đất 67,38 4,80 8,04 80,22
1.1 Đất dùng trong chăn nuôi 9,20 - 0,02 9,22
1.2 Đất trồng cây hàng năm 26,40 - 0,20 26,60
1.3 Đất trồng cây lâu năm 28,26 4,80 6,80 39,86
1.4 Đất lâm nghiệp -
1.5 Đất nuôi trồng thuỷ sản 2,60 1,02 3,62
1.6 Đất khác 0,92 0,92
2 DT đƣợc cấp GCNQSD đất 31,51 4,80 7,90 44,21
Nguồn: Phòng NN&PTNT huyện Buôn Đôn năm 2013
+ Đất trồng cây hàng năm có 26,6 ha, nhƣng không có trang trại chuyên trồng cây hàng năm. Đất trồng cây hàng năm của các trang trại chủ yếu xen trong các trang trại chăn nuôi, thuộc các xã Ea Nuôl: 2,7 ha, Ea Bar 0,4 ha, Tân Hòa: 0,2 ha, Ea Huar: 16 ha và xã Krông Na: 7,3 ha.
+ Đất trồng cây lâu năm có 39,89 ha, chiếm 52,04% đất sản xuất nông nghiệp của các trang trại. Quy mô diện tích đất trồng cây lâu năm trang trại
của các xã cũng đã một phần phản ánh đƣợc thế mạnh và đặc trƣng sản xuất của vùng. Một số xã có diện tích trồng cây lâu năm cao nhƣ: Krông Na, Ea Nuôl, Tân Hòa và Ea Wer.
+ Đất dùng cho chăn nuôi chỉ có 9,22 ha, phân bố chủ yếu tại xã Ea Huar và Ea Nuôl. Do đặc trƣng của ngành chăn nuôi không cần quỹ đất lớn nên bình quân đất chăn nuôi của trang trại khá thấp 0,44ha/trang trại.
- Đất mặt nƣớc nuôi trồng thuỷ sản: diện tích mặt nƣớc nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn huyện 3,92 ha, tuy vậy không có trang trại chuyên canh nuôi trồng thủy sản mà chỉ kết hợp trong các trang trại trồng trọt, chăn nuôi và tổng hợp.
* Nguồn gốc đất: Đến năm 2013 tổng diện tích đất của trang trại là 80,22 ha, trong đó đất đã đƣợc giao: 44,21 ha, chiếm 55,1 % tổng diện tích; còn lại là đất tự khai hoang, thầu của chính quyền và nguồn khác.
b. Nguồn lao động.
Nhìn chung số lƣợng lao động các trang trại sử dụng còn khá hạn chế nguyên nhân là quy mô của trang trại chƣa thật sự lớn,. Năm 2011 trang trị sử dụng 218 lao động bình quân 8,72 lao động, năm 2012 sử dụng 234 lao động bình quân 8,67 lao động.
Tổng số lao động của các trang trại trên địa bàn huyện năm 2013 là 221 ngƣời; trong đó lao động của chủ trang trại 47 ngƣời, lao động thuê ngoài 53 ngƣời. Bình quân một trang trại sử dụng 8,15 lao động, trong đó 1,74 lao động gia đình (chiếm 21,36%), 1,93 lao động thuê ngoài thƣờng xuyên (chiếm 23,64%) và 4,48 lao động thuê ngoài thời vụ (chiếm 55%).
Trong cơ cấu sử dụng lao động thì lao động của loại hình trang trại chăn nuôi chủ yếu là lao động của chủ trang trại và lao động thuê thƣờng xuyên. Đây là do trặc trƣng của ngành chăn nuôi, sản xuất không mang tính thời vụ; do đó các chủ trang trại đã quan tâm hơn đến nguồn lao động thƣờng xuyên của mình để đảm bảo ổn định sản xuất.
Bảng 2.9. Thực trạng lao độngtrang trại giai đoạn 2011 – 2013 và phân theo loại hình sản xuất năm 2013
Các chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tổng TT trồng trọt TT chăn nuôi TT tổng hợp Bình quân 1. Lao động 218 234 221 57 125 39
- Lao động gia đình ngƣời 46 51 47 7 35 5 15,7
- Lao động thuê ngoài
+ Lao động thƣờng xuyên ngƣời 44 48 53 3 41 9 17,7 + Lao động thời vụ ngƣời 128 135 121 47 49 25 40,3
2. Trình độ của chủ TT 2.1. Trình độ văn hóa 100 100 100 100 - 10/10 % 16,6 14,8 13,5 15 - 12/12 % 79,8 85,2 82,1 82,4 - Khác % 3,6 0 4,4 2,7 2.2. Trình độ chuyên môn 100 100 100 100 - Đại học, cao đẳng % 14,82 7,2 11 - Trung cấp % 16,1 37,8 28,7 27,5 - Sơ cấp % 13,8 13,8
- Chƣa qua đào tạo % 83,9 47,4 50,3 60,5
3. Cơ cấu tuổi của chủ TT 100 100 100 100
- Dƣới 30 tuổi %
- Từ 30 tuổi đến dƣới 45 tuổi % 48,3 63,5 49,7 53,8 - Từ 45 tuổi đến dƣới 60 tuổi % 51,7 36,5 50,3 46,2
- Trên 60 tuổi %
Nguồn: Phòng NN&PTNT huyện Buôn Đôn qua các năm
Đối với loại hình trang trại tổng hợp, trong cơ cấu sử dụng lao động có phần tăng về lao động thuê thời vụ. Tuy nhiên, do tính chất của sản xuất nên vẫn sử dụng lao động thời vụ. Việc sử dụng lao động sẵn có trong gia đình và lao động thƣờng xuyên sẽ giúp loại trang trại này có nguồn lao động ổn định, sản xuất mang tính bền vững hơn.
Khác với 02 loại hình trang trại trên, loại hình trang trại trồng trọt chủ yếu sử dụng lao động trong gia đình và sử dụng nhiều lao động thời vụ. Điều
này cho thấy, trang trại đã tổ chức theo quy mô sản xuất hàng hoá, có thuê sử dụng lao động, nhƣng còn hạn chế ở mức độ quy mô nhỏ, chủ yếu do lao động của các chủ trang trại đảm nhiệm. Giá thuê lao động trong các trang trại thƣờng phổ biến từ 150.000đ - 160.000đ/ngày công, tuỳ thuộc vào thời vụ. Giá thuê lao động vào thời vụ thu thƣờng cao hơn giá thuê bình thƣờng.
Theo báo cáo và điều tra khảo sát, chủ trang trại ở địa bàn chủ yếu trực tiếp là ngƣời quản lý, điều hành trang trại, đồng thời chủ yếu là ngƣời trực tiếp sản xuất, chƣa có trƣờng hợp nào phải thuê lao động quản lý ngay cả các trang trại có quy mô lớn. Để phát triển sản xuất mang tính bền vững, ổn định và có hiệu quả, ngoài việc phát huy hiệu quả của nguồn vốn đòi hỏi chủ trang trại cần phải có trình độ, chuyên môn và năng lực quản lý tốt. Qua số liệu điều tra trang trại huyện năm 2013 cho ta thấy: trong 27 chủ trang trại có 60,5% là chủ trang trại chƣa qua đào tạo về chuyên môn kỹ thuật, số đƣợc đào tạo đại học chỉ chiếm 11%; trung cấp 25,5%; sơ cấp chiếm 13,8%.
Về độ tuổi, phần lớn các chủ trang trại nằm trong độ tuổi 30 – dƣới 45 tuổi (chiếm 53,8%). Trong các trang trại điều tra, không có trang trại nào mà chủ trang trại dƣới 30 tuổi.
b. Nguồn vốn đầu tư
Xét về quy mô vốn, từ biểu bảng 2.10, nguồn vốn sản xuất kinh doanh của các trang trại lcó xu hƣớng tăng qua các năm. Năm 2011 với 33.380 triệu đồng, năm 2012 là 35.249 triệu đồng, năm 2013 là 39.717 triệu đồng, bình quân vốn của trang trại là 1.471 triệu đồng/trang trại. Vì số lƣợng trang trại tăng nhẹ qua các năm nên số vốn đầu tƣ không tăng nhiều, luwoiwngj vốn tăng chủ yếu từ laoij hình trang nuôi heo gia công với vốn đầu tƣ ban đầu khoảng 1.500 triệu đồng/trang trại. Trong tổng vốn thì vốn tự có của chủ trang trại 25.156 triệu đồng, trung bình 931,72 triệu đồng/trang trại, vốn vay là 14.561 triệu đồng, trung bình 539,28 triệu đồng/trang trại. Trong đó, trang trại
chăn nuôi có nguồn vốn đầu tƣ sản xuất kinh doanh cao nhất là 34.734 triệu đồng bình quân 1.654 triệu đồng/trang trại, tiếp đến trang trại tổng hợp, trang trại trồng trọt có nguồn vốn đầu tƣ tƣơng đƣơng nhau bình quân khoảng trên 800 triệu đồng/trang trại.
Xét về cơ cấu nguồn vốn, ta thấy nguồn vốn tự có, tích luỹ của trang trại 25.156 triệu đồng, chiếm 63,34% tổng nguồn vốn, vốn vay của chủ trang trại thấp hơn nhƣng vẫn chiếm tỷ trọng lớn chiếm 36,66% tổng nguồn vốn (chủ yếu vay từ các ngân hàng thƣơng mại với lãi suất cao từ 10-12%/năm).
Nguồn vốn từ các trang trại đƣợc dùng để đầu tƣ cho xây dựng cơ sở vật chất của trang trại nhƣ xây dựng chuồng trại, mua trang thiết bị sản xuất là 13.379 triệu đồng chiếm 33,69%, còn lại đƣợc sử dụng cho hoạt động trực tiếp sản xuất nhƣ mua cây, con giống, thức ăn, phân bón, thuê nhân công….là 26.338 triệu đồng chiếm 66,32%.
Bảng 2.10. Tình hình huy động và sử dụng vốn của các trang trại năm 2013 Stt Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tổng (tr.đ) Vốn tự có Vốn vay Vốn đầu tƣ (tr.đ) Giá trị (tr.đ) Tỷ lệ (%) Giá trị (tr.đ) Tỷ lệ (%) Vốn XD cơ bản Vốn đầu tƣ trực tiếp cho sản xuất 1 TT Trồng trọt 2.654 2.876 2.475 2.083 84,15 392 15,85 545 1.931 2 TT chăn nuôi 28.972 30.328 34.734 21.094 60,73 13.640 39,27 12.157 22.577 3 TT tổng hợp 1.754 2.045 2.508 1.980 78,94 528 21,06 677 1.831 Tổng (BQ) 33.380 35.249 39.717 25.156 63,34 14.561 36,66 13.379 26.338
Nguồn: Phòng NN&PTNT huyện Buôn Đôn qua các năm
Nhƣ vậy, nguồn vốn huy động vào đầu tƣ phát triển kinh tế trang trại ở huyện Buôn Đôn khá lớn và chủ yếu là vốn tự có của chủ trang trại, phản ảnh
khả năng huy động nội lực để đầu tƣ phát triển. Do các chủ trang trại chƣa có năng lực xây dựng phƣơng án sản xuất kinh doanh có tính khả thi chƣa cao. Mặc khác, các ngân hàng ngại cho vay sản xuất nông nghiệp vì rủi ro lớn do thiên tai, dịch bệnh và ngƣời nông dân thƣờng không có tài sản thế chấp có giá trị lớn. Các chính sách tài chính của Nhà nƣớc hỗ trợ phát triển trang trại, theo tinh thần Nghị quyết 03, Bộ Tài chính ra Thông tƣ số 82/2000/TT-BTC hƣớng dẫn cụ thể về chính sách ƣu đãi tài chính đối với trang trại; đến năm 2010 Chính phủ ra Nghị định số 41/2010/NĐ-CP về chính sách tín dụng nông nghiệp, nông thôn, trong đó kinh tế trang trại vay tín chấp tối đa tới 500 triệu đồng. Tuy nhiên, các chủ trang trại tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng vẫn không hề đơn giản.
d. Khoa học – công nghệ
Việc ứng dụng những thành tựu khoa học - kỹ thuật mới, công nghệ sinh học trong phát triển nông, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản cũng có những kết quả nhất định.
- Sản xuất cà phê áp dụng giống mới, tăng cƣờng kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh tập trung nâng cao chất lƣợng vƣờn cây, trẻ hóa vƣờn cà phê bằng các giống TR4, TR7, TR8, TR9, TR11, TR13..để tăng năng suất và chất lƣợng cà phê; đảm bảo năng suất bình quân 2,7-3 tấn/ha
- Thực hiện mô hình trồng ca cao dƣới tán cây điều, năng suất bình quân đạt 1,7 tấn/ha ở những chỗ đất thích hợp và có khả năng chăm sóc, các giống điều PN1, ES-04, BN-01…và giống ca cao TD3, TD5, TD6, TD8, TD10, TD11, TD14.
- Trồng các giống cao su RRIM 712, RRIV1, RRIV3, RRIC 121, LH83/85 là những giống thích hợp nhất vì có khả năng chống chịu rét, chịu đƣợc gió bão, sinh trƣởng tốt với điều kiện tự nhiên tại địa phƣơng.Việc làm đất đƣợc thực hiện theo phƣơng án, đối với diện tích đất dốc trên 8% sẽ tiến
hành hạ độ dốc thành từng băng rộng 1,5 m, đất tạo độ dốc sẽ đƣợc kéo xuống phía dƣới dốc để tạo thành băng hơi nghiêng về phía trên dốc để chống xói mòn và rửa trôi. Việc bón phân đƣợc thực hiện theo cách, tăng cƣờng bón phân vào vụ 2 để chống chịu rét, đất bằng phẳng hoặc ít dốc thì rải đều phân thành băng rộng 1m giữa hàng cao su.
Về trồng hồ tiêu đã thay đổi cơ cấu giống sản xuất hồ tiêu phụ thuộc vào sự thích nghi của các loại giống, chất lƣợng giống và tập quán sản xuất...Trƣớc đây vào năm 2005 các giống hồ tiêu đƣợc trồng nhiều là tiêu Vĩnh Linh, các giống khác nhƣ tiêu trâu, tiêu lƣơn, tiêu đất đỏ đến nay các giống đƣợc lựa chọn trồng là tiêu Vĩnh Linh, Phú Quốc, Lộc Ninh, Đất đỏ...Hiện nay tỷ lệ diện tích canh tác hồ tiêu với các giống qua tuyển chọn và giống mới chiếm trên 70% tổng diện tích. Xu hƣớng phát triển cây hồ tiêu theo chiều sâu, gắn với quy hoạch vùng sản xuất, nhà máy chế biến. Đồng thời tiến hành trồng xen ghép một số loại cây lâu năm có hiệu qua kinh tế cao nhƣ cà phê, cao su, sầu riêng, bơ sáp, muồng, keo...nhằm tăng cƣờng khả năng che bóng và đa dạng hóa thu nhập dẫn đến thay đổi cơ cấu sản xuất
- Cây ăn quả phát triển trên cơ sở cải tạo đất vƣờn tạp thành vƣờn kinh tế, thay thế một phần diện tích điều, cà phê kém hiệu quả. Sử dụng các loại cây: Bơ sáp địa phƣơng, mít Nghệ cao sản M99-I, mít MDN 06, MDN 09, mít Tố nữ, mít Mã Lai.
- Trong trồng trọt các loại cây hàng năm và cây thực phẩm đã áp dụng phƣơng thức canh tác luân canh, xen canh, gối vụ hợp lý với từng loại cây trồng nhƣ mô hình trồng sắn xen lạc.
- Đối với trồng xen ghép cây lâm nghiệp thời gian qua, huyện đã du nhập và chuyển giao công nghệ trồng keo lai hom, keo lai tƣợng, keo lá tràm...
Trong chăn nuôi đã phát triển mạnh đàn trâu bò theo hƣớng sản xuất hàng hóa, đáp ứng nhu cầu thịt, cho nhân dân, phát huy tiềm năng đồng cỏ,
tận dụng tán rừng và nhân rộng mô hình trồng cỏ hộ gia đình để phát triển đàn bò. Thực hiện chƣơng trình Zêbu hóa đàn bò để cải tạo đàn bò địa phƣơng, lai tạo với giống bò chuyên thịt cao sản ôn đới nhƣ Brahman, RedSindhi, Santa Gertrudis, Charolaise, Hereford...tỉ lệ bò lai Zebu chiếm 30 - 35% tổng đàn. Chăn nuôi lợn theo hình thức trang trại với qui mô phù hợp, hiệu quả, ở những địa bàn có điều kiện về đất đai và khả năng kiểm soát dịch bệnh, đƣa các giống lợn lai, hƣớng nạc đi đôi với phát triển các giống lợn bản địa trong nông hộ vào nuôi đại trà. Chủ yếu là các giống lợn ngoại thuần chủng giống Yorkshire, Landrace Duroc, Pietrain cùng với hệ thống giống trong khu vực dân cƣ v.v. Chú trọng khâu lai tạo giống, kỹ thuật chăm sóc, thức ăn, chuồng